Kim Thoa
(Khóa
12)
Trong
cuộc sống, ai cũng có
bạn bè. Bạn bè lúc
tuổi thời thơ ấu thật là một
tình bạn thơ ngây hồn
nhiên. Còn bạn bè ở tuổi trưởng thành thì tình
bạn ra sao? Chắc khó nói lắm phải không? Bởi vì nó còn
ảnh hưởng bởi những tác động dòng đời của cuộc sống ...
Từ
“bạn bè” ở đây gồm có hai chữ.
Theo tôi nghĩ: Chữ “bè” đứng liền sau chữ “bạn” không phải là tiếng
đệm nói cho suông. Mỗi chữ
đều có nghĩa riêng của nó. Nghĩ tới đây tôi chợt nhớ đến quá trình dạy
học, truyền thụ kiến thức cho học sinh vì tôi là
một giáo viên. Khi tôi dạy các
em học sinh lớp 1 cách ghép âm,
cách phát âm tiếng bè cho đúng
và hiểu nghĩa chữ “bè”, thì tôi
phải dùng hình ảnh trực quan một bức tranh vẽ hình cái bè
đang trôi trên dòng sông
cho học sinh xem. Chính
hình ảnh này nay lại làm cho tôi
càng chợt nhớ, chợt nghĩ thêm và nghĩ tiếp
về đoạn văn sưu tầm sau: “Ngày trước,
muốn đưa nước vào ruộng, người ta dùng guồng
xe nước
để lấy nước từ sông lên. Để
có thể dùng sức nước làm quay được các bánh xe, người
ta đã đóng một hàng cừ ngăn
ngang dòng sông, gọi là “ bạn”.
Còn “bè” là những thân cây được
kết lại thả trôi theo dòng
nước chảy.
“Bạn” lúc nào cũng đứng
yên một chỗ “bè” thì lại luôn
luôn trôi xuôi theo
dòng nước”.
Đồng
thời, bài hát BẠN TÔI của nhạc sĩ Hà Chương với tiếng hát chính tác
giả (tiếng hát ca sĩ Hà Chương) có lặp đi,
lặp lại cụm từ “Tôi có người
bạn” và chỗ đoạn hát như sau
:
Tôi có người bạn yêu người hơn ta
Cảm thông với đời bằng tình bao la
Ôi những
người bạn thân thương hiền hòa
Hãy đến
với nhau bằng lòng bao dung .
làm
tôi rất thích, nhận ra thêm một
điều: chữ
“bạn” và chữ “ bè” ghép lại thành từ “bạn bè” không
những để chỉ tình nghĩa kết giao giữa người này với người nọ, mà còn
hàm ý phân biệt giữa tốt và xấu
.
Quả
thật trong cuộc sống nếu chúng ta đối xử với nhau bằng sự chân tình,
lúc giàu sang cũng như khi nghèo hèn,
khi sung sướng cũng như lúc hoạn nạn đều biết nghĩ đến nhau, giúp đỡ nhau trong tầm
tay của chính mình thì
đó mới thật là bạn.
Trái lại, lúc giàu sang thì
theo bưng bợ, khi tai nạn lại ngoảnh mặt làm ngơ… hoặc
khi giúp đỡ người khác bằng tính cách mua
bánh phải trả tiền liền thì đó chỉ là bè, chẳng mang một chút ý nghĩa gì về tình
nghĩa bạn với nhau cả . Vì thế muốn
có bạn tốt, chính mình phải chứng tỏ được mình là bạn. Đối xử nhau chân tình
từ bè cũng có thể
trở nên bạn. Đối xử nhau bằng
sự lợi dụng thì bạn cũng sẽ hóa ra
bè. Vì vậy
trong cuộc sống hằng ngày, tìm được
một người bạn không phải là dễ,
nhưng muốn có bè thì
thật vô khối .
Hình
như trong đời sống, cửa miệng ở đời thường
hay có câu: “Chúng ta (mày
và tao) là
chỗ bạn bè với nhau
mà...” Câu nói này đa
số trong cuộc sống ai cũng dùng
nó để giao tiếp trong quan hệ
bạn bè khi giúp đỡ
lẫn nhau . Dường như nó in vào trong trí
nhớ của mỗi con người chúng ta mãi mãi không quên.
Viết
tới đây làm tôi nhớ
lời khuyên của cha mẹ tôi: “Sống ở đời tiền mất rồi thì còn kiếm
lại được,
làm ra được,
nhưng cái tình cái nghĩa
khó kiếm lắm các con ơi!”
Với những
dòng giao cảm trên đây, kính mong người đọc cùng tôi suy ngẫm
và chia sẻ
những cảm nghĩ về từ “bạn bè”. Chân thành cảm
ơn rất nhiều.
06
– 08 – 2008