NGUYỄN HỮU LỄ
(khóa 7)
Trong tâm khảm tôi qua bao nhiêu
năm thăng trầm của cuộc sống vẫn mãi khắc
ghi khoảng thời gian tươi đẹp đó.
Tôi vẫn
nhớ như in Tết Mậu Thân cuộc chiến khốc liệt, từng đoàn người bồng bế, gánh gồng chạy về phố chợ lánh nạn. Lúc đó
tôi chỉ là một đứa
trẻ thơ ngây nào biết
đâu những nỗi đau mất mát xung
quanh mình.
Hè năm đó, tôi thi đậu
vào trường trung học công lập duy nhất của quận nhà. Nói sao cho hết
nỗi vui mừng trong lòng, tôi như
bay bổng với những ước mơ, hoài bão
tương lai. Ngày khai trường,
bỡ ngỡ với bạn bè, thầy cô mới,
tất cả đều lạ lẫm đối với tôi, cậu học trò vừa xong
tiểu học.
Buổi học đầu tiên của lớp đệ thất, chúng tôi đã
nhầm lẫn anh Phương trưởng lớp là thầy giáo
nên cả lớp đứng dậy chào, khi hiểu ra lại cười
nghiêng ngả khiến anh lúng túng đến
tội nghiệp! Anh Phương chỉ học với chúng tôi hai
năm rồi nghỉ (nghe nói anh đi
lính và mất
tích ở nơi xa).
Năm đệ lục tôi chơi thân
với Hưng chỉ vì con dế mèn. Trưa hôm đó,
lớp tôi đươc nghỉ hai giờ đầu,
lũ chúng
tôi đám cởi trần đá banh, đám
túm tụm chơi cờ cá ngựa, còn tôi dẫn
đầu một đám ra Hồ
Đất bắt dế. Hôm đó
thật may, chỉ vài phút lục
lạo mấy hốc đá, lùm cỏ tôi
đã tóm được anh dế "Dầu" chiến tướng (loại dế này có màu
dầu "gasoil" đá
rất hay). Chú dế Dầu
quả thật không đối thủ, nó đã
hạ gục biết bao anh "Lửa", anh "Than". Nhóc Hưng
khoái chí lắm luôn hò reo mỗi khi anh "Dầu"
xung trận. Nó gạ tôi
cho mượn con dế để hưởng hương vị chiến thắng một lần.
Xui sao chuông
reng giờ vào học, Hưng nhà ta
chỉ kịp nhét vội cái hộp quẹt
diêm đựng con Dầu vào túi
quần. Cô Ngọc Dung dạy Văn nổi tiếng khó tính với chiêu "bẹo tai" mà đám
nhóc lớp tôi rất ngán.
Rét... rét.. tiếng
gáy của "Dầu" khi to khi nhỏ vẫn
vang lên như lúc đang
xung trận. Cô Ngọc Dung đi qua lại chỗ thằng Hưng mặt đỏ lên vì giận.
Còn nhóc Hưng thì mặt
xám ngoét, nó tỳ tay vào túi
quần bặm môi, tiếng gáy nhỏ dần
rồi im bặt. Cả lớp như vừa qua một cơn ác mộng,
nhất là thằng Hưng (nó được cô Ngọc Dung rất thương vì học giỏi
Văn). Ra chơi, tôi nhào lại
nhóc Hưng để đòi lại con Dầu. Nó nhìn tôi
nửa như ân hận
nửa như xin lỗi từ
từ móc cái hộp quẹt
bẹp dúm ra. Ôi thôi,
còn gì con dế chiến của tôi!!! Sau hôm đó
thằng Hưng cứ lẽo đẽo cầm hộp theo
tôi ra Hồ
Đất học nghề bắt dế. Chúng tôi thân nhau từ đó.
Năm lớp 8, thầy hiệu trưởng mới về nên trường
có rất nhiều thay đổi: nào là thay đổi
chương trình học của đệ nhất và đệ nhị cấp, các lớp học
vừa có nam sinh, vừa
có nữ sinh, màu sắc
phù hiệu theo từng
cấp lớp. Chúng tôi có
thêm nhiều bạn mới lại là bạn
gái nên cả
lũ tỏ
ra đứng đắn hơn lúc trước. Thời gian này lớp chúng
tôi lại chia tay
thêm vài bạn: Trần Hồng Tươi chuyển về Dĩ An, Thu Trưởng
lớp lập gia đình sớm.
Thời gian qua nhanh, chúng tôi lên
lớp 9, rồi lớp 10. Bạn bè cũ ra
đi có đứa không trở lại như Trung, Quan. Có đứa
chuyển lên Sài Gòn như
Dũng, Phấn... Đến năm học 11, 12 cuộc chiến đã khiến chúng tôi hoang mang,
lo sợ "lược
giải cá nhân", "căn cước", "hoãn
dịch học vấn", v.v... luôn thủ
sẳn trong bóp để xuất trình giấy tờ khi đi xe
đò qua Cát Lái.
Năm 1975, đất nước tôi chuyển biến sang trang mới, biết bao nhiêu "vật đổi, sao dời", bạn bè lứa chúng
tôi (68/75) đứa còn, đứa mất tứ tán khắp nơi. Riêng tôi vì mẹ
mất, phải lao vào cuộc mưu sinh, thăng trầm nổi trôi biết bao nhiêu khổ
nhọc, cay đắng
đều đã nếm qua.
Hơn nửa đời người, tóc đã hoa râm,
mỗi khi ngồi chiêm nghiệm cuộc đời tôi cứ tưởng câu chuyện vừa xảy ra hôm qua. Giờ đây, mỗi khi về trường
họp mặt Cựu Học Sinh, sao trong
lòng nhớ quay quắt hình ảnh mấy đứa nhóc tì trồng hàng tràm bông
vàng năm đó, nhớ con Dầu kỷ niêm của ngày xa xưa
ấy khôn cùng.
Xin hãy cùng tôi
thắp nén hương tưởng niệm Trung, Quan, Anh Dũng,
Đức Vượng,
Phương, Cường,
Tuấn..., những người bạn không bao giờ
trở lại của tôi.
THỦ
ĐỨC, mùa mưa
07/2008