Môi tím

 

 

            Năm mười  tuổi, tôi về học lớp nhất ở trường Nam châu thành B́nh Dương. V́ thiếu lớp nên lớp tôi học phải ngồi nhờ ở một pḥng học của trường trung học bán công Phú Cường gần ty tiểu học B́nh Dương.

            Tôi thật ngỡ ngàng trước cảnh vật chung quanh, đất rộng ngựi thưa, đi học phải nhờ bố chở, lúc biết đường, th́ đi bằng xe thổ mộ hoặc xe "lam", nếu không có hai phương tiện này có lẽ tôi phải ở nhà thôi. Địa danh th́ thật là lạ lùng, lúc th́ gọi là Thủ Dầu Một, khi th́ gọi là B́nh Dương, c̣n chỗ tôi học th́ gọi là ngă ba cây Sao quỳ v́ có một cây cổ thụ cao ngất, gọi là cây sao, phải hỏi thăm mới biết, đừng mong t́m ra được tên đường.

            Từ xóm nhà tôi ở đến trường, dọc theo hai bên đường nhựa, ruộng vườn bát ngát, cỏ hoa cây cối um tùm, tươi tốt và đặc biệt là người th́ như không thấy ai. Thật là đầy hứa hẹn cho những việc đi chơi câu cá, bắn chim, thả diều... mà tôi lúc nào cũng thích cả.

            Ngoài việc đến trường để học ra, tôi chỉ c̣n có việc rong chơi thôi, thật thoải mái vô cùng. Không lâu sau, tôi đă quen được tất cả những đứa trẻ xấp xỉ cùng lứa tuổi, cũng có ít nhất trên mười đứa, cùng học ở trường nam hay nữ châu thành B́nh Dương, hay lớn hơn một chút,  th́ học ở bán công Phú Cường. Cả đám không kể ǵ là trai gái, lớn nhỏ, hễ tập họp lại là chí choé,  không thể biết trước là có chuyện ǵ sẽ xẩy ra. Bao nhiêu là tṛ hấp dẫn như đánh đáo, bắn bi, chơi u, kéo co, đẩy cây, đá banh... đều hấp dẫn được trẻ thơ này.

            Quy luật tự nhiên cho cả bọn trẻ là cấm khóc, không thưa gởi hay khiếu nại, vi phạm sẽ không cho cùng tham gia các cuộc chơi, cả trai lẫn gái đều mặc nhiên ưng thuận.

            Một buổi đá banh, mỗi bên độ bẩy tám đứa trai gái lẫn lộn, một anh lớn (cũng chỉ 15, 16 tuổi) làm trọng tài, và nhiều người đứng rải rác coi. Trong mấy phút đầu, bên tôi bị thua ngay một quả, người tung lưới lại con gái. Cả đám tức tối than oán, có đứa la to:

            -Cái con nhỏ Xuyên đó chơi xấu dữ quá, nó thúc cùi chỏ mà trọng tài cũng ăn gian không bắt....

            Mỗi đứa nói một câu nhưng vẫn tiếp tục đá, tôi lùi về hàng hậu vệ, v́ bên kia công quá mạnh và mau, và đúng như lời than văn, Xuyên giống như một con beo con, chân th́ lừa, đá c̣n tay th́ xô đẩy, cào, ai gần th́ huưch... cùi chỏ. Anh trọng tài quả ăn gian thật, chỉ đứng cười trừ thôi, trong lúc bọn nhỏ túm lại dành giật quả banh tưng bừng bất kể trời đất.

            Một trái banh rơi về phía tôi, phản ứng của tôi là chận lại rồi đá thật mạnh về bên kia, bất ngờ Xuyên lao vụt đến, hứng trọn quả banh vào nửa mặt, banh vẫn bay về phía trước, c̣n Xuyên chơi vơi nghiêng lại đàng sau, tay ôm lấy mặt, ngă ngồi xuống. Tôi ngây người nh́n... Xuyên bật khóc, một người ở ngoài chạy vào đỡ nó ra khỏi sân, tôi ngỡ ngàng bước theo, trong lúc cả bọn vẫn đá qua lại không ngừng.

            Một lát sau tôi lắc vai Xuyên, rụt rè hỏi:

            - Xuyên... Xuyên... mày... có sao không?

            Nó chỉ lắc đầu không nói và cũng thôi khóc. Tôi chỉ đứng mải nh́n vào sân banh chứ không trở vào đá tiếp, mỗi bên mất một, coi như đều nhau.

            Bất chợt, có tiếng Xuyên hỏi:

            -Sao mày không ra đá mà đứng đây?

            Tôi quay lại, thấy nó đang nh́n tôi, và ấp úng trả lời:

            -...Ơ... thôi... mày bị đau lắm đúng không?

            Xuyên hơi cười, một bên g̣ má bị đỏ, nói:

            -Tại gần quá tao né không kịp... không sao đâu...

            Thật nhẹ cả người, tôi chỉ sợ nó oán tôi v́ trả thù nó chơi xấu lúc đá banh thôi, trong khi tôi chẳng biết thù ghét ai cả.

             Sau lần đó, khi chơi đùa những ǵ, Xuyên cứ nhất định phải ở cùng phe với tôi, dần dần những đứa trẻ chung quanh cũng thấy lạ nên hay chọc:

            - Con nhỏ này sợ mày đá trúng mặt nữa nên phải theo phía bên mày...

            Tôi cũng đă chỉ nghĩ đến được như thế thôi.

            Những lúc kéo dây, mỗi bên bốn năm đứa trẻ, giữa là lằn gạch dưới đất, tôi luôn luôn phải để Xuyên đứng trước. V́ ngoài sự kéo cho thắng, c̣n th́nh ĺnh "buông tay" để cả một loạt đối thủ mất đà, ngă chỏng vó lên trời. Nếu bị ngă, th́ Xuyên không sợ bị người trước đè lên. Tṛ chơi như thế rất buồn cười và dễ dánh chửi nhau, nhất là đứa đứng sau cùng. Hơn một lần, tôi đă suưt trợn ngược mắt v́ Xuyên đă ngă lên người tôi quá mạnh. Cứ như thế, bọn trẻ nô đùa thật hồn nhiên thoải mái theo từng ngày.

            Cuối năm lớp nhất, chỉ có một ḿnh tôi bị thi tiểu học, thế mới... ngơ ngác cả tâm hồn, chỉ v́ tôi thiếu một kỳ thi lục cá nguyệt trong nửa năm đầu, phải đậu bằng tiểu học mới được tiếp nối bậc trung học. Ông anh tôi về bắt tôi phải học ôn lại tất cả năm để thi, tôi phải làm theo, không được tự do nô đùa với đám bạn trong mấy tháng hè. Tôi chả hiểu tại sao, nhưng cũng vẫn y lời.

            Ngày thi, bố tôi chở ra trường Nam châu thành để thi, cũng có lẽ mất khoảng hai ngày ǵ đó, thí sinh th́ càng lạ lùng đối với tôi, v́ lẫn có cả những người lớn tuổi và già cả nữa. Sau đó là tôi lại được tự do nô đừa như cũ.

            Trong xóm mấy phụ huynh nói với nhau là thằng nhỏ này đi thi h́nh như   primaire primiếc ǵ th́ phải, tôi chẳng biết ǵ, bảo đi thi th́ thi thôi. Ngày công bố kết quả, bố tôi chở tôi đi nghe, cùng với ba bốn đứa trẻ, trong đó cả Xuyên cũng có mặt. Bọn tôi chẳng có hứng thú ǵ cả nhưng cũng cố đứng nghe, măi đến lúc tên tôi được đọc, bố tôi cười và xoa đầu tôi, anh tài xế bế bổng tôi lên, phát vào đít mấy cái la to lên:

            - Mày thi một cái là đậu c̣n tao thi mấy lần chỉ đậu... trên ngọn cây thôi...

            Cả bọn tôi ngơ ngác chả hiểu ǵ, bố tôi vừa cười nói:

            - Chở bọn nó đi ăn ḿ hay hủ tíu ǵ rồi về, chiều rồi...

            Lúc này chúng tôi mới thực sự thật vui mừng...

            Hết mùa hè, chúng tôi trở lại trường và học chung một lớp đệ thất. Tất cả bọn đi xe đạp đến trường, chỉ có Xuyên là phải đi xe "lam", cũng chẳng sao, tất cả lại gặp đúng giờ ở trường thôi. Tôi cũng từng đi xe lam trước đó, dù chỉ mất hơn mười lăm phút xe chạy, nhưng chờ đợi thất thường, thật không thoải mái chút nào cả.

            Một lần tôi thấy nó đi bộ ra bến xe, liền tới hỏi có đi chung không, nó ưng thuận liền   lên xe cho tôi chở đến trường. Nó bảo bố mẹ nó không cho nó đi xe đạp v́ sợ tai nạn lắm, nhưng chính nó lại muốn đi xe đạp cho vui và tiện.

            Tôi g̣ lưng đạp, vừa nói chuyện để quên... mệt. Có một đoạn giốc lúc đi xuống sợ ngă, không dám chạy mau, lúc lên th́ cao quá, không thể nào đạp được nổi nữa,  hai đứa xuống xe đi bộ lên dốc. Rồi Xuyên bảo để nó chở tôi, thế là tôi ngồi đàng sau, cho nó đạp xe.

            Tôi nghĩ nó cũng khoẻ nhu tôi, v́ lúc đùa nghịch nó không chịu thua ai bao giờ, hơn nữa đoạn đường chỉ c̣n lại gần một phần ba thôi, thế là tôi cứ ung dung ngồi đàng sau tỉ tê ca hát nho nhỏ. Mới hát có vài đoạn th́ đă thấy xe lạng quạng, nh́n nó thấy mồ hôi vă ra đầy người, tôi giật ḿnh biết nó đă... hụt hơi rồi, nên bảo nó ngồi lại đàng sau cho đuợc việc.

            Dĩ nhiên là tôi đến trường sau những đứa bạn, tụi nó túm lại chọc hỏi:

            -Bộ hai đứa mày đi lạc đường hả?

            -Tại cái dốc, lúc đi lên không nổi, hai đứa đi một xe nặng quá...

            Một đứa bảo:

            -Sao dại quá vậy, lúc xuống mày phải đạp thiệt mau th́ lúc lên mới dễ...

            Nhờ biết được cái mánh lới nhỏ này mà tôi có thể đạp một mạch về đến nhà, không phải đổi tài xế nữa.

            Học đệ thất, khác hẳn với lớp nhất, mỗi hai giờ là có thầy khác dậy, một hôm chúng tôi được nghỉ hai giờ sau, được về sớm. Thay v́ về nhà liền, cả đám rủ nhau đạp xe gần khu ty tiểu học, ṿng vo ra chỗ cây sao cổ thụ, nơi đó cây mọc thật  nhiều, một vài con đường đất  nhỏ đi sâu vào trong rừng, mà cành lá che gần hết lối đi. Th́nh ĺnh một đứa reo thật to:

            -Có trái sim...nhiều lắm....

            Cả bọn quay nh́n lại, thấy nó vứt xe đạp, bước tới bứt lẹ những trái sim đen đen bằng ngón tay, cho vào mồm nhai nuốt, thế là tất cả đều làm theo như vậy. Tôi biết cây sim lúc c̣n ở miền Trung, hoa tim tím, c̣n trái th́ cũng tím đen... nhưng chưa bao giờ ăn cả. Bây giờ cũng làm theo lũ bạn bứt bỏ vào miệng nhai nuốt, thấy cũng ngon, thế là bứt bằng hai tay rồi cho ngay vào miệng nhai, từ từ đă len lỏi vào những con đường nhỏ mà càng vào sâu bên trong lại chia thành nhiều lối, như đan lấy nhau, chúng tôi y như một bầy chim, xà vào, vừa ăn vừa đùa giỡn om x̣m cả lên, mỗi đứa đi một ngả, mê say ăn sim chín.

            Bổng dưng tôi giật ḿnh và nói thật to:

            - Đừng đi vô nữa, coi chừng lạc...

            Tôi nh́n quanh phát rợn cả người, chỉ cần không để ư th́ vô phương t́m lại chỗ cũ. Một vài tiếng hưởng ứng đâu đó là nên đi ra về, thế là tất cả những tiếng ồn ào di chuyển từ từ ngược trở lại chỗ bắt đầu vào, chúng tôi gặp lại nhau ở b́a rừng.

            Một đứa phá lên cười, hai ba đứa ra cười rồi cả bọn cùng cười giống như điên dại. Càng nh́n nhau khi cười, lại càng cười nhiều hơn, v́ môi đứa nào cũng tím đen nham nhở, nh́n đă khôi hài, khi há miệng ra cười răng lưỡi  đứa nào cũng đen ng̣m, trông lại càng  kinh dị vô cùng... cả bọn cứ cười đến đau cả bụng.

            Thấy Xuyên đứng gần đang cười,  tôi ôm chặt nó, há miệng nhe răng trước mặt nó kêu.. A...A, nó giật ḿnh và hét lên lạc cả giọng nhưng vẫn cười. Tôi buông tay, nó vùng ra xa rồi bất thần nhẩy tới thoi một cái thật mạnh vào ngực, khiến tôi loạng choạng lùi lại v́ đau, nhưng vẫn cười...

            Sau đó chúng tôi lếch thếch thu dọn cặp sách lên xe đi về, dọc đường, thỉnh thoảng lại cười lên từng hồi.

            Đến gần nhà chúng tôi tản mát ra, Xuyên xuống xe, mím chặt môi đi nhanh về nhà, thằng Hoà ở trước nhà tôi, nên hai đứa có lẽ cùng vào nhà một lượt, tôi chợt cảm thấy lo sợ cho nó, v́ mỗi khi đi học về nó phải thưa tŕnh với ba má nó là:  thưa ba, má con đi mới đi học về, quên nói là bị đ̣n liền, má nó rất dữ, thường hay la mắng mấy đứa con, vốn dĩ rất nghịch ngợm.

            Tôi vừa cầm cái bàn chải đánh răng th́ tiếng má nó đă lanh lảnh:

            -Trời ơi, đồ ôn dịch... bộ mày uống mực hả con... điên nè... điên nè...

            Không biết nó trả lời sao chỉ nghe tiếng cán chổi bồm bộp và tiếng nó ré lên từ trong nhà ra tới ngoài đường:

            -Tui ăn có mấy trái sim chớ có uống mực ǵ đâu... sao má đập tui dzữ dzậy.

            Tôi tḥ mặt ra xem, nó nh́n thấy lại nhe răng định cười th́ má nó đă ra tới cửa la to:

            -Có đi dzô xúc miệng không?... hay mày muốn đứng đó...

            Tôi thụt ngay vào đi đánh răng rửa miệng, may quá, hôm nay tôi về sớm không phải lúc ăn trưa, nên không mở miệng th́ có ai biết ǵ đâu...

 

           Mỗi sáng cả bọn lại thong thả đạp xe đi học, vẫn con nhỏ  Xuyên gọn gàng, đi bộ ở phiá trước, khi tôi đến là ngồi lên đàng sau xe, vẫn con đường nhựa hai bên cỏ hoa tươi tốt, không khí thật trong lành, vẫn con dốc cao, trường học... nhưng tôi lại cảm thấy mọi thứ như thật mới lạ, bắt đầu bừng sống lên, như chưa từng có hôm qua. Và những buổi trưa chiều vui đùa, thời gian như vô tận, buổi tối, ngày mai như thật mông lung xa vời...

            Một buổi chiều, tôi thấy nóng nực, xong đá banh vội về để tắm, Xuyên từ trong nhà tôi bước ra, chận tôi ở bên cửa, tôi nh́n nó linh cảm như có chuyện ǵ, mặt nó không có một nét cười như hằng ngày mà tái hẳn lại, nó nh́n tôi đăm đăm một lát rồi nói:

            -Nhà tao sắp dọn về Sài G̣n rồi...

            Tôi ngây người ra nh́n nó thật lâu rồi nói một câu thật  ngớ ngẩn:

            -Mày c̣n về lại đây nữa không?

            Bỗng dưng nó mím môi lại, người rung động rồi nhè nhẹ lắc đầu và quay đi.

 

            Hôm nao, đôi môi nhỏ nhắn đó mím lại để cố che đi mầu sim tím thơ dại với cả trời vui thú, giờ đây, nó cũng mím chặt như thế, nhưng lại để ngăn nỗi  thê lương tràn ngập như biển rộng trong ḷng.

            Tôi chỉ biết ngây dại đứng nh́n theo mà ḷng cũng đang ngập tràn cảm xúc. 

            Nếu bảo mầu tím của Nguyễn Hữu Loan trong bài thơ “Mầu Tím Hoa Sim” đă bao trùm cả đồi núi, ngậm ngùi đến tận ḷng người qua nhiều thế hệ, th́ mầu tím trong tôi lại vụng về, đơn sơ, thấp thoáng chỉ ở trên môi Xuyên thôi, nhưng  đă ban cho tôi những giây phút ngây dại... măi c̣n vương vấn.

 

Lối mộng hoa sim ngập núi đồi.

Môi em giọt tím nhuộm hồn tôi

Ngày đi giă biệt buồn không nói

Để lại bên ḷng sắc hoa thôi.

 

            -Ai bảo trẻ con không biết ǵ nào!

                       

 

Măo Nguyễn

(Khóa 1)

 

 

Xem tiếp

Mục lục