Vài ư kiến về "Truyện thật ngắn" - Truyện hay chuyện?

 

Truyện thật ngắn quả nhiên là ngắn thật. Tuy nhiên, có "thật hay" hay không th́ c̣n tùy ở từng truyện. Nhưng trước hết, cần phải xem đoạn văn đó có đáng được coi là một "truyện" đúng ư nghĩa hay chỉ là một "câu chuyện" được viết ra giấy thay v́ kể ra bằng miệng?

 

Truyện, dù truyện dài hay truyện ngắn th́ cũng vẫn khác với những chuyện vui cười, danh ngôn, ca dao tục ngữ, cổ tích, phóng sự, tin tức, khảo luận, tùy bút, nhật kư v.v... Truyện thường phải là hư cấu (không có thật), hoặc dựa trên một vài chi tiết có thật rồi thêm thắt cho thành truyện, thí dụ những truyện dựa vào lịch sử như Tiêu Sơn Tráng Sĩ của Khái Hưng hay Les Trois Mousquetaires của A. Dumas père. Truyện cũng phải có đầu đuôi, t́nh tiết, bố cục, và nhất là phải có văn chương. Tóm lại, truyện phải có đủ hai mặt h́nh thức và nội dung. Dài như "Chiến tranh và ḥa b́nh" (War and Peace) của L. Tolstoy hay ngắn như những truyện của Thạch Lam trong "Gió đầu mùa" cũng đều có những đặc tính trên. Truyện càng dài th́ càng có nhiều t́nh tiết. Nhưng dù ngắn hay dài, trước hết truyện cũng vẫn là một áng văn chương. Văn có hay, có thích hợp với nội dung th́ truyện mới có giá trị.

 

Đoạn kết không phải là phần quan trọng trong truyện ngắn hay truyện dài, v́ nhiều khi tác giả cũng để lơ lửng không kết luận rơ rệt. Nhưng đọc xong một truyện, dù là một truyện dài hay một truyện ngắn, độc giả phải có được trong đầu một số nhận định về vài phương diện, vài tiêu chuẩn th́ mới là đọc "truyện". Thí dụ, t́nh tiết lâm ly hay nhạt nhẽo, tâm lư nhân vật chính xác hay hư cấu, bố cục chặt chẽ hay lỏng lẻo, hợp lư hay không hợp lư, và nhất là cách hành văn và cách dùng chữ hay dở thế nào. Chắc chắn "Anh em nhà Karamazov" (The Brothers Karamazov) của Dostoevsky hay "Quần đảo ngục tù" (The Goulag Archipenlago) của Solzhenitsyn không nổi tiếng v́ cốt truyện hay t́nh tiết, mà phần quan trọng làm nên sự vĩ đại của những tác phẩm đó chính là phương diện văn chương, dù là triết lư hay hiện thực. Nếu có ai đem "Tội ác và h́nh phạt" (Crime and Punishment) của Dostoevsky dài gần một ngàn trang ra viết lại thành truyện ngắn chừng vài chục trang, hay thậm chí thật ngắn chừng mươi gịng th́ chắc cũng sẽ viết được không mấy khó khăn, v́ thật ra cốt truyện rất đơn giản. Nhưng nếu vậy th́ đâu cần đến văn tài của Dostoevsky và đến một ngàn trang giấy để đem tác phẩm này vào văn học sử? Những "truyện thật ngắn" kiểu đó thật ra sẽ chỉ là vài hàng tóm tắt cho cả một tác phẩm mà thôi. Đó là "kể chuyện" chứ không phải "viết truyện".

 

Hăy xem cụ thể những câu chuyện trích trong Cổ Học Tinh Hoa. Theo thiển ư, nếu gọi đó là "truyện thật ngắn" là không chính xác. Như nguồn gốc của những câu chuyện đó đă chỉ rơ, chúng có xuất xứ từ những pho sách cổ như kinh Xuân Thu, sách Lăo Tử, Trang Tử, Tuân Tử... là những sách ghi lại những mẩu chuyện có tính cách triết lư, luân lư và giáo dục. Thí dụ như ghi chép lại lời Đức Khổng Tử dạy học tṛ khi vi hành trong Kinh Xuân Thu, hay những lời hay ư đẹp đáng được suy ngẫm của Lăo Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử... Những câu chuyện ngắn từ vài hàng đến khoảng nửa trang giấy đó hoàn toàn không mang một phong cách văn chương nào cả. Đọc Cổ Học Tinh Hoa của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân th́ thấy văn chương quốc ngữ thời đó (1925) c̣n đơn giản lắm. Nhưng văn chương không phải là điều các tác giả chú trọng đến trong Cổ Học Tinh Hoa. Xưa nay, chúng ta đọc Cổ Học Tinh Hoa là để rút tỉa ra những bài học luân lư hay triết lư, chứ có bao giờ chúng ta đi phân tích văn chương của những câu chuyện ấy đâu! Tương tự, những cổ tích như Sự tích trầu cau, Tấm Cám, An Tiêm, hay Cô bé quàng khăn đỏ cũng thế. Do đó, nếu các "truyện thật ngắn" ngày nay muốn được liệt vào hàng "truyện" như truyện dài (vài trăm trang), truyện vừa (vài chục trang) hay truyện ngắn (vài trang) th́ phải làm sao cho khác với lối kể chuyện cổ tích Tấm Cám, chuyện Tăng Sâm giết người, chuyện Án Anh không chịu nhục chui lỗ chó, chuyện Mẫn Tử Khiên có hiếu, v.v... Các câu chuyện kể như vậy không có đủ tính chất văn chương hoặc có khi cũng không phải là hư cấu để có thể được liệt vào hàng "truyện". Thí dụ như những câu chuyện được ghi chép trong sử sách mà tác giả không thêm thắt ǵ, nếu không phải là chính sử th́ là dă sử, nhưng vẫn không phải là truyện.

 

Một thí dụ tiêu biểu mà những người cổ vũ cho "truyện thật ngắn" thường nêu lên là sáu chữ sau đây, được cho rằng viết bởi Ernest Hemingway khi ông đánh cuộc chơi với một người bạn rằng ông có thể viết cả một câu chuyện tóm gọn trong vài chữ, nhưng dĩ nhiên là không hề được in trong bất kỳ tác phẩm chính thức nào của ông: "For sale. Baby shoes. Never worn". Cứ công bằng mà nói, nếu không được gán cho cái tên Hemingway vào đó, th́ có ǵ là hay và đáng ghi nhận? Có chăng là đôi chút bâng khuâng tưởng tượng và suy diễn tự do, rằng đó có thể là lời rao thống thiết của một người mẹ trẻ vừa khóc đứa hài nhi non yểu chưa kịp mang đôi giày mới; hay một trí tưởng tượng khác, xót xa cho sự nghèo túng đến nỗi phải đem bán cả đôi giày mới của con thơ, v.v... Nhưng c̣n văn chương Hemingway nằm ở đâu trong sáu chữ đó mà gọi là "truyện thật ngắn và thật hay"? Nếu vậy chẳng hóa ra ta có thể t́m được hàng trăm truyện thật ngắn và thật hay như vậy trên mục rao vặt hàng ngày của bất kỳ một tờ nhật báo nào hay sao? Sáu chữ có khi vẫn c̣n quá dài! Có khi chỉ có hai chữ nằm dưới một tựa đề dài hơn cả thân bài mà cũng được gọi là "truyện". Thí dụ như: The Last Temptation of Christ (là tựa đề), và "Save yourself" là nguyên cả truyện! Chỉ vỏn vẹn hai chữ đó thôi mà cũng được gọi là "truyện thật ngắn". Nếu gọi đó là một câu khẩu hiệu th́ cũng không sai. Nếu nói rằng những từ ngữ đó cô đọng một triết lư cao siêu (?), th́ có lẽ tốt hơn là chỉ việc lấy kinh Thánh, kinh Phật hay bất cứ một pho kinh sách tôn giáo nào ra, cắt từng đoạn, từng câu, là sẽ có muôn ngàn "truyện thật ngắn và thật hay" ngay.

 

Hăy xem câu chuyện vui cười sau đây được trích trong Reader's Digest, có tựa đề là "Góa phụ". Cũng có người đă coi đoạn đối thoại này là một "truyện thật ngắn":

"Một bà lên tiếng trong rạp hát:

- Tôi không hiểu tại sao giữa chúng ta lại có một ghế trống thế này nhỉ, như là chẳng có ai dám ngồi vậy!

Bà kia đáp lại với vẻ mặt buồn bă:

– Đấy là chỗ của chồng tôi đấy bà ạ. Chúng tôi đă giữ chỗ trước khi ông ấy chết!

– Sao bà không mời người thân hoặc bạn bè ngồi vào đó?

– Làm sao được. Bà góa thở dài. Họ c̣n đang bận đi dự đám tang của ông ấy!"

 

Đọc xong, nếu cho đó là một chuyện vui cười th́ ta có thể... cười v́ nghĩ rằng bà góa phụ này "cà chớn" thật, mê đi xem hát đến nỗi bỏ cả đám tang chồng! Nhưng ta cũng có thể bùi ngùi tưởng tượng ra rằng góa phụ ấy thương chồng và lăng mạn đến nỗi vào rạp hát nơi vẫn cùng chồng ngồi để thương khóc chồng ngay trong giờ tang lễ hơn là đi đám tang chồng như thói thường, v.v... Đọc những "truyện thật ngắn" như vậy độc giả chỉ chú ư chờ xem câu kết luận mà thôi. Kết luận càng bất ngờ, càng khác thường th́ càng hay. Trong mẩu chuyện "Góa phụ" trên đây, nếu ta bỏ câu cuối cùng đi mà thay vào đó một câu khác, thí dụ như: "Góa phụ nói: Tôi đă mời rồi, nhưng không có ai rảnh đi xem hát với tôi cả", th́ nó biến thành một câu chuyện vui cười cực kỳ vô duyên ngay! Có người cho rằng kết luận bất ngờ là một trong những tính chất đặc thù của các truyện thật ngắn. Nhưng đó cũng là tính chất tiêu biểu của các chuyện khôi hài. Nếu vậy th́ chuyện vui cười nào mà chẳng là "truyện thật ngắn" được? Chẳng lẽ cứ việc lôi sách Ba Giai Tú Xuất ra là thành những "truyện thật ngắn và thật hay" hay sao? Cần ǵ văn chương nữa? Ngoài ra, "truyện thật ngắn" như trên cũng không khác ǵ một mẩu đối thoại nằm trong một truyện dài hơn. Như vậy chẳng hóa ra ta có thể cắt những đoạn văn trong một tiểu thuyết rồi bảo đó là những "truyện thật ngắn" được hay sao?

 

Nói như vậy không phải là đă phủ nhận hoàn toàn chỗ đứng của một h́nh thức viết văn  được mệnh danh là "truyện thật ngắn". Thật ra, những đoản văn như thế đă có từ ngàn xưa, nhưng không ai coi đó là "truyện" hiểu theo nghĩa của chữ truyện hay tiểu thuyết ngày nay. Nay bỗng nhiên người ta lôi chúng ra, gom vào một thư mục mới, rồi đặt cho một cái tên là "truyện thật ngắn"! Nhưng đă thật ngắn, th́ phải thật cô đọng và thật hay. Tiếc rằng đa số người viết "truyện thật ngắn", cũng như người làm thơ Haiku ngày nay đều chỉ biết đến việc làm sao cho "thật ngắn" mà thôi, chứ không có nhiều người có khả năng làm "vừa thật ngắn vừa thật hay". Dài mà không hay th́ quá nhàm chán. Ngắn mà không hay th́ lại quá vô duyên! Ai đă từng đọc những pho kiếm hiệp của Kim Dung, hay những truyện Tàu cổ và giá trị như Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc Chí, v.v... th́ sẽ thấy rằng vài ngàn trang giấy vẫn không có ǵ là giông dài nhàm chán cả. Nếu trung b́nh ta có thể đọc một trăm trang mỗi lần "đọc truyện" một cách nghiêm chỉnh, tức là khoảng một phần ba hay một phần tư của một cuốn truyện dài, hay khoảng năm bảy truyện ngắn, th́ ta sẽ cần phải đọc qua vài trăm đến vài ngàn "truyện thật ngắn" trong một thời gian tương tự! Sau một đêm đọc truyện như thế, đầu óc ta sẽ c̣n ghi nhận được những ǵ từ hàng trăm hàng ngàn tư tưởng cao siêu và cô đọng đó? Đọc sách kiểu này giống như làm bài thi theo lối trắc nghiệm vậy. Trong một hay hai giờ thi, thí sinh phải xoay chuyển tư tưởng hàng trăm lần với hàng trăm vấn đề và hàng trăm câu trả lời khác nhau. Cuối cùng, khi ra khỏi pḥng thi, đầu óc thí sinh trống rỗng không thể nào nhớ nổi đề thi đă hỏi những câu ǵ!

 

Cũng có tác giả khuyên rằng khi đọc truyện thật ngắn th́ phải đọc thật ít, và đọc đi đọc lại, đọc thật từ tốn, nghiền ngẫm và suy đoán để cho nó thấm dần, rồi cuối cùng mới vỡ lẽ ra cái hay cái đẹp. Khuyên độc giả như thế th́ khá là chủ quan và có phần thiếu khiêm tốn, v́ cứ làm như là một đôi gịng hay một vài chữ của tác giả viết mà đă có giá trị như là một câu kinh tiềm tàng đầy triết lư khiến độc giả mất có hai phút để đọc, nhưng phải mất hàng giờ, hàng ngày để suy tưởng! Nếu người viết không có nhiều th́ giờ để tŕnh bày, th́ người đọc cũng sẽ chẳng dành nhiều th́ giờ để suy đoán, trừ ra khi đọc những đoạn văn vô cùng súc tích của các đại văn hào. Đă là "truyện" th́ phải mang đến cho độc giả những cảm xúc thú vị của người đọc truyện, chứ không phải cái suy luận thâm sâu nhức đầu của người đọc sách triết. Đọc truyện của Erich M. Remarque, của Jack London, hay của Victor Hugo không thể giống như khi đọc sách triết của Friedrich Nietzsche, của John Locke, hay của René Descartes. Nếu đă muốn viết một đoản văn tiềm tàng tính triết học th́ không nên gọi đó là "truyện" để khiến cho độc giả phải ngộ nhận.

 

Lướt nhanh từ văn xuôi sang văn vần. Nói về thơ, xin hăy đọc kỹ xem Truyện Kiều của Nguyễn Du tất cả là ba ngàn hai trăm năm mươi tư câu có là quá dài hay không, hay là đọc xong ta vẫn c̣n thấy thèm đọc nữa? Có đoạn nào, câu nào thừa thăi không? Xin hăy thử cắt xén từng đoạn của Truyện Kiều cho thành thơ Haiku xem có được không? Rồi lại lấy thơ Haiku của Basho ra, thêm thắt vào cho thành lục bát xem sao? Kết quả là ta sẽ có hai con quái vật! Tác phẩm nào cũng có cái hay trong h́nh thức nguyên thủy của nó, dù là hơn ba ngàn câu lục bát hay vỏn vẹn có mười mấy chữ mà thôi, nhưng nếu đă hay v́ nội dung, th́ dài ngắn không c̣n là vấn đề nữa.

 

Tóm lại, theo thiển ư, dài hay ngắn không phải là lư do để cho ta khen hay hoặc chê dở một tác phẩm văn chương, hay cụ thể hơn, một truyện. Hay dở chung qui vẫn là ở khả năng văn chương của tác giả tiềm tàng trong tác phẩm. Một ngàn câu hay là một đôi câu, một ngàn trang hay là một đôi gịng không phải là điều cần chú ư, v́ nội dung mới thật là điều quan trọng chứ h́nh thức ngắn dài không phải là điều làm nên giá trị của một tác phẩm văn chương. Ngắn mà có nội dung súc tích như dài th́ c̣n ǵ bằng! Chỉ e rằng không mấy ai làm được. Kể cả Hemingway trong sáu chữ "For sale. Baby shoes. Never worn" cũng không làm được như vậy. Chúng ta biết đến Hemingway như là một nhà văn lớn v́ các truyện ngắn và dài như Giă từ vũ khí (A Farewell to Arms), Ngư ông và biển cả (The Old Man and the Sea), hay Chuông gọi hồn ai (For Whom the Bell Tolls), chứ không ai biết đến Hemingway chỉ v́ các "truyện thật ngắn" như sáu chữ nói trên.

 

"Thời đại bao lần khô nước mắt

Hoa đèn xin gửi chút tâm tư

Ngắn dài đă học người thiên cổ

Vạn đại sầu lên chẳng bến bờ"

(Trích thơ Quang Dũng, Trắc Ẩn)

 

Nguyễn Hưng

THTĐ (khóa 7)