TỔNG KẾT VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CUỘC THĂM D̉ Ư KIẾN

NHÂN BUỔI HỌP MẶT CỰU HỌC SINH THTĐ-HĐ-NHH

TẠI NAM CALI NGÀY 9 THÁNG 8 NĂM 2009

 

 

(Lời tác giả): Bài này được viết với tư cách cá nhân, như một "biên khảo" không có ư đồ chính trị và không nhất thiết phản ảnh chủ trương của Diễn Đàn hay Website THTĐ. Tác giả chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nhận xét riêng dưới đây. Số liệu được sử dụng là những số liệu thật, lấy từ kết quả thăm ḍ ư kiến nhân ngày Họp Mặt Cựu Học Sinh THTĐ-HĐ-NHH Hải Ngoại 9-8-2009 tại Nam Cali. Một vài câu hỏi có thể bị vài người coi là "nhạy cảm" sẽ không được phân tích hay nhận xét dưới đây, nhưng số liệu vẫn cần phải được trưng ra như một bằng chứng của một cuộc bỏ phiếu dân chủ mà ư kiến của đa số cần được tôn trọng, cho dù đó là một đa số thầm lặng. Một lần nữa, xin độc giả xem đây như là một bài biên khảo mà kết quả không phải là những quyết định của "Hội" Cựu Học Sinh, v́ chúng ta chưa có hội đoàn chính thức, nhưng có thể được nghiên cứu sử dụng như những khái niệm cho việc xây dựng một Hội Cựu Học Sinh có ban chấp hành và nội quy sau này.

Do yêu cầu của người chịu trách nhiệm bảo tŕ Website, tác giả đă "tự ư" đục bỏ những phần phân tích và tóm lược liên quan đến việc chào cờ. Tuy nhiên, kết quả vẫn phải được đưa ra v́ đó chỉ là những con số phản ảnh ư kiến của đa số không hơn không kém. Nếu phải che dấu luôn kết quả có nghĩa là chúng ta đă phải chiều theo một thiểu số để phản lại ư kiến đa số một cách thiếu dân chủ. N.H. 

 

Một đợt Thăm ḍ ư kiến đă được thực hiện nhân ngày Họp Mặt Cựu Học Sinh THTĐ-HĐ-NHH Hải Ngoại tại Nam Cali 9 tháng 8 năm 2009 vừa qua. Bài này đă được viết dựa theo những kết quả thu thập được từ cuộc thăm ḍ ư kiến ấy. Các câu hỏi đă được cân nhắc sao cho có thể phản ảnh đúng những vấn đề cần phải lấy ư kiến đa số v́ lợi ích chung, được nhiều người quan tâm trên hai Diễn Đàn THTĐ và NHH, và sao cho ư kiến có thể thi hành được một khi được đa số chọn lựa. Những ư kiến đa số này có thể được nghiên cứu làm nền tảng cho việc thành lập một Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh thống nhất cho Trường trong tương lai.

 

Trong buổi Họp Mặt, th́ giờ eo hẹp đă  không cho phép chúng ta kiểm soát và thông báo kết quả ngay tại chỗ. Do yêu cầu của nhiều người, các phiếu đóng góp ư kiến đă được kiểm ngay ngày hôm sau tại tư gia chị Trần Thị Hằng bởi 10 cựu học sinh từ khóa 3 đến khóa 10: Các anh chị Phạm minh Hoàng, Nguyễn thị Riu, Lê thành Bắc, Trần văn Trí, Trần thị Hằng, Phạm hoàng Minh, Phạm bạch Tuyết, Nguyễn hữu Đức, Nông chí Quyết, và Nguyễn Hưng, với kết quả được tổng hợp và phân tích sau đây.

 

Có tất cả 49 nguời đă điền vào phiếu trả lời trên tổng số 75 thầy cô và cựu học sinh hiện diện, tỷ lệ là 65%. Đó là một tỷ lệ "đi bầu" rất cao. Tuy tất cả các phiếu đều nặc danh và sĩ số cựu học sinh hiện diện khá cân bằng giữa hai lớp tuổi THTĐ và NHH , nhưng theo sự quan sát tại chỗ th́ số thành viên của Diễn Đàn THTĐ có vẻ chú ư và tích cực tham gia đóng góp ư kiến hơn là những bạn trẻ NHH. Điều này cũng dễ hiểu v́ ngoài những vấn đề chính, những câu hỏi phụ có phần liên quan đến những vấn đề đă được bàn căi trên Diễn Đàn THTĐ nhiều hơn. Đă không có phiếu nào của các thành viên khiếm diện gửi vào, tuy những thành viên này cũng đă được hỏi và có cơ hội trả lời qua email. Ngoài ra, vấn đề chọn lựa địa điểm cho lần Họp Mặt/Đại Hội 2010 dự trù sẽ được đề nghị và biểu quyết tại chỗ, nhưng cuối cùng đă không được nêu ra để tránh gây tranh căi giữa đồng môn khi có sự hiện diện khá bất ngờ của các cơ quan truyền thông địa phương. Do đó, vấn đề này đành phải được tạm gác lại, chờ được thảo luận trên các Diễn Đàn.

 

Dưới đây, quư vị quư bạn sẽ thấy số phiếu được in đậm trong ngoặc đơn ngay sau mỗi câu trả lời. Tổng số phiếu cho một câu hỏi có thể ít hơn 49 v́ vài người đă không trả lời cho câu hỏi đó (phiếu trắng). Câu trả lời được đa số chọn lựa là câu được in đậm nguyên hàng.

 

TỔNG KẾT VÀ PHÂN TÍCH

 

Câu số 1: Có nên thành lập một HỘI ÁI HỮU CỰU HỌC SINH chính thức cho Trường hay không?

 

Trả lời:

 

a. Thành lập Hội chính thức (Đăng kư với Secretary of State, hoạt động bất vụ lợi) (13 phiếu)

b. Thành lập Hội Ái Hữu có ban chấp hành/nhiệm kỳ, nhưng chỉ hoạt động nội bộ (không đăng kư)  (19 phiếu)

c. Không thành lập Hội, mà chỉ sinh hoạt như hiện nay. (9 phiếu)

 

Theo kết quả trên th́ đa số đồng ư thành lập Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh (13 + 19 =32 phiếu). Chỉ có 9 người muốn tiếp tục sinh hoạt như hiện nay, và 8 người không có ư kiến. Trong số những người muốn thành lập Hội Ái Hữu, đa số (19/32) muốn thành lập Hội Ái Hữu có ban chấp hành, nhiệm kỳ, nội quy... nhưng không muốn đăng kư chính thức với chính quyền địa phương.

 

Phân tích:

 

(Câu số 1 và câu số 2 là những câu hỏi quan trọng nhất, cần được phân tích kỹ lưỡng. Những câu khác sẽ được phân tích ngắn gọn hơn.)

 

Một Hội Ái Hữu cựu học sinh có thể được thành lập bằng hai cách: Không đăng kư, hay có đăng kư như một hội đoàn hoạt động bất vụ lợi với Secretary of State của tiểu bang nơi hội đặt trụ sở. Tại Hoa Kỳ, quyền tự do lập hội là một trong những quyền tự do căn bản của con người được Hiến Pháp bảo vệ qua Tu chính án số 1. Do đó, hội đoàn tư nhân có thể được thành lập và sinh hoạt tự do với những hoạt động hợp pháp mà không cần đăng kư. Tuy nhiên, việc đăng kư có những ảnh hưởng chính (ưu và khuyết điểm) được tóm lược như sau:

 

Ưu/Khuyết điểm: Hai điểm chính là "tài chánh" và "tư cách pháp nhân".

 

1. Tài chánh: Nếu đăng kư và được công nhận như một hội đoàn hoạt động bất vụ lợi th́ sẽ được miễn thuế lợi tức. Thí dụ một thành viên tặng cho hội một miếng đất để trồng rau muống bán gây quỹ th́ lợi tức sẽ không phải nộp thuế. Ngoài ra, những đóng góp của thành viên cũng sẽ được trừ vào lợi tức khi khai thuế cá nhân (giá trị miếng đất trên sẽ được khấu trừ trong thuế lợi tức của người tặng). Hơn nữa, sau một thời gian chứng minh được hoạt động bất vụ lợi, hội sẽ có thể xin trợ cấp của chính phủ để dùng vào việc công ích theo mục đích của hội.

 

Thí dụ về xin trợ cấp (funding): Chính phủ có thể trợ cấp cho hội một ngân khoản tương đương với số giờ công mà hội viên đă bỏ ra để làm việc thiện nguyện. Thí dụ: Sau một năm hoạt động, hội viên đă làm được những việc sau đây dưới danh nghĩa của hội:  5 lần thăm viếng thầy cô/đồng môn đau ốm, 2 lần tổ chức họp mặt với mục đích xă hội, 1 lần tổ chức du lịch cho hội viên lớn tuổi, 3 lần tổ chức quyên góp giúp gia đ́nh hội viên ở VN bị hỏa hoạn/bệnh nan y, 2 lần giúp học thi quốc tịch Mỹ, 10 lần giúp đánh chữ Việt có dấu trên emails, 3 lần giúp hội viên viết đơn kháng cáo v́ bị phạt lái xe/đậu xe trái phép, 3 lần giúp sửa xe, 5 lần giúp t́m việc làm, 1 lần giúp sửa nhà, 1 lần giúp nộp hồ sơ ly dị, 2 lần giúp xin tăng/giảm tiền cấp dưỡng nuôi con ngoại hôn, 1 lần giúp làm hồ sơ xin cấp dưỡng bệnh tật (SSI), 3 lần giúp hội viên dọn nhà, giữ cháu nội ngoại lúc đau ốm, 1 lần đi lượm rác ngoài băi biển, 3 lần đến trường học địa phương dạy tiếng Việt cho học sinh gốc Việt, 5 lần giúp hội viên khai thuế lợi tức, 2 lần giúp đỡ con em làm hồ sơ du  học, 10 lần giúp cắt lông và tắm cho chó mèo, 100 lần đến nhà an ủi hội viên bị suy xụp tâm thần sau khi căi nhau đánh nhau(!), v.v… Tổng cộng là 1.000 giờ làm việc, nhân cho $15 một giờ (thí dụ vậy, sẽ phải chứng minh), tương đương với $15.000 công sức hội viên đóng góp. Nếu được công nhận là việc công ích, chính phủ sẽ “matching” để trợ cấp cho hội số tiền $15.000 để dùng vào những việc công ích, giống như trả công cho những người đă làm việc thiện nguyện vậy.

 

Những thí dụ trên nghe tưởng là vớ vẩn, nhưng không, tất cả đều có thể được coi là việc làm công ích cho xă hội mà một hội thiện nguyện có đăng kư chính thức ở Hoa Kỳ có thể làm, đồng thời có thể xin trợ cấp của chính phủ nếu những việc làm đó được công nhận là đă giúp ích cho người khác mà đáng lẽ ra ḿnh không có bổn phận phải giúp (tức là ḿnh đă giúp chính phủ làm cho xă hội này tươi đẹp hơn).

 

2. Tư cách pháp nhân: Nếu đăng kư chính thức, Hội sẽ có ‘tư cách pháp nhân’, có thể đi kiện hoặc bị kiện với tư cách hội đoàn. Không cá nhân nào phải chịu trách nhiệm v́ hoạt động của hội.

 

Thí dụ: (nếu hội không đăng kư chính thức) Trong ngày Họp Mặt/Đại Hội có người uống rượu quá chén, BTC biết mà không can ngăn. Người ấy lái xe về đụng què chân người khác. Nếu người gây tai nạn không có đủ mức bảo hiểm và không có tiền đền, nạn nhân (què chân) hay hăng bảo hiểm của nạn nhân có thể kiện Hội và BTC, nêu đích danh những người tổ chức. Nếu nạn nhân thắng kiện (rất có thể) với án lệnh bồi thường 1 triệu đô la, th́ trước hết phải lấy quỹ của Hội để trả. Nếu quỹ chỉ có $390 như hiện nay chị B.Lan đang giữ (con số thí dụ), th́ sau khi Hội bị lột hết $390 rồi, những người tổ chức Họp Mặt sẽ phải liên đới trách nhiệm trả số c̣n lại, tài sản riêng có thể bị “ốp bộ” (lien) để trả nợ. Trái lại, nếu Hội có đăng kư chính thức th́ nạn nhân chỉ có thể xiết của Hội tối đa $390 cho cái chân què mà thôi. Không cá nhân nào bị liên đới trách nhiệm.

 

Thí dụ khác: Họp Mặt/Đại Hội ở một hội trường, BTC mua thức ăn làm sẵn (food-to-go). Một thành viên bị ngộ độc thức ăn phải vào nhà thương cấp cứu. Do ngộ độc mà bệnh bao tử của người ấy tái phát, phải mổ, nghỉ làm 2 tuần. Chi phí bệnh viện và thiệt hại lên đến $100 ngàn.  Nếu người này kiện tiệm bán thức ăn, th́ tiệm này sẽ có thể lôi kéo cá nhân BTC vào vụ kiện với lư do là BTC để thức ăn dính dơ bẩn sau khi mua về nên mới sinh ra ngộ độc… Cho dù cá nhân người tổ chức có thể chứng minh vô tội, nhưng cũng phải đi mướn luật sư tốn 5, 10 ngàn đô la, và bị lôi kéo ra ṭa mất ăn mất ngủ là thường! Nếu hội có đăng kư th́ cá nhân BTC không phải chịu trách nhiệm liên đới.

 

Thí dụ khác: Nhân kỳ Họp Mặt/Đại Hội, BTC tổ chức thuê xe riêng cho hội viên đi Las Vegas. Chẳng may xe gặp tai nạn, 1 người tử thương (knocking on wood/toucher du bois! Người Tây phương tin rằng đập tay vào gỗ sẽ tránh được xui xẻo sau khi nói điều ǵ không lành!). Vợ/chồng con cái người ấy có thể kiện người lái xe, hăng bảo hiểm, chủ xe, và cả cá nhân BTC. Cho dù gia đ́nh nạn nhân rất thương t́nh BTC không có ư muốn làm khó dễ, nhưng v́ họ muốn kiện những người kia, nên họ bắt buộc phải kiện luôn BTC v́ BTC là người kư tên trên hợp đồng mướn xe. Nếu Hội có đăng kư th́ họ chỉ có thể kiện Hội mà thôi. Nếu biết Hội chỉ có $390 thôi th́ chắc chắn họ sẽ bỏ qua không kiện.

 

Những thí dụ trên là người ngoài kiện ḿnh. Chưa nói đến hội viên kiện nhau (chuyện không hiếm ở những hội đoàn quanh đây, kể cả những hội cựu học sinh, thí dụ hai người căi nhau, kiện nhau tội “vu khống” hay “phỉ báng” (defamation) nhân một kỳ đại hội. Những cá nhân của BTC có thể bị lôi kéo vào vụ kiện.

 

Trong những trường hợp trên, BTC sẽ có thể tránh được trách nhiệm cá nhân nếu Hội được đăng kư với quy chế trách nhiệm hữu hạn (tối đa bồi thường hết $390 tiền quỹ mà thôi). Do đó, nếu không đăng kư chính thức th́ người tổ chức cũng e ngại không dám làm hết sức ḿnh cho lợi ích chung. (Ghi chú: Họp Mặt Nam Cali 12/2007, buổi tối, có vài bạn đem rượu mạnh vào uống làm cho BTC cũng sốt ruột lắm! Xin hăy cẩn thận v́ luật lệ và đời sống ở Mỹ không giống như ở VN!) Quư vị có thể nghĩ rằng những chuyện trên sẽ không bao giờ xảy ra, chúng ta đừng nên quá lo xa mà mất vui! Thế nhưng tất cả những người trước khi gặp chuyện chẳng lành đều đă nghĩ như vậy cả, cho đến khi nó xảy ra th́ không kịp nữa rồi…

 

3. Một điểm phụ nữa là việc bảo vệ tên của Hội nếu có đăng kư. Thí dụ tên “Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh THTĐ-HĐ-NHH” sẽ được bảo vệ nếu đăng kư chính thức. Nếu không, một kẻ “phá đám” nào đó (hy vọng không bao giờ có!) có thể lấy tên đó đi đăng kư và hoạt động gây tai tiếng trái với tôn chỉ của Trường (thí dụ tuyên truyền chính trị, hoặc cố ư hành động khiến cho hội bị "chụp mũ"...) Chuyện này đă và đang xảy ra với các trường có tiếng ở Sài-g̣n ngày xưa, các cựu học sinh bất đồng ư kiến, chia rẽ và tranh nhau tên trường để thành lập hội. Cuối cùng không biết nhóm nào là đại diện chính thức của trường ấy nữa!

 

Xin lưu ư: Hiện giờ, trên Web cũng đă có nhiều nhóm khác nhau lấy tên trường NHH, một số hoạt động từ trong nước, xin quư bạn thận trọng cân nhắc trước khi quyết định tham gia. Những cựu học sinh NHH đă tham dự Họp Mặt ở hải ngoại là thuộc Nhóm Thủ Đức_NHH, một Yahoo!Group thành lập tháng 3/2006, địa chỉ là http://asia.groups.yahoo.com/group/Thu_Duc/ (Nhóm này chưa có website). Khi vào địa chỉ đó, quư bạn sẽ thấy h́nh của Trường duới cả 3 thời kỳ/tên gọi THTĐ-HĐ-NHH ngay trang đầu. Những nhóm NHH khác, nhất là những nhóm hoạt động ở trong nước có websites đều không liên quan ǵ đến Nhóm NHH đang sinh hoạt với chúng ta.

 

Nhận xét về kết quả thăm ḍ ư kiến câu số 1:

 

Trong khi việc xin đăng kư với tiểu bang để được quy chế hội thiện nguyện là khá dễ dàng, th́ việc xin được miễn trừ thuế liên bang phức tạp hơn nhiều (rất nhiều giấy tờ), nhất là việc xin trợ cấp (funding) lại càng khó khăn hơn gấp bội! Cần phải có người hiểu biết, làm việc liên tục trong một thời gian để theo dơi những hồ sơ này. Ngoài ra, khi được chấp thuận th́ hội sẽ phải làm báo cáo thường niên và có thể bị sở thuế kiểm toán. Với nhân lực hiện có và th́ giờ eo hẹp bên cạnh những bận rộn của đời sống hàng ngày, chúng ta khó có thể có khả năng và phương tiện để tiến hành, theo dơi và hoàn tất một hồ sơ đăng kư lập hội chính thức với quy chế miễn trừ thuế liên bang (trừ khi bỏ tiền quỹ ra thuê một văn pḥng chuyên môn). Hơn nữa, hội viên sống rải rác khắp nơi khiến cho việc làm thiện nguyện để mong được tiểu bang hỗ trợ tài chánh (funding) không dễ thực hiện.

 

Kết luận:

 

Với mức độ hoạt động hiện nay của chúng ta, kết quả cuộc thăm ḍ ư kiến đă phản ảnh đúng hiện trạng: Chúng ta nên thành lập một Hội Cựu Học Sinh có ban chấp hành, nhiệm kỳ, nội quy… để làm việc cho được thống nhất và có quy củ, tránh tranh căi gây bất ḥa. Tuy nhiên, việc thành lập hội có đăng kư với chính quyền tiểu bang trong lúc này là chưa cần thiết và có thể được xét lại trong tương lai, khi Hội hoạt động mạnh hơn. Như đă tŕnh bày trên đây, nếu không đăng kư để được quy chế trách nhiệm hữu hạn th́ cá nhân những người tổ chức hoặc ban chấp hành có thể bị liên đới trách nhiệm trong trường hợp rủi ro. Do đó, xin các bạn cựu học sinh khá thận trọng khi sinh hoạt vui chơi. Xin tôn trọng mọi người để được mọi người tôn trọng ḿnh trong những dịp hội họp, tránh cho những người đă “ăn cơm nhà, vác ngà voi” khỏi chịu thêm cảnh “trâu ḅ húc nhau, ruồi muỗi chết”.

 

 

Câu số 2: Có nên ấn định một vài NGHI THỨC THỐNG NHẤT CHO CÁC BUỔI HỌP MẶT thường niên?

 

Trả lời:

 

Chào cờ:                                                                    Có (16)               Không (27)

Phút mặc niệm:                                                          (39)                    Không  (6)

Danh xưng:                                                  "Họp Mặt" (30)     hay         "Đại Hội" (16)

 

Phân tích:

 

(Tác giả tự ư đục bỏ 6 hàng phân tích kết quả).

 

(Tác giả tự ư đục bỏ 4 hàng phân tích kết quả nữa)

 

Về danh xưng, đa số thích gọi là Họp Mặt (30). Khoảng một phần ba chọn gọi là Đại Hội (16).

 

(Tác giả tự ư đục bỏ 3 hàng tóm lược kết quả của câu trên).

 

Nhận xét:

 

Việc chào cờ là một vấn đề rất tế nhị có thể gây nhiều tranh luận. Để tôn trọng tôn chỉ phi chính trị của hai Diễn Đàn, người viết xin được miễn phê b́nh nơi đây mà chỉ xin ghi nhận ư kiến của mọi người qua cuộc thăm ḍ ư kiến như trên. Về 'phút mặc niệm', có người cho rằng nghi thức đó mang nhiều tính chất tôn giáo. Với chúng ta, phút mặc niệm có mục đích rơ ràng là để tưởng nhớ thầy cô và đồng môn đă quá văng và mục đích đó cần được tuyên đọc khi thi hành phút mặc niệm tại các buổi Họp Mặt chính thức.

 

Về cách gọi tên các buổi hội họp lớn của cựu học sinh cũng đă có ư kiến tương phản. Nói chung, cả hai danh xưng "Đại Hội" và "Họp Mặt" đều thích đáng và được các hội đoàn sử dụng. “Đại Hội” nghe có vẻ quan trọng và phô trương hơn là “Họp Mặt”. Những hội đoàn có đăng kư, hoạt động có tính cách vụ lợi, và nhất là có chủ trương hướng ngoại thường dùng chữ “Đại Hội” (thí dụ như đại hội cổ đông của một công ty, mỗi năm phải có ít nhất một lần để làm báo cáo chính thức). Những hội đoàn có tính cách chính trị hay những đảng phái cần phô trương thanh thế cũng thích  dùng chữ “Đại Hội”, thí dụ như “Đại Hội Đảng XYZ lần thứ nhất”, “Đại Hội Cựu Chiến Binh” v.v… Những hội cựu học sinh lớn, có phân chi hội ở các nước th́ họ cũng có thể dùng chữ "Đại Hội" cho những lần tổng họp mặt để phân biệt với các "tiểu hội" địa phương. Trong khi đó, những hội đoàn có đăng kư hay không đăng kư, nhưng hoạt động với tính cách xă hội, thân hữu hay tương trợ thường dùng chữ “Họp Mặt” cho thân thiện và khiêm nhường hơn. Thí dụ “Họp Mặt Hội Đồng Hương Thủ Đức”, “Họp Mặt Hội Văn Nghệ Sĩ Nam Cali”, “Họp Mặt Hội Khuyến Học”, ‘Họp Mặt Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trường ABC’,  v.v… (“Đại Hội Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh” nghe hơi lủng củng). Những hội mới thành lập cũng thường dùng chữ "Họp Mặt", v́ không biết chắc sẽ có bao nhiêu người tham dự (gọi là "Đại Hội" mà chỉ có chừng năm mười người đến dự th́ nghe cũng khôi hài).

 

Các cựu học sinh Nam Cali đă chọn danh xưng "Họp Mặt" cho buổi họp mặt kết hợp THTĐ-HĐ-NHH lần đầu tiên vào tháng 12/2007 v́ ư nghĩa đích thực của ngày trọng đại đó là "họp mặt tất cả cựu học sinh về sum họp một nhà, dù đă học dưới mái Trường với tên gọi nào". Lời kêu gọi đă được gửi đi khắp nơi với hy vọng đạt đến những cựu học sinh chưa từng liên lạc được với trường xưa bạn cũ. Lần Họp Mặt ấy đă có gần 80 người tham dự, nhiều người mới biết nhau lần đầu tiên. Tháng 8/2009, Họp Mặt Nam Cali với gần 130 người tham dự một lần nữa chứng minh sự lớn mạnh và đoàn kết của chúng ta không phải chỉ thu gọn trong những bạn bè cũ học cùng lớp, cùng khóa ngày xưa hay những người đă từng trao đổi với nhau trên các DĐ, mà là giữa tất cả cựu học sinh của Trường sống rải rác trên toàn thế giới.

 

Trong khi đó, nhóm cựu học sinh Houston, Texas đă chọn danh xưng "Đại Hội" cho kỳ họp tháng 10/2008. Danh xưng này cũng chính đáng nếu chúng ta quan niệm đó là ngày đại hội của các thành viên THTĐ đă từng sinh hoạt trên DĐ THTĐ, những người ít nhiều đă quen biết nhau như những hội viên không chính thức của một hội đoàn. Thậm chí BTC Đại Hội Houston đă có thể gửi thư mời đến địa chỉ nhà riêng của từng người. Đại Hội Houston đă thành công và mang một ư nghĩa đặc biệt với các thành viên THTĐ. Tuy nhiên, đă chỉ có duy nhất một thành viên NHH (khóa ra trường năm 80) ở địa phương tham dự, và thành viên THTĐ nhỏ tuổi nhất thuộc khóa 7 tham dự Đại Hội Houston chính là kẻ viết bài này!

 

Trên DĐ THTĐ, chúng ta thường thấy nhiều thành viên dùng chữ "Đại Hội", kể cả một số thầy cô khi tỏ lời khen ngợi sự thành công của ngày "Họp Mặt"! Điều đó làm cho nhiều người bỡ ngỡ không biết gọi ngày vui đó là ǵ! Nhưng nếu nhận xét kỹ, th́ chúng ta sẽ thấy chỉ một vài người dùng chữ ĐH, nhưng lại là những người thường gửi email vào DĐ, lập đi lập lại làm cho mọi người có cảm tưởng là chữ ĐH được mọi người dùng một cách rộng răi. Đó là lư do cần có một cuộc thăm ḍ để biết ư kiến đa số, v́ đa số chính là những người "thầm lặng" trên DĐ.

 

Kết quả thăm ḍ ư kiến trên đây đă cho thấy đa số chọn danh xưng "Họp Mặt". Điều đó phù hợp với kết quả câu số 1 khi đa số chọn thành lập Hội Ái Hữu với tính cách sinh hoạt nội bộ không khoa trương thanh thế.

 

Kết luận:

 

Theo ư kiến đa số, chúng ta nên thành lập một Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh không cần đăng kư chính thức, hàng năm hội họp với danh xưng “Họp Mặt Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh”, (tự ư đục bỏ 3 chữ), [nhưng] có phút mặc niệm để tưởng nhớ thầy cô và đồng môn đă quá văng.

 

 

Câu số 3: Có nên chọn một BIỂU TƯỢNG CHO TRƯỜNG để sử dụng trong những dịp Họp Mặt chính thức?

 

Có (33)

Không (14)

 

Câu hỏi này tiếp theo câu số 2 như là một giải pháp dung ḥa: (tác giả tự ư đục bỏ 9 chữ), như một bạn khóa 4 đă đề nghị, thích hợp nhất là chúng ta nên có một biểu tượng của Trường, thí dụ một lá cờ riêng để trưng lên trong những dịp Họp Mặt. Kết quả thăm ḍ ư kiến cho thấy đa số đồng ư rằng chúng ta nên chọn một biểu tượng cho Trường (33/14).

 

Biểu tượng như thế nào sẽ là một vấn đề cần được thảo luận trên các Diễn Đàn trong thời gian tới.

 

 

Câu số 4: WEBSITE THTĐ: Có nên THÊM tên và h́nh ảnh của HOÀNG ĐẠO hay/và NGUYỄN HỮU HUÂN vào trang Web THTĐ đang hoạt động tại địa chỉ www.trunghocthuduc.com hay không?

 

Trả lời:

 

THTĐ-HĐ-NHH (31)

THTĐ-NHH (10)

THTĐ (2)

 

Có 31 người muốn thêm cả tên HĐ và NHH vào với tên THTĐ trên Website sẵn có, trong khi 10 người khác cho rằng chỉ cần thêm tên NHH vào THTĐ cho đơn giản, và chỉ có 2 người muốn giữ tên THTĐ riêng biệt mà thôi. 

 

Nhận Xét:

 

Theo thầy Lê Tấn Tài, người thành lập Website THTĐ, th́ địa chỉ trang nhà (domain) www.trunghocthuduc.com là cố định trên mạng không thể thay đổi được, trừ khi thành lập một trang nhà khác. Vấn đề là có nên thêm tên và h́nh ảnh HĐ-NHH vào nội dung của website THTĐ sẵn có hay không?

 

Tính đến nay, trong số 116 cựu học sinh thành viên của DĐ THTĐ đă có đến 33 người là cựu học sinh đă từng học ở trường dưới tên NHH (kể từ sau khóa 7 là khóa ra trường tháng 6 năm 1975) và con số này ngày càng tăng nhanh. Nhiều người trong số đó chưa bao giờ học dưới tên THTĐ. Trong khi đó, số cựu hs kỳ cựu của THTĐ (từ khóa 1 đến khóa 4) dường như tăng rất chậm v́ có lẽ hầu hết những người muốn tham gia th́ đă có mặt. Khi vào đọc kỹ cả trang nhà với nhiều tiết mục th́ không thấy h́nh ảnh và tên trường NHH xuất hiện đủ để nói rằng đó là website có liên quan đến cựu hs NHH cũng như cựu hs HĐ và THTĐ.

 

Vấn đề tên trường thay đổi không phải là cá biệt. Trong số nam giáo sư của Trường chúng ta, có nhiều vị là cựu hs Chu Văn An, chắc quư thầy cũng hiểu v́ sao hội cựu học sinh ấy có tên là “Bưởi - Chu Văn An” chứ không phải CVA không thôi. Trựng hợp của Bưởi - CVA là do trường dọn từ Bắc vào Nam năm 1954. Thật sự th́ ngôi trường trong Nam không c̣n ǵ là “Bưởi” nữa hết, ngoài số thầy cô và cựu h/s các khóa đầu dọn từ làng Bưởi vào Nam: Trường ốc mới, tên mới, địa phương mới. Vậy mà Hội Cựu HS ấy vẫn mang tên trường dưới cả hai thời kỳ. Trái lại, Trường chúng ta không bị dọn đi đâu cả, mà chỉ thay đổi tên gọi v́ ḍng lịch sử đă lướt qua nơi đó mà thôi (may mắn thay, cái tên mới là của nhà ái quốc Thủ Khoa Huân!). Tuy so sánh với trường hợp của Bưởi - CVA th́ không hoàn toàn giống hẳn, nhưng nếu gạt bỏ khía cạnh chính trị ra ngoài, th́ giữa THTĐ, HĐ và NHH sự liên quan phải chặt chẽ hơn trường hợp của Bưởi - CVA, nếu không muốn nói rằng rơ ràng cả ba tên THTĐ-HĐ-NHH đều chỉ là tên của một Trường duy nhất.

 

Kết quả thăm ḍ ư kiến cho thấy đa số muốn được thấy tên và h́nh ảnh chi tiết liên quan đến Hoàng Đạo và Nguyễn Hữu Huân được xuất hiện trên nội dung của trang nhà của Trường song song với THTĐ. Sở dĩ đă có câu hỏi có nên đơn giản hóa bằng cách bỏ bớt tên HĐ ra hay không là v́ tất cả cựu học sinh học dưới tên HĐ (niên khóa 73-74 và 74-75) đều đă từng là cựu học sinh THTĐ trước đó, trừ hai khóa nhập học lớp 6 trong hai niên khóa kể trên. Kết quả đă cho thấy đa số muốn giữ cả ba tên gọi cho Trường một cách hợp t́nh hợp lư.

 

Dựa theo ư muốn của đa số, chúng ta có nên suy nghĩ lại mỗi khi viết đến tên Trường một cách chính thức trên Diễn Đàn và Website? Thí dụ thay v́ đăng “H́nh ảnh của Đại Hội THTĐ Nam Cali”, chúng ta có nên chiều theo ư kiến đa số mà đăng là “H́nh ảnh của Họp Mặt THTĐ-HĐ-NHH Nam Cali” hay không, v́ tên gọi chính thức của ngày Họp Mặt ấy đă được chọn và được chấp nhận như vậy, với số cựu hs NHH tham dự lên đến phân nửa tổng số? Đôi khi một vài điều tế nhị nho nhỏ mà có sức mạnh đoàn kết hàng ngàn cựu học sinh, thay v́ tạo một hố sâu ngăn cách vô t́nh giữa các thế hệ.

 

Kết luận:

 

Nên dần dần thêm và thay đổi cách gọi tên Trường trong Website. Theo ư kiến đa số, chúng ta nên dùng tên ghép THTĐ-HĐ-NHH như tên gọi chính thức của Trường trên Website để dần dần tiến đến việc thành lập một Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh với tên gọi ấy trong một tương lai gần.

 

Câu số 5: ĐẶC SAN: Có nên tiếp tục in và phát hành đặc san hàng năm, hay chỉ đăng trên Website của Trường mà thôi?

 

Có in (38)

Không in (7)

 

Đại đa số ủng hộ việc tiếp tục ấn hành Đặc San của Trường.

 

Nhận Xét:

 

Từ những lần in đơn giản đầu tiên do công sức của thầy Hiệu trưởng Hồ Văn Trai, đến nay đă có 5 Đặc San được phát hành trong 5 năm liền. Có người cho rằng chỉ cần đăng lên website là đủ, trong khi người khác thích thú khi được nhận một quyển sách in để trong tủ sách gia đ́nh làm kỷ niệm và hănh diện khoe với bạn bè. Chi phí ấn hành cũng không cao lắm: ĐS 2008 ấn hành 300 cuốn, với chi phí khoảng dưới 2 US đô la một cuốn dày 250 trang với b́a in offset ở VN, 150 cuốn đă được phân phối trong nước và 100 cuốn được gửi ra hải ngoại. Chi phí được đóng góp bởi các thành viên ở hải ngoại).

 

Kết luận:

 

Dựa theo kết quả Thăm ḍ ư kiến, chúng ta sẽ tiếp tục truyền thống cho ấn hành Đặc San hàng năm, thường là vào dịp trước “Ngày Nhà Giáo” tháng 11 ở Việt Nam.

 

Câu số 6: VIẾT CHỮ CÓ DẤU TRÊN DIỄN ĐÀN

 

a.  Là một điều lệ để gia nhập DĐ (5)

b. Là một việc đáng khuyến khích nhưng không nên bắt buộc (35)

c.  V́ tự do cá nhân, không nên bàn tới vấn đề tế nhị này (5)

 

Câu 6.1 Quư vị có đọc/viết được có dấu trên DĐ (email)?

 

Có đọc được: (47)

Không đọc được: 0  (không trả lời câu hỏi: 2)

Có viết được: (33)

Không viết được: (7)  (không trả lời câu hỏi: 9)

 

Phân tích:

 

Đại đa số (35) cho rằng viết có dấu là việc đáng khuyến khích, nhưng không nên bắt buộc như một điều lệ để tham gia DĐ, ngoại trừ 5 người cho như vậy là cần thiết. Cũng đă có 5 người khác không muốn bàn đến vấn đề tế nhị này.

 

Câu hỏi phụ 6.1 không giống các câu khác v́ câu này không hỏi ư kiến, mà hỏi về một thực trạng liên quan đến việc đọc và viết có dấu. Vấn đề này đă không được đặt ra trên DĐ NHH v́ không ai chỉ trích việc viết không dấu tuy thỉnh thoảng có ngựi than phiền không đọc được có dấu, nhưng trên DĐ THTĐ th́ vấn đề đă được bàn căi nhiều lần mà chưa thống nhất. Phe "có dấu" cho rằng không dấu không phải là tiếng Việt. Phe "không dấu" e rằng viết có dấu có thể làm trở ngại cho mục đích chính của DĐ là thông tin liên lạc v́ có người không đọc được. Đă có một “thống kê” không chính thức cho rằng 90% thành viên đọc và viết được có dấu trên DĐ THTĐ. Tuy nhiên, thống kê này đă không cho biết thêm các chi tiết khác như tổng số người được hỏi và đă trả lời, thành phần dân số được chọn để làm thống kê ra sao, có thật sự đă hỏi 90% dân số hay chỉ hỏi một nhóm nhỏ rồi dự phóng ra?

 

Rủ được một cựu học sinh gia nhập DĐ đă là khó, mời được một thầy cô cũ gia nhập c̣n quư hơn gấp bội. Nếu mời thầy cô vào, rồi viết chữ mà thầy cô không đọc được th́ có là bất kính lắm không?! Theo nhận xét riêng th́ nhiều thầy cô vẫn viết không bỏ dấu trên DĐ.

 

Tuy nhiên, kết quả Thăm ḍ ư kiến gây ngạc nhiên không ít: Tất cả đều đọc được có dấu (47), trừ 2 người không trả lời có hay không. Trong số những người đọc được, có 33 người khẳng định viết được có dấu, 7 người không viết được, và 7 người không trả lời có hay không. Nói chung, có khá nhiều người (9) bỏ trống không trả lời câu “có viết được có dấu hay không?” Rất có thể đây là những người viết được, nhưng v́ một lư do nào đó không muốn viết có dấu, tuy rằng vẫn đọc được khi người khác viết có dấu.

 

Kết luận:

 

Mọi người đều đọc được có dấu (xin yêu cầu một hai người không đọc được liên lạc ngay với một “chuyên gia” như Nguyễn Quốc Tuyến, Nông Chí Quyết hay Đỗ Thế để được chỉ dẫn đọc có dấu).  Tuy nhiên, c̣n khá nhiều người không viết được có dấu, hoặc vẫn thích viết không dấu tuy rằng rất có thể là họ viết được, lư do có lẽ v́ ít th́ giờ, v́ dùng computer ở nơi làm việc, hay đơn giản chỉ v́ ngại mở software chữ Việt ra và ngại gơ dấu khi chỉ cần viết có vài gịng chữ ngắn ngủi.

 

Kết quả thăm ḍ ư kiến đă cho thấy chúng ta có thể viết có dấu một cách an toàn v́ mọi người đều đă đọc được. Tuy nhiên, nếu thấy ai viết không dấu th́ cũng nên thông cảm, tránh chỉ trích gây va chạm. Rất có thể những người này không muốn viết v́ một lư do riêng. Xin đề nghị mọi người cố gắng viết có dấu khi nào có thể được.

 

 

Tóm lược kết quả Thăm Ḍ Ư Kiến nhân dịp Họp Mặt THTĐ-HĐ-NHH Nam Cali 9/8/09:

 

1. Nên thành lập một Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh với ban chấp hành có nhiệm kỳ, nội quy, quỹ tương trợ… nhưng chỉ sinh hoạt nội bộ (không đăng kư chính thức)

2. Nên có nghi thức thống nhất cho các buổi "Họp Mặt" thường niên: (tự ư đục bỏ 5 chữ), [nhưng thay vào đó là] phút mặc niệm để tưởng nhớ thầy cô và đồng môn đă khuất.

3. Nên có một biểu tượng riêng cho Trường, thí dụ một lá cờ.

4. Nên thêm tên và h́nh ảnh chi tiết của Hoàng Đạo và Nguyễn Hữu Huân vào nội dung Website của Trường đang hoạt động tại địa chỉ www.trunghocthuduc.com

5. Nên tiếp tục truyền thống in Đặc San hàng năm.

6. Đọc và viết có bỏ dấu trên Diễn Đàn và emails là một việc đáng khuyến khích, nhưng không nên bắt buộc.

6.1  Mọi người đều đọc được tiếng Việt có bỏ dấu trên emails/Diễn Đàn THTĐ. Tuy nhiên, một số người vẫn không viết được có dấu, hoặc rất có thể viết được nhưng không tiện hay không thích viết.

 

Nam California, ngày 20 tháng 8 năm 2009

 

Nguyễn Hưng thực hiện và phân tích.