Đã hơn 9 giờ tối
mà hàng người chờ đến phiên
mình gởi hành lý vẫn còn
đứng dài gần đến cửa . Cũng may là chồng tôi và tôi mua
vé của hãng
-Năm 2001 mình về Việt Nam
rồi nên anh nghĩ lần này em sẽ không sao đâu.
Tôi cười và cũng
thầm mong như vậy . Ai biểu ham
đi chơi thì có mệt cũng phải chịu
thôi! Nhưng thật là may vì trong suốt chuyến
bay dài như vậy, tôi thấy khỏe khoắn
lắm (chắc có lẽ nhờ dạo
này tôi uống thuốc bổ đều
đặn chăng?) Khi máy bay chạm bánh
ở phi trường Tân Sơn Nhất, tự
dưng tôi có cảm giác vừa lạ
vừa quen. Lần đầu tôi về ra
mắt họ hàng bên chồng cách nay cũng
đã gần 10 năm rồi còn gì. Lúc đó xóm cũ nơi tôi
ở ngày xưa đã thay đổi huống
hồ gì bây giờ. Khi chúng
tôi đẩy hành lý ra ngoài thì trời
đã tối. Từ trong phi trường đi
ra, cái nóng nhiệt đới ập vào mặt
tôi tức thì. Tôi cảm thấy
mồ hôi đã rịn ra ở trên trán tôi.
Chồng tôi vội gọi xe về
khách sạn ở gần chợ Bến
Thành. Lúc này chúng tôi
mới thấm mệt và cần nghỉ ngơi
để có sức cho những ngày đi
chơi sắp tới.
Những ngày sau đó
chúng tôi đi Nha Trang hưởng gió biển
cũng như làn nước ấm áp của
vùng đất cát trắng này. Biển
chỗ này sạch sẽ và nên thơ lắm.
Cùng đi với chúng tôi có thêm mấy anh
chị ở San Jose và Canada về nên hợp gu
lắm và vì vậy ai cũng vui chơi hết mình. Tôi xa
Việt Nam đã gần 20 năm và đây là
lần đầu tiên tôi biết Nha Trang như thế
nào! Tôi cũng đã tận
mắt thấy những ngọn tháp
thời xa xưa của người Chiêm Thành.
Tuy năm tháng đã bào mòn những
hình ảnh bằng đá nhưng cũng
còn đủ cho mọi người thấy
được vẻ đẹp tôn nghiêm của
tháp. Rồi còn Hòn Chồng, Hòn Sẻ,
Hòn Tằm, chùa Long Sơn… làm cho Nha Trang
trở thành nơi tham quan du lịch có giá
trị.
Chúng tôi cũng đi núi Bà
Đen ở Tây Ninh và có ghé qua tòa
thánh Tây Ninh của giáo phái Cao Đài.
Có đi đây đi đó tôi mới
mở rộng thêm kiến thức của mình.
Mỗi đạo đều có chân lý riêng nhưng
tựu trung đều khuyên con người nên
sống tốt ở đời. Những đêm
ở Sài Gòn, chúng tôi thả bộ trên
những con đường quanh khách sạn.
Sống ở Mỹ tôi đã quen với
những con đường dài và
lớn, giờ đi ở Sài Gòn tôi mới
thấy đường sá ở Việt Nam nhỏ
xíu; đi chẳng mấy chốc đã quay
về lại chỗ cũ.
Tôi đã liên lạc được
với những người bạn thời
tiểu học và trung học. Tôi muốn về thăm
lại căn nhà xưa và những ngôi
trường tôi đã học lúc còn
nhỏ. Không
biết các bạn tôi bây giờ có khác
lắm hay không? Đến 5 giờ chiều thì
một người bạn thân năm cấp 3
đã chạy xe tới
đón tôi đi về Thủ Đức thăm cô
bạn xinh xinh thời tiểu học là Thư.
Hồi xưa Thư dễ thương và nhỏ
nhắn như búp bê. Hai
đứa chơi với nhau từ hồi
lớp 6 lận. Đôi khi cũng giận hờn đấy rồi
lại làm lành với nhau. Học
trò không có giận hờn thì không phải
là học trò. Nhiều khi tôi tiếc
nuối thời gian đi học của mình vì
lúc đó chẳng phải lo nghĩ gì
ngoài chuyện học hành.
“Đă qua
đi rồi tuổi thơ, đă qua đi rồi mộng
mơ,
Cuộc
đời cuốn tôi đi qua bao nhiêu giông băo.” *
Hai đứa tán dóc
đủ thứ trên trời dưới
đất cứ như ngày nào tôi đến
nhà Thư và ăn nui chiên (không
biết Thư còn nhớ kỷ niệm ấy không
nhỉ?) Sau đó anh Tú tới
và cả bọn kéo nhau đi ngang qua ngôi nhà
cũ của tôi ở đường Huỳnh
Thúc Kháng. Trời! Nếu
bỏ tôi đi một mình chắc là tôi sẽ
lạc đường mất. Từng ngôi nhà,
từng con đường đều đổi
thay. Tôi thấy mình trở nên xa
lạ ngay chính xóm cũ ngày xưa.
Nếu không nhờ có số nhà cũ thì
tôi không biết đâu là căn nhà tôi đã
từng ở! Anh Tú nói:
-Em đi tới gần coi có
phải là nhà cũ của em hay không?
-Đúng là số 381 rồi anh
ơi. Nhưng em không
ngờ là nó khác xưa quá! – Tôi
vừa trả lời vừa nhìn lom lom
vì lúc đó trời cũng đã xâm
xẩm tối nên khó nhìn số nhà.
Anh Tú và Thư cũng chạy
ngang qua trường Hoa Lư – ngôi trường
tiểu học. Tôi sửng sốt vì
trường nhìn bên ngoài khang trang chứ
không sập xệ như xưa. Uổng là lúc
đó đã tối nên chúng tôi không có
dịp ghé vô trường. Lúc nhìn
thấy trường tự dưng tôi nhớ đến
thày chủ nhiệm năm lớp 9 da diết.
Thày là người mà tôi kính trọng
nhất trong suốt quãng đời đi học
của tôi. Nói làm sao để diễn tả
hết sự ân cần lo lắng cho học sinh
của thày. Có lần thày đã nói
với tôi khi tôi không được tuyển thẳng
vô cấp 3: "Thêm một lần thi là một lần
kiến thức của em được nâng cao
hơn một bậc. Đó chính là hành
trang cho em sau này nên em đừng nên buồn
nữa”. Thày ơi! Bây giờ cô học trò
nhỏ của thày đã thành tài trong
xã hội rồi. Còn đâu cô bé nhí
nhảnh ăn vụng cóc ổi
trong lớp nữa.
“Bao năm
tháng đă đi qua, tôi đă không c̣n bé thơ.
Tôi mơ
thấy thời thơ ấu như ngàn ánh nến lung linh
hiện về.
Có
những cánh diều trắng bay xôn xao sân trường
cuối thu.
Thương
cô thương thầy năm xưa, bạn thân nay đă ra
đi phương nào." *
Đêm đã khuya lắm rồi!
Đã đến giờ phút chia tay
với anh Tú và Thư dù chúng tôi
còn bao nhiêu chuyện để tâm sự.
Đành phải tiếp nối câu chuyện khi tôi
có dịp trở về nơi này. Tôi nhủ
thầm trong lòng: xin hẹn bạn bè cũng
như ngôi trường Hoa Lư lần tao ngộ sau
nhé!
“Trường
làng tôi không giây phút tôi quên
Dù cách xa
muôn trùng trường ơi!” *
Ngày hôm sau tôi và chồng tôi
đến nhà Hà để gặp mặt
các bạn học chung năm cấp
3. Nhóm chúng tôi ngày ấy hay tụ tập
lại nhà một bạn trong nhóm để vui
chơi hay kéo cả nhóm đi ăn
hàng sau mỗi lần học thêm ra. Tôi còn
nhớ rõ Tết Trung Thu năm 1988 cả nhóm
gồm Thủy, Thúy, Quý, Diễm, Thu, Linh (là
tôi), Hà, Thế Nhân, Đạt Nhân, Văn Minh, Phong
tụ lại ở nhà của Diễm để
đón Trung Thu. Ngày ấy mưa tầm tã;
vậy mà Thúy và tôi chịu khó đem
gạo đi xay để nấu chè trôi
nước. Cả nhóm con gái chúng tôi
xúm xít quanh bếp lo nấu nướng trong
khi cánh con trai thì lo nhong nhong ở đâu chưa
thấy tới. Hóa ra mấy chàng
đợi mưa tạnh mới chịu đi ra đường.
Thật là mắc cỡ cho các đấng
nam nhi quá hả! Đêm đó
chẳng đứa nào chịu ngủ, chỉ
lo chọc ghẹo la lối um sùm đến nỗi
mẹ của Diễm từ trong buồng phải chạy
ra nhắc mấy lần: "Các cháu
đừng làm ồn quá, coi chừng
hàng xóm họ than phiền". Cả bọn
dạ dạ chứ đâu vẫn hoàn đấy.
Thật đúng với câu: Nhất quỉ, nhì
ma, thứ ba học trò! Tôi tưởng đâu
kỷ niệm này đã phai nhạt nhưng không
ngờ nó vẫn còn nằm một góc
nào đó trong tâm trí của tôi và chỉ
chờ có dịp là bừng sáng lên...
Khi các bạn đã tụ
tập đông đủ ở nhà Hà - cũng
có vài bạn vì bận việc nên không đi
được - chúng tôi kéo nhau đi ăn để tìm lại hình
ảnh thời còn cắp sách đến
trường. Lần này Thu
chở vợ chồng tôi và Thủy đi ngang
trường Nguyễn Hữu Huân – ngôi
trường trung học cấp 3. Tôi
lại một phen sửng sốt trước
sự khang trang của ngôi trường. Ôi
trời ơi! Sao hồi xưa nhìn
trường bình dân mà sao giờ
đẹp quá vậy! Tôi thắc mắc:
-Nè Thủy, bộ trường
mua thêm đất hay sao mà phía trước
bự quá vậy?
-Đất cũ đó, nhưng
mà bây giờ họ xây lại nên thấy bự
ra thôi – Thủy trả lời.
Bên trong trường cũng
đổi thay rất nhiều. Nhìn thấy nên thơ
và đẹp hẳn ra. Tôi chịu nhất là các cây
phượng vĩ ở trong sân trường.
Nhìn ôi sao mà mát mắt! Chẳng
bù ngày xưa nhìn thấy chỉ toàn
cát và cát.
“Hôm nay tôi
trở về thăm trường cũ
Nhiều
nét đổi thay tường mái rêu mờ” *
Ngày xưa khi chúng tôi mới
vô cấp 3 là đàn em nên phải học
dưới lầu. Nhiều khi trưa nóng ngồi
dưới mái tôn nóng bức làm cho hai
con mắt cứ díu lại. Năm đầu
tiên lạ trường lạ bạn nên tôi chỉ
biết đi học xong là đi thẳng một
lèo về nhà. Bây giờ nghĩ lại sao
thấy ngày ấy mình hiền ơi là
hiền! Chỉ đến năm lớp 12, năm
cuối cùng ở ngôi trường Nguyễn
Hữu Huân, tôi tham gia vào một nhóm bạn
khoảng chừng 15 đứa vừa trai
vừa gái. Lúc này tôi biết là
cuối cùng mình cũng sẽ rời khỏi
Việt Nam nên tôi đi chơi xả láng sau
những giờ học căng thẳng. Một
bữa ra chơi tôi và Thủy rủ nhau đi sang
hàng bún riêu đối diện cổng
trường ăn hàng. Chỉ là một
gánh hàng nhỏ nhưng bún riêu ăn vô
tuyệt cú mèo. Đến khi hai đứa
chạy về lớp thì đã trễ 15
phút. Nhằm tiết Vật Lý nhưng may là người
thày dạy môn này hiền hòa lắm.
Thấy hai đứa đi vô thày trợn
mắt la lên:
-Trời! Đi ăn
hàng bây giờ mới chịu vô lớp
đó hả?
Cả lớp cười rần
làm hai chúng tôi quê ơi là quê! Cũng
từ đó chẳng đứa nào
cả gan lập lại “thành tích vẻ vang”
đó. Những ngày học
trong ngôi trường thân thương này, tôi
chịu khó đi sớm và dĩ nhiên cũng
chịu khó về trễ. Bao nhiêu hàng chè,
hàng nước mía nào mới mở
ở Thủ Đức là cả nhóm
kéo nhau đi mở hàng cho bằng
được. Chính nhờ những kỷ
niệm bé bé đó mà tình bạn
mới được bền cho đến bây
giờ. Giờ thì
trường đã được xây cất
đẹp hơn cho đàn em nhưng thật ra trong
thâm tâm tôi vẫn thấy gần gũi với hình
ảnh cũ của trường. Có
lẽ hình ảnh cũ đã in sâu trong tâm
khảm tôi cùng với những kỷ niệm
thật là êm đẹp của thời học sinh
chăng?
“Hôm nay
trở lại nhiều khuôn mặt mới
Thầy
đó trường đây bạn hữu đâu rồi?
Bao nhiêu
kỷ niệm hoa bướm ngày thơ
Vang trong
nỗi niềm nhung nhớ
Có ai đi
thương về trường xưa?” *
Ngày cuối tôi gặp
lại các bạn để nói lời chia tay. Cả bọn kéo nhau
đi hát Karaoke cho nở phổi. Nhân bắt tôi
hát một bài bằng tiếng Anh làm tôi
hơi lúng túng vì thật ra tôi đâu có
thuộc bài tiếng Anh nào đâu. Cuối
cùng sau khi sàng lọc kỹ càng tôi cũng
lựa được một bài để
hát cho các bạn thưởng thức. Ai
cũng ráng hát mặc dù chẳng
biết có làm người khác
đứng tim vì “giọng ca oanh vàng” không
nữa. Tối đó thật là vui nhộn! Đúng
là:
“Hôm
nay đây c̣n vui trông thấy nhau
Bên
tiếng ca tiếng đàn vượt trời cao…” *
Nhưng hôm
sau cũng vào giờ này chồng tôi và tôi sẽ
trở về Mỹ. Tôi cám ơn
các bạn đã dành cho tôi những
tình cảm sâu đậm trong thời gian tôi về
thăm quê hương. Tôi biết là
tuy mình đã lớn, có biết bao
điều phải lo toan nhưng tình bạn của
tất cả chúng mình sẽ tồn tại
mãi với thời gian.
Khi ngồi
viết những dòng chữ này thì
đã 5 tháng trôi qua sau lần tôi về Việt Nam. Thời
gian đi qua lẹ quá! Tôi
tưởng như chuyện chỉ xảy ra
mới đây thôi. Tôi vẫn còn
nghe đâu đây từng giọng nói, tiếng
cười của các bạn. Từng khuôn
mặt tuy già dặn vì năm tháng nhưng
vẫn còn nét tinh nghịch trên đó. Tôi
cầu mong sao các bạn luôn được
bình an trong cuộc sống. Tôi không biết đến bao giờ tôi sẽ
gặp lại các bạn. Có thể hình
ảnh các bạn sẽ hiện ra trong giấc mơ
của tôi.
“Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau
Nhắc chuyện người
chuyện đời thương đau
T́nh chia trong đêm sầu…” *
Mỹ Linh,
12A7
Khóa 1989, NHH
* Chú thích của BBT: Những bài hát
đă được trích lời, xếp theo
thứ tự xuất hiện trong bài này: Xa rồi tuổi
thơ (Ngọc Lễ), Trường làng tôi (Phạm
Trọng Cầu), Trường cũ t́nh xưa (Duy Khánh), Ngày
tạm biệt (Lam Phương), Đêm nhớ về Sài
G̣n (Trầm Tử Thiêng).