Đọc thơ Tản Đà: Tống Biệt

 

 

 

Tống Biệt

 

Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai

Suối tiễn, oanh đưa luống ngậm ngùi

Nửa năm tiên cảnh

Một bước trần ai

Ước cũ, duyên thừa có thế thôi.

Đá ṃn, rêu nhạt.

Nước chảy, huê trôi

Cái hạc bay lên vút tận trời

Trời đất từ nay xa cách măi

Cửa động

Đầu non

Đường lối cũ

Ngh́n năm thơ thẩn bóng trăng chơi.

 

          Tống Biệt của Tản Đà nguyên là một đoạn trích trong vở kịch Thiên Thai ra đời vào khoảng năm 1916-1917, nhưng sau lại xuất hiện như là một bài thơ riêng rẽ trong tập Khối T́nh Con II (1918) và trong Tản Đà Tùng văn (1922). Kịch bản dựa trên truyền thuyết Lưu Thần, Nguyễn Triệu đời Hán nhân tiết Đoan Ngọ vào núi Thiên Thai hái thuốc gặp tiên, rồi kết duyên cùng tiên nữ. Sau nửa năm ở tiên cung, hai chàng nhớ nhà muốn trở về thăm làng cũ. Tiên nữ biết hai chàng một đi không thể quay lại cơi tiên nhưng không can ngăn được nên đành ngậm ngùi đưa tiễn. Đây là đoạn các tiên nữ hát tiễn đưa Lưu Nguyễn về trần. Đọc riêng như thơ, Tống Biệt không phải là một bài tả cảnh biệt ly mà là những vần thơ tả t́nh lồng trong khung cảnh biệt ly.

 

          Để có thể thưởng thức một bài thơ, người đọc cần phải sống với hoàn cảnh trong thơ, tức là phải cảm được cái t́nh của nhân vật. Tống có nghĩa là đưa tiễn. Tác giả đă chọn tựa đề không phải là "từ biệt" hay "ly biệt" mà là "Tống Biệt" cho thấy những vần thơ trong bài diễn tả t́nh cảm của người đưa tiễn, là hai nàng tiên nữ, chứ không phải t́nh cảm của hai chàng Lưu, Nguyễn. Đây là điểm đáng được quan tâm v́ từ đó ta sẽ có một cái nh́n rất khác khi đọc bài thơ. Như vậy, để thưởng thức bài thơ này một cách toàn mỹ, ta cần phải bỏ quên cái phàm tục của người trần để sống trong cái t́nh lưu luyến của hai tiên nữ trong lúc chia ly. Cái khó và cũng là cái hay của bài này là tác giả phải làm sao cho những người phàm tục chúng ta cảm thấu được mối t́nh quyến luyến một cách rất thiên thai của các nàng tiên. 

 

          Lưu, Nguyễn quá nhớ nhà, nhớ cảnh trần gian nên đă nhất định từ biệt về trần, mặc lời tiên nữ khuyên nhủ rằng một đi sẽ không có đường quay trở lại cung tiên. Hai chàng hẳn mang một tâm trạng khác với hai nàng. Biệt ly nào mà không se sắt cơi ḷng? Nhưng cơi ḷng người đi không giống như cơi ḷng kẻ ở. Người đi, một khi đă quyết định ra đi dù trong ḷng vẫn c̣n thương c̣n nhớ là đă để cho cái háo hức, cái rộn ràng, cái quyến rũ của một chân trời khác chen lấn và vượt lên song song với nỗi buồn của sự chia ly. Trong ḷng người đi, giữa nỗi buồn đă có niềm an ủi của một chân trời mới bù đắp phần nào. Trái lại, kẻ ở không mang tâm trạng nào khác hơn là một nỗi buồn trống vắng, nhớ nhung, một sự mất mát hoàn toàn không có ǵ đắp đổi. Do đó, nỗi buồn của người ở lại phải được diễn tả trong thơ văn khác với nỗi buồn của kẻ ra đi. Dịch giả Đoàn Thị Điểm trong Chinh Phụ Ngâm, qua lời người chinh phụ rơ ràng đă cho ta thấy nỗi buồn của người ở lại nó chất ngất đến dường nào, dù rằng nàng vẫn ngậm ngùi tự hỏi “Ḷng chàng ư thiếp ai sầu hơn ai?”

 

          Tuy nhiên, nỗi buồn người ở lại dù sâu sắc cũng không phải là một tâm trạng hiếm hoi trong thi ca và không phải là một đề tài khó viết. Nhưng nỗi buồn người ở lại cung tiên th́ hẳn nhiên là phải khác thường! Trong Tống Biệt, tâm trạng ấy đă được Tản Đà diễn tả rất hay, tuy không thể nào nói là chính xác hay không chính xác v́ chúng ta, những người trần tục làm sao biết được cái thất t́nh mong nhớ theo kiểu cung tiên? Tả tâm t́nh tiên th́ cũng giống như là vẽ ma vẽ quỷ. Người xưa cho rằng vẽ người th́ khó, vẽ ma quỷ th́ dễ v́ ma quỷ muốn vẽ thế nào mà chẳng được? Nhưng cái hay của người vẽ ma quỷ là vẽ sao cho người xem tin là thật những cái không có thật. Tương tự, tả t́nh cảm của thần tiên khó ở chỗ làm sao cho người trần thế cảm nhận được cái buồn của thần tiên, một nỗi buồn hư ảo, nhẹ nhàng, bàng bạc, lâng lâng mà không kém phần sâu lắng. Một nỗi buồn mà người phàm trần chúng ta không bao giờ hay biết, ngoại trừ Tản Đà.

 

          “Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai

          Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi”

          Từ hai câu đầu, tác giả đă vẽ ra một bức tranh thủy mặc của một cảnh tống biệt rất là tiên, có lá đào, có đàn chim, có suối nước tiễn đưa. Hai chữ "Thiên Thai" ở đây là tên của dăy núi ở vùng Chiết Giang bên Tàu, nơi Lưu Thần Nguyễn Triệu đă lên tiên. Người đời sau nhân sự tích đó mà dùng hai chữ thiên thai để nói chung cảnh thiên tiên. Trong hoàn cảnh của bài Tống Biệt, "Thiên Thai" phải được viết hoa v́ là địa danh nơi xảy ra cảnh biệt ly. Trong câu thứ nh́, hai chữ "suối tiễn" đă được nhân cách hóa rất tượng h́nh v́ suối là gịng nước luôn chảy từ trên non cao xuống những cánh rừng dưới thấp. "Suối tiễn" vẽ ra trước mắt ta cảnh hai chàng Lưu, Nguyễn quay lưng từ trên đỉnh Thiên Thai, bước lần theo gịng suối xuống cơi trần, để hai tiên nữ bùi ngùi đứng trông theo. Cùng trong câu này, chữ "luống" thường được hiểu nghĩa là khiến (khiến cho), giống như chữ luống trong câu "Cảnh đấy người đây luống đoạn trường" của Bà Huyện Thanh Quan trong bài Thăng Long Thành Hoài Cổ, hay "Sông trôi luống gợi gịng vô hạn" của Quang Dũng trong bài Trắc Ẩn. Nhưng luống c̣n có nghĩa là uổng công, mất công vô ích, thí dụ như chữ luống trong một bài khác của Tản Đà: "Tiếc công lặn suối qua đồi luống thay" (Khối t́nh con I). Bây giờ ta hăy đọc lại câu này và tự hỏi "luống" ở đây mang ư nghĩa nào?

          "Suối tiễn, oanh đưa luống ngậm ngùi",

Theo thiển ư th́ "luống" trong câu này có thể mang cả hai nghĩa. Một nghĩa thông thường là khiến: Cảnh tiễn đưa khiến cho tiên nữ ngậm ngùi. Nhưng nếu đọc thêm nữa, đọc xong cả bài, rồi đọc lại, th́ chữ luống dường như đă mang ư nghĩa khác: Nghĩa của tâm t́nh nàng tiên tự nhủ rằng ngậm ngùi nữa mà chi, chỉ là uống công thôi, chàng đă đi rồi!... "Luống" bây giờ dường như mang ư nghĩa "hoài công"! Đó chính là cách mà Tản Đà đă chọn chữ dùng trong bài này, hư hư thực thực, lơ lơ lửng lửng như nằm trên một ranh giới của ảo giác giữa thiên đường và hạ giới, giữa t́nh yêu trần thế và sự nhiệm mầu của cơi vô biên.

          "Nửa năm tiên cảnh

          Một bước trần ai"

          Hai câu ngắn với chữ dùng đối xứng rất hay một lần nữa vẽ ra lằn ranh giới ấy. Chỉ cần một bước chân thôi, một bước chân định mệnh mà hai chàng đă chọn để xa rời tiên cảnh bước xuống cơi trần, dù vẫn biết rằng trần ai là bể khổ. Có bản chép "một phút trần ai" là hoàn toàn sai và vô nghĩa, v́ cái ranh giới giữa tiên và tục chỉ có thể hiển hiện bằng một hành động, một bước quay đi của hai chàng Lưu, Nguyễn chứ không thể xác định bằng "một phút", một khắc, hay một giờ cái thời gian cần thiết để đưa hai chàng từ cơi tiên về cơi tục. Chỉ một bước chân thôi, ngoảnh đầu nh́n lại đă không c̣n thấy đâu là tiên cảnh nữa!

          "Ước cũ duyên thừa có thế thôi" là một lời than văn thật là “người” của đôi tiên nữ. Th́ ra tiên cũng tin vào lời ước hẹn thủy chung của con người và cả vào duyên số nữa! Qua tiếng thở than này, ta thấy được nửa năm ân ái đă là quá ngắn khiến cho nàng phải cất tiếng ngậm ngùi rằng "duyên thừa có thế thôi!" T́nh cảm chất chứa trong câu này đă khiến cho các nàng tiên của Tản Đà trở nên rất gần gũi với chúng ta v́ các nàng đă có một thái độ giống như những người đàn bà Á Đông khi bị phụ t́nh: Trách móc, thở than, nhưng vẫn đành cam chịu!

          "Đá ṃn, rêu nhạt

          Nước chảy, huê trôi"

          Chỉ trong bốn chữ, được phân làm hai câu, tác giả đă lôi kéo thời gian không biết là bao nhiêu năm tháng ào ào lướt qua đỉnh Thiên Thai nơi đă chứng kiến mối duyên t́nh kỳ ảo. Xin chú ư rằng tác giả đă dùng chữ "huê" chứ không phải là "hoa". Đây có lẽ chỉ là một cách dùng chữ theo lối cũ như Tản Đà vẫn hay dùng. Nhưng thế nào mặc ḷng, chúng ta phải tôn trọng nguyên bản. (Cũng như ở câu cuối cùng ông đă viết “ngh́n năm” chứ không phải ngàn năm.)

          "Cái hạc bay lên vút tận trời". Cái hạc, mà không phải là cánh hạc, đôi hạc, hay bầy hạc, v́ "cái" tượng trưng cho sự đơn lẻ. Cái hạc là h́nh ảnh tiên nga, là biểu tượng của vĩnh cửu. Cái vĩnh cửu mà chàng đă từ bỏ để về với trần ai. Cái vĩnh cửu đă một ḿnh ở lại, đă vút bay vể nơi không tục lụy nhưng từ đây không khỏi mang theo một nỗi ngậm ngùi v́ duyên thừa chỉ có thế thôi!

          "Trời đất từ nay xa cách măi". Chiếc cầu định mệnh đă cắt đứt không c̣n đường trở lại. Không phải chỉ là chàng xa thiếp, thiếp xa chàng, mà cả đất trời từ nay không bao giờ tái ngộ. Phải chăng đó cũng là lẽ thường của tạo hóa, cái lẽ thường mà tiên nữ thở than nhưng cũng đành chấp nhận?

          "Cửa động

          Đầu non

          Đường lối cũ"

          Một câu bảy chữ nhưng lại được ngắt ra làm ba hàng. Nhịp ngắt quăng tựa như bước chân nàng ngập ngừng quay về đường xưa lối cũ, ngậm ngùi nh́n lại nơi chốn đă mang dấu tích chàng xưa. Này cửa động, này rừng đào, này lối ṃn, này đỉnh núi. Đến măi ngh́n sau, sẽ chỉ c̣n một bóng trăng thơ thẩn.…

          "Ngh́n năm thơ thẩn bóng trăng chơi".

          Có bao nhiêu ư nghĩa trong thơ văn cho một chữ "trăng"? Trăng là mộng mơ, là ảo hóa, là dịu dàng, là xa xôi... Là ǵ nữa, là ǵ nữa? Là rất nhiều, là tất cả! Chỉ c̣n có bóng trăng thôi, thế nhưng bóng trăng ấy lại rất chơi vơi vô định. Nghĩa là c̣n tất cả mà cũng là chẳng c̣n ǵ hết! Trăng đây không soi, không ngời sáng, cũng không âm u, lạnh lẽo. Nhưng trăng đây chơi vơi vô định, v́ tất cả hồn trăng đă tan theo "ước cũ duyên thừa có thế thôi".

 

          Theo Nguyễn Đ́nh Toàn th́ nguyên thủy Tản Đà đă dùng chữ "trăng soi" ở câu cuối bài Tống Biệt này. Phải đến mười năm sau chính tác giả mới sửa lại thành "trăng chơi", một chữ mà nhiều nhà phê b́nh đă tôn xưng là "thánh tự". Một chữ "chơi" mông lung nhưng không phóng túng như nghĩa trong các chữ ‘chơi hoa” hay “chơi thơ” v́ ở đây nó không có chủ từ rơ rệt. Nó khoáng đạt nhưng không hời hợt như trong “thử chơi” hay “cười chơi”. Nó đơn sơ nhưng không khô khan găy gọn như trong “giờ chơi” hay “vườn chơi”. "Trăng chơi", một chữ "chơi" chưa bao giờ được đi cùng với bóng trăng trong thi ca nhưng lại rất quyến luyến dịu dàng, nên nó vừa xa lạ lại vừa gần gũi lắm. Bóng trăng mơ hồ, huyền hoặc, thơ thẩn chơi vơi ngh́n năm quanh đầu non lối cũ như kiếm t́m, như đợi mong, mà vẫn biết thời gian không bao giờ trở lại.

 

          Ngoài sự thay chữ "soi" bằng "chơi" như nói trên bởi chính tác giả, c̣n có một chữ nữa trong bài Tống Biệt mà có sách xuất bản từ thời tiền chiến đă in khác. Đó là chữ "luống" trong câu "Suối tiễn, oanh đưa luống ngậm ngùi", đă được các bản cũ chép là "những ngậm ngùi". Hoài Thanh Hoài Chân trong Thi Nhân Việt Nam đă chép là "những". Trần Tuấn Kiệt trong Thi Ca Việt Nam Hiện Đại cũng chép lại như thế. Nhưng Tản Đà tùng văn (1922) bản in lại (không rơ nhà xuất bản) chép là "luống". Ngày nay, nhiều nguồn tra cứu trên mạng Internet cũng chép là "luống". Nhà phê b́nh văn học Vũ Ngọc Phan - người mà kẻ viết bài này gọi bằng bác - tác giả bộ Nhà Văn Hiện Đại, là người đă phê b́nh văn xuôi của Tản Đà thật gay gắt nhưng lại ca ngợi Tản Đà như là một nhà thơ. Ông đă trích dẫn nhiều thơ Tản Đà trong bộ Nhà Văn Hiện Đại, nhưng ông lại bỏ qua không nhắc đến bài Tống Biệt.

 

          Tống Biệt, theo thiển ư, là một bài thơ rất đẹp từ ư đến lời. Nhưng nếu phải chỉ ra một cái ǵ không thích hợp trong bài này, chỉ một thôi, th́ đó là chữ “oanh” trong câu thứ hai. Oanh là giống chim hót vào buổi sớm, giọng réo rắt tươi vui. Nhưng oanh yến lại c̣n ám chỉ những ái t́nh lăng nhăng, những thú vui kém phần thanh nhă. Lấy h́nh ảnh chim oanh để véo von đưa tiễn hai chàng từ cơi tiên lần về nơi tục lụy không phải là một biểu hiệu thanh cao. Câu này đă được tác giả ưu ái dùng những chữ thật hay và đẹp như “suối tiễn” và “luống ngậm ngùi”. Tiếc rằng hai chữ “oanh đưa” không có cái hay như vậy, mà trái lại đă phần nào phá đi cái thanh cao của thiên thai tống biệt. “Oanh đưa” đă không có được cái cao vút của hạc về trời, cũng không có cái nhẹ nhàng của lá đào rơi rắc, cái tĩnh lặng của đá ṃn rêu nhạt, cái trăm năm của nước chảy huê trôi. Lại càng không có cái mông lung của bóng trăng chơi ngh́n năm thơ thẩn.

 

          Trong vở kịch Thiên Thai, đây là đoạn hát tiễn đưa của các tiên nữ theo điệu Hoa phong lạc, một điệu hát Trung Hoa. Nhưng Tống Biệt thường được thưởng thức như là một bài thơ độc lập. V́ vậy, tuy rằng tác giả không cố ư làm thơ tự do, nhưng khi đứng riêng th́ bài thơ lại mang nhiều âm điệu thơ tự do hơn là những h́nh thức văn thơ cổ điển khác mà ông hay viết. Điều này làm nên một sự mâu thuẫn v́ Tản Đà lúc sinh thời là người đă hết sức chống đối phong trào thơ mới mà Phan Khôi là một trong những người chủ xướng. Trong một cuộc bút chiến, Tản Đà đă đ̣i đem Phan Khôi ra Văn Miếu "đánh đ̣n"! Vào cuối thập niên 1930, khi phong trào viết văn làm thơ theo lối mới dâng cao, Tản Đà đă bị nhiều văn thi sĩ đương thời chế giễu, kể cả nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Ông gần như bị cô lập trên các thi văn đàn chỉ v́ cái quan niệm bảo thủ cộng với cái ngông của ông. Măi đến vài năm cuối cuộc đời ông mới lại ra cộng tác và dịch thơ Đường cho báo Ngày Nay do Nhất Linh và Tự Lực Văn Đoàn chủ trương. Ông đă để lại những bài thơ dịch rất hay trong thời gian này như bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, được ông dịch ra theo thể lục bát. Ông sống trong cảnh nghèo nàn, túng quẫn và qua đời ngày 7 tháng 6 năm 1939 tại nhà riêng trong khu phố nghèo ở Hà Nội. Đám tang xơ xác của ông đă chẳng có mấy người đưa tiễn. Thế nhưng, mỉa mai thay, sau khi ông mất th́ hầu như tất cả các danh tài văn học thời bấy giờ đều thi nhau biểu lộ ḷng kính ngưỡng! Phải chăng đó là một sự "kính nhi viễn chi" chen lẫn với ḷng đố kỵ của người đương thời trước thi tài và cái kiến thức cổ điển không mấy người c̣n theo kịp của Tản Đà lúc sinh tiền? Mặc dù khẳng định Tản Đà là một "người thời trước" và không cùng mang "lốt y phục, lốt tư tưởng", nhưng Hoài Thanh Hoài Chân vẫn để ông lên đầu sách và mời ông "khai hội Tao Đàn" với những lời lẽ vô cùng tôn kính trong Thi Nhân Việt Nam được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1942.

 

          Sau Trần Tế Xương (mất 1907) và Nguyễn Khuyến (mất 1909), thi ca Việt Nam đă một thời hầu như im tiếng. May mà c̣n có Tản Đà với những bài như Thề non nước, Vịnh bức dư đồ rách, Tống biệt... làm cầu nối cho luồng thi ca của một giai đoạn vàng son sau này với Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, rồi Hoàng Cầm, Quang Dũng, Đinh Hùng... Chúng ta không chỉ biết ơn Tản Đà như là một nhà thơ tiên phong của nền văn học hiện đại, mà chúng ta c̣n nợ ông thêm một lời cảnh giác đau ḷng “Biết bao lúc mới công vờn vẽ. Sao đến bây giờ rách tả tơi” trước một bức dư đồ văn hóa mà mấy chục năm sau này ngày càng trở nên tiêu điều, xơ xác.

 

Nguyễn Hưng

THTĐ, khóa 7

 

 

Tài liệu tham khảo:

- Tản Đà tùng văn (1922), bản in lại không rơ nxb.

- Nhà Văn Hiện Đại (1942-1945), Vũ Ngọc Phan, nxb Thăng Long tái bản (1965)

- Thi Nhân Việt Nam (1942), Hoài Thanh Hoài Chân, nxb Xuân Thu tái bản (1967)

- Thi Ca Việt Nam Hiện Đại (1965), Trần Tuấn Kiệt, Sống Mới USA in lại

- Bông Hồng Tạ Ơn, Nguyễn Đ́nh Toàn (2006)

- Internet: Wikipedia.com, Thivien.net.