Thư rác
Lê Tấn Tài
___________________________________________________________
Mấy lúc gần đây , trên hộp thư email của người
Việt hải ngoại ,
thường nhận được những email của các cá nhân forward các lá thư , tài liệu , các slide shows giải trí ... Tôi xin
được gọi hiện tượng nầy là "dịch email " v́
hàng ngày chúng ta nhận quá nhiều
các email nầy .
Việc
forward các email cho
người khác gồm có 2 nhóm :
- Nhóm các thân hữu có ḷng tốt muốn
chia sẻ các thông tin , slideshows , nhạc .... với bạn bè .
Các slideshows được gửi đi gửi lại nhiều lần
dưới những tên khác nhau nhưng nội dung chỉ
là một , phần lớn lại
nhảm nhí , vô bổ , nặng KB , download nhiều , lâu
ngày computeur sẽ bị tắc
nghẽn .
- Nhóm không phải là thân hữu sử dụng email như là
một diễn đàn chánh trị để tuyên truyền ( email của
các đoàn thể , phe nhóm hoặc cá nhân ) . Phần lớn các tài liệu
trong các email nầy đều không có giá trị (thông tin một
chiều , sử dụng những lời
lẻ thô tục , chưởi bới , nói láo , nói xấu …)
Đây cũng có thể gọi là spam ( thư rác) tức là thư điện tử
quảng cáo hay là thư
được gửi mà không có sự yêu cầu từ
người nhận. Những email đó thường là những
email thừa thăi và gây phiền toái. Spam không những làm bạn bực
ḿnh mà c̣n sử dụng các nguồn tài nguyên khác của máy tính. Có nhiều loại
spam như gửi các thông tin không thích hợp lên các diễn
đàn, thông tin đại chúng, gửi cho nhóm người sử dụng Internet, các website chat...
Spam thực sự gây ra rất nhiều
khó chịu cho người dùng email, nhất là
khi nó được gửi
đi với số lượng lớn. Hàng ngày một
địa chỉ email có thể phải nhận rất
nhiều email spam cho dù có sử dụng một program lọc spam tốt đi chăng nữa.
Tuy nhiên, không phải mọi vụ gửi
spam đều là nhằm mục đích quảng cáo thương mại. Một
số spam lại
nhằm mục đích bất chính hoặc cũng có những spam chỉ để
bày tỏ quan điểm chính trị hoặc tôn giáo. H́nh thức gửi
spam nguy hiểm nhất là h́nh thức gửi đi những
thông điệp để lừa
người dùng tiết lộ thông tin tài khoản ngân hàng
trực tiếp, số thẻ tín
dụng … , một dạng
phổ biến của lừa đảo .
Đây là một
mặt tiêu cực của email hay là một vấn nạn lớn
của internet
ngày nay .
Bất cứ ai cũng có thể trở
thành người gửi thư rác (spammer) Chẳng hạn, bạn có một món
hàng độc đáo cần bán ngay. Nhưng làm sao để mọi người biết .
Trước hết bạn thông báo cho bạn bè bằng cách
gửi email
cho 100 người nằm trong sổ địa chỉ của
bạn. Như thế bạn không mất một đồng
nào mà vẫn có thể gửi đi 100 email quảng cáo sản
phẩm của ḿnh. Nếu có người biết để mua hàng th́
bạn sẽ lời to.
Và bạn tự
nhủ : "Tại sao ḿnh không gửi email
cho nhiều người khác nữa?
Ḿnh sẽ
có thể thu được nhiều lợi nhuận
hơn?” Rồi bạn sẽ t́m ṭi ứng dụng các giải pháp để gửi
đi được nhiều email cho cả những
người bạn không quen biết
hơn. Vậy là bạn đă trở thành
spammer.
Đó mới chính là vấn đề thực
sự của spam. Nó quá dễ
để ai cũng có thể gửi đi trong khi chi phí bỏ
ra chẳng đáng là bao, có khi là chả mất đồng nào. Và cho dù tỉ lệ bán hàng quảng
cáo không cao, nhưng spam vẫn có một sức hút đặc
biệt với giới tiếp thị.
Gửi spam
như thế nào?
Để gửi
spam , spammer thường phải đi
qua 2 bước cơ bản: Thu thập địa chỉ email và gửi
spam
Những spammer có rất nhiều cách để
thu thập địa chỉ email. Phổ biến nhất là những cách sau
đây:
Cách thứ
nhất là thông qua
các nhóm (newsgroups) hoặc
pḥng chat (chat rooms) trên Internet,
đặc biệt là các trang web
thông tin điện tử
như AOL hay Yahoo. Với những dịch vụ
như thế người dùng thường sử dụng địa chỉ
email thực để đăng kư tài khoản. Spammer chỉ
cần dùng
một phần mềm đặc biệt là đă có thể
lấy được địa chỉ email của rất nhiều người.
Cách thứ hai là khai thác trực tiếp từ Web.
Hiện đă có tới hàng triệu trang web trên Internet và spammer chỉ
cần sử dụng các phần mềm t́m kiếm có khả năng lần
t́m kư tự @ trong các trang web – như bạn biết, đây là kư tự của địa
chỉ email. Kết quả là spammer dễ dàng có được nhiều địa chỉ email
trong tay. Những phần mềm như vậy thường
được gọi
là các spambot.
Một vài cách spammer lấy địa chỉ
email :
1/ Spammer tạo ra các trang web đặc
biệt chuyên dùng để thu thập địa chỉ email. Ví dụ, spammer
có thể tạo ra một trang web với tựa đề
“Win $1
million!!! Just type your e-mail address here!” (Bạn đă trúng giải thưởng
1 triệu USD!!! Hăy để lại địa chỉ email
của bạn!). Đă có không ít người trở thành nạn
nhân của tṛ lừa đảo này. Hậu quả là hộp
thư của họ
đă bị chất đầy thư rác.
2/ Hay có những trang web tạo ra danh sách
lựa chọn email "Would you like to receive e-mail newsletters
from our partners?" (Bạn có muốn nhận tin thư từ
đối tác của chúng tôi không?) Nếu bạn trả lời
“Yes” th́ ngay
lập tức địa chỉ email của bạn sẽ
được bán cho spammer.
3/ Có lẽ cách thức phổ biến nhất
chính là cách thức được gọi là “dictionary attack” . Dictionary
attack sử dụng một phần mềm tạo một kết nối đến một
máy chủ thư điện tử ( server ) để gửi
lên hàng triệu địa chỉ
email bất kỳ. Rất nhiều trong số những các
địa chỉ đó chỉ là những biến thể của một
địa chỉ email – ví dụ jdoe1abc@hotmail.com và jdoe2def@hotmail.com. Phần mềm
đó sẽ kiểm tra xem địa chỉ email nào “c̣n sống”, địa chỉ
đó sẽ “lọt vào mắt xanh” của spammer.
4/ Các thức cuối cùng và cũng là cách
dễ nhất chính là việc mua một chiếc đĩa CD có chứa
hàng trăm hàng ngh́n các địa chỉ email từ các spammer khác.Và rồi một khi
spammer có được một số lượng địa
chỉ email tương đối,
chúng sẽ trao đổi với các spammer khác để
có được nhiều địa chỉ email hơn. Chúng bắt đầu
gửi đi hàng ngh́n hàng triệu các bức thư rác – hợp pháp
có mà bất hợp pháp cũng có.
Điều nguy hiểm hơn cả là
spammer sử dụng zombie PC
Trước hết spammer sẽ sử dụng
công nghệ và các thủ đoạn cần thiết để bí mật cài đặt
một phần mềm lên hệ thống của người
dùng. Đó là phần
mềm cho phép spammer có thể kiểm soát được hệ
thống máy tính của nạn
nhân từ xa - hay nói một cách khác là spammer đă bắt
cóc được chiếc máy
tính đó. Chiếc máy tính đó đă trở thành một thứ
được gọi
là “Zombie” (thây ma). Có nghĩa là spammer ra lệnh cho máy
tính của bạn phải chuyển
đi các spam . Và máy của bạn trở thành công cụ phát tán
virus, sâu máy tính, trojan .
Nói một cách khác giờ đây h́nh
như không c̣n ranh giới giữa hacker và spammer nữa, spam trở
thành công cụ phát tán virus, trojan và
ngược lại chính những phần mềm độc
hại đó là công cụ để gửi spam.
PC của bạn
sẽ liên tục phải gửi đi các email spam,
đường truyền
Internet và PC của bạn sẽ chậm đi rất
nhiều v́ mọi dữ kiện đều được spammer khai thác sử dụng. Mặt
khác đôi khi bạn c̣n có thể trở thành kẻ phạm pháp bất
đắc dĩ. V́ cảnh sát có thể dễ dàng phát hiện
ra PC của
bạn đă sử dụng trong các vụ tấn công gửi
spam bất hợp pháp . Nhưng để phát hiện được
spammer th́ lại là vấn đề rất khó.
Trong hộp thư email ,
bạn thường gặp những email có tính cách lường gạt . Chẳng hạn một hôm bạn thấy một
email rất hấp dẫn như thế nầy : " Ngồi nhà có thể kiếm
từ 50.000 dollars đến 80.000 dollars một năm với công việc bỏ hàng vào
b́ thư " . Cho dù bạn có muốn delete nhưng vẫn thoáng qua ư nghĩ : " Mở ra
xem thử có ǵ lạ không ? "
. Những tên đại bịp nầy không những chỉ nhắm vào sự
tham lam của con người mà c̣n nhắm vào những điều mà bạn
mơ ước . Thí dụ có email hứa rằng sẽ
chia cho bạn
hàng triệu mỹ kim nếu bạn giúp hắn chuyển một
gia tài kết xù ra khỏi Hồng
Kông . Đề nghị nầy làm bạn thấy ḿnh như
được chọn . Email
đó viết đại khái như thế này: "Tôi là A
Woong nhân viên lo về tín dụng ngân hàng Hang Seng . Tôi
có một dịch vụ kín đáo dành cho Ông . Có một nhân viên chính phủ bỏ
lại cái thùng chứa
khoảng 50 triệu mỹ kim trong kho hàng của chúng tôi
trước khi đột nhiên chết. Chúng ta hăy cùng nhau họp tác trong việc
chia chác tài sản nầy "
. Không phải
email nào cũng buồn cười như email nầy
, nhưng vẫn có người mắc bẫy . Có email nhắm vào những
người đang gặp khó khăn tài chánh hứa hẹn sẽ mở
một credit mà không tốn một lệ phí nào . Kẻ gian
thường sử dụng những email giả hoặc
website giả để lấy những thông tin cá nhân . Bởi
thế bạn đừng bao giờ điền vào các chỗ trống hỏi về tên tuổi , địa chỉ ...
Có khoảng 150 triệu cái emails như vậy được gửi
đi mỗi ngày trên thế giới . Thời buổi mua
bán online , bạn
thường bị gạt mua một món hàng mà không bao
giờ nhận được . Một vụ lường gạt lớn
nhất và kéo dài trong một thời gian khá lâu là cái email dỏm
xuất xứ từ
Những kẻ gian có nhiều mánh khóe
để lường gạt , bạn cần
phải delete ngay khi đọc
các loại email nầy đừng bao giờ do dự .
Đó là chuyện lường gạt , bây giờ
xin nói đến chuyện email thông tin giả mạo .
Tại Hoa Kỳ, muốn làm cho giới
truyền thông chú ư , bạn chỉ cần gởi cho báo chí
hay đài truyền h́nh một “tin giật gân” là họ
sẽ hè nhau đổ xô đến. Có cơ quan truyền thông đi t́m hiểu kiểm nhận
ngọn ngành rồi quảng bá nhưng cũng có cơ quan truyền thông lười biếng,
cẩu thả, thiếu lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc ngu dốt
cứ thế mà lập lại những thứ trên mạng internet, và ngọn lửa sai lầm
cứ lan nhanh như cháy rừng!
Năm nay là năm bầu cử Tổng
Thống tại Hoa Kỳ nên người ta xào nấu đủ mọi thứ tin tức
về các ứng cử viên, tin đồn và tin thật trộn lẫn với nhau như đậu đen và
đậu đỏ, người đọc người
nghe không kỹ sẽ lầm lẫn
một cách tai hại. Chẳng hạn như tin nói về
ông Obama trên các email được
chuyển gởi từ người nầy qua người
khác, người ta nói rằng
ông này theo đạo Hồi từ thủa c̣n học
tiểu học tại
Một bản tin khác trên email mang theo một
nhan đề giật gân như “rèm
pḥng tắm độc hại” nói nhảm nhí về
cái màn plastic che bồn tắm chứa những hóa chất ảnh hưởng
không tốt đến sức khỏe con người,
kèm theo tên một bác sĩ nào
đó. Thế là cái bản "tin tức ḿnh" kia
được chuyển
đi ào ào. Những công ty truyền thông có tên tuổi
như US News & World Report, The
Daily News (New York), MSNBC và cả tờ Los Angles Times đều nhất nhất
lập lại. Chỉ có đài truyền h́nh ABCNews là chịu khó đi t́m và yêu cầu
cơ quan Consumer Product Safety
Commission thử nghiệm xem có bao nhiêu sự thật
trong cái bài viết giật gân
kia. Và sau khi thử nghiệm các loại màn plastic, cơ quan
này chính thức công bố rằng
nguồn tin từ bài viết kia không chứng minh được
v́ họ đă thử nghiệm
nhưng không thấy dấu hiệu của độc tố
làm hư gan hư thận
như bài viết nhảm nhí kia đă đăng tải.
Chuyện thật trở nên rơ ràng
nhưng cả tháng sau mới được giải tỏa , trong khi đó không biết bao nhiêu bà mẹ đă lo âu để tháo vứt cái màn kia và tất
tả đi mắc cửa kính
vào bồn tắm , thật
tốn tiền vô ích !
Trong các email được lưu truyền hiện nay có những tin như
virus phá hoại computer , chỉ
trong một ngày là các email này loan ra khắp thế giới . Email nói về các loại
cây cỏ có thể trị bá bệnh được người
Việt phổ biến nhiều
nhất . Cách đây vài năm email phổ biến việc uống
nước cốt trái táo , ớt tây và rau cần tây
sẽ lọc được các chất độc trong
gan , ngăn ngừa được
nhiều chứng bệnh Thế
là mọi người đổ xô đi mua máy ép trái cây . Kết quả hiệu
nghiệm ra sao , không ai biết , nhưng các máy ép th́ bán sạch ! Có những
email nói về sự lợi ích của trà xanh , hay trái kiwi , thật ra chỉ
là những bài quảng cáo
đăng trên các báo
được sao chép lại . Một dạo một email
viết là có một người sử dụng máy điện thoại cầm
tay khi đang đổ xăng làm b́nh xăng phát nổ ...
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào một
email tin vịt lớn như thế mà vẫn có người tin theo?
Bọn spammer thường sao chép “ tin giật gân “ trên các báo , nhất là “ báo lá
cải ” . Để câu độc giả ,
các cơ quan truyền thông đă nhắm đến “Achilles
heel” hay "yếu điểm " của con
người để
khích động sự ṭ ṃ. Những chữ như “đầu
tiên”, “hầu hết",
“nhanh nhất”, “cao nhất”… thường gợi sự
chú ư. Những chữ như “tiền”, “mập ph́”, “ung thư”, “t́nh dục” , hoặc những đề tài
“tiền bạc”,“sức khỏe”,“lạc
thú”… là những điều ước muốn căn bản
của con người . Như thế những “ tin giật gân” thay
đổi từng mùa, theo từng thế hệ ; đây cũng là điều dễ
hiểu v́ mỗi thời điểm con người có một
nỗi bận tâm khác nhau. Mỗi
mùa của cuộc đời dính liền với một mối
lo âu, hết mối lo cơm
áo là đến chuyện sức khỏe, t́nh duyên,
tương lai …
Tóm lại mỗi
ngày cả trăm email như thế được truyền
bá cho mọi người, có email chỉ là để phá
chơi cho vui , email chủ ư để quảng cáo ,
email lường gạt , email
tuyên truyền v.v... Chúng ta phải cẩn thận khi
đọc các email này và nhất
là đừng forward bừa bải để biến thành một spammer chuyển thư rác .