Niềm vui nỗi buồn và hạnh phúc

 

            Trong đời sống, có những việc ta mới trải qua mà đă như ch́m vào quên lăng. Ngược lại, có những việc xảy ra từ rất lâu mà vẫn như vừa mới hôm qua. Bỏ qua những phân tích sinh học, đôi khi ta tự hỏi điều ǵ đă khiến tâm hồn và trí óc ta có một sự bất công như thế?

 

            Chúng ta ai cũng có một thời thơ ấu và những vui buồn nhớ măi. Một lần, khi tôi chừng năm sáu tuổi, chiếc lồng đèn h́nh con dế màu xanh lá cây xinh đẹp đă bùng cháy tiêu tan ngay trong đôi tay bé nhỏ giữa đêm Trung Thu, khi đứa bé tôi đang nao nức chuẩn bị lên đường cùng lũ trẻ rước đèn quanh xóm. Đến suốt đời, có lẽ không có ánh trăng rằm nào tang thương ảo năo với tôi cho bằng ánh trăng đêm Trung Thu năm ấy! Gần đây, xem một cuộc tranh tài của Thế Vận Hội 2008 trên màn ảnh truyền h́nh, tôi thấy những khuôn mặt rạng ngời niềm vui của những ngày lễ lớn. Những ánh mắt rực sáng hạnh phúc, những nụ cười hồn nhiên trẻ thơ, những cánh tay reo mừng theo từng nhịp bóng lăn. Tương phản là những gương mặt nặng mối ưu phiền, những bàn tay chống cằm im lặng, và cả những giọt nước mắt thất vọng tuôn trào. Bao nhiêu người từ những quốc gia xa xôi trên trái đất, v́ sao hôm nay họ cùng về đây, già trẻ nam nữ hàng ngàn hàng vạn cùng nhau bộc lộ những t́nh cảm trung thực và hồn nhiên nhất ở một nơi công cộng? Rồi ngày mai, khi họ rời khỏi nơi này, dù với chiến thắng hay thất bại của đội nhà, những ǵ họ mang theo vào kỷ niệm chắc chắn sẽ măi c̣n là h́nh ảnh của một ngày lễ hội tưng bừng mà họ sẽ tiếc nuối kể lại với nụ cười và ánh mắt long lanh cho đến nhiều năm tháng về sau.

 

            Một người bạn thân có lần tâm sự với tôi rằng anh có một cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc kéo dài đă hơn hai mươi năm. Trong suốt thời gian dài đằng đẵng ấy, biết bao là sóng gió trong gia đ́nh, tuần nào tháng nào cũng có. Thế mà khi tôi hỏi anh rằng lần vừa rồi anh chị đă to tiếng với nhau về chuyện ǵ, th́ anh đă ngẩn người ra không nhớ nổi! “Th́ cũng chỉ là những bất đồng cũ rích như từ hai mươi mấy năm nay thôi!”... Một người bạn khác, có đôi chút địa vị xă hội trong cộng đồng nơi anh sinh sống nên thường được mời đi dự những buổi tiệc tùng cưới hỏi liên miên. Thế mà anh cũng đă ngỡ ngàng không trả lời được khi tôi bất chợt hỏi anh rằng tuần trước anh đă đi ăn đám cưới ai? Anh chỉ biết đại khái là em hay cháu ǵ đó của một ông luật sư quen thường có những quan hệ công việc với anh: “Đến một lúc cho có lệ rồi về, thế thôi!”

 

            V́ sao đứa bé năm xưa vẫn nhớ suốt đời nỗi buồn của một đêm Trung Thu với chiếc lồng đèn cháy rụi trong tay? V́ sao khán giả của trận tranh tài Olympics không quên được những tiếng ḥ reo hay thở dài thất vọng của nhịp tim ḿnh một ngày vui trong một tṛ thể thao giải trí? Mà ngược lại, v́ sao người chồng lại không nhớ nổi lư do ǵ vừa to tiếng với vợ đến sứt mẻ hạnh phúc gia đ́nh? Và người khách đến dự đám cưới mà chẳng hề quan tâm đến cô dâu chú rể là ai? Tôi không biết nhiều về triết học hay tâm lư học. Cho nên, tôi chỉ có thể tự vấn ḷng ḿnh để mong t́m ra câu trả lời cho những điều nêu trên một cách chủ quan và phiến diện.

 

            Dưới một cái nh́n đơn giản, th́ ai cũng biết rằng niềm vui dễ dàng đưa đến hạnh phúc. Một đời sống không có niềm vui là một đời sống xác xơ, hoang mang và mỏi mệt. Đàn chim ríu rít vui v́ t́m được miếng mồi; đứa bé mừng đón mẹ về chợ; người yêu vui v́ gặp lại người yêu; người ốm mừng v́ hết bệnh; kẻ đắm tàu mừng v́ được cứu vớt; và c̣n nhiều, nhiều nữa những niềm vui trong đời làm sao kể hết… Có niềm vui sầm sập đến như nước vỡ bờ. Có niềm vui lâng lâng như hồn say men rượu. Có niềm vui nhỏ nhoi như tiếng sênh phách lẫn trong tiếng đại hồ cầm của một bài giao hưởng lớn. Buổi sáng, ta thấy vui sau một giấc ngủ ngon thức dậy nh́n ngày mới bắt đầu. Buổi trưa, ta thấy vui v́ màu nắng dịu dàng trải trên giàn hoa tím. Xế chiều, vui v́ t́m thấy một vần thơ, nghe lại một câu hát cũ. Tối đến, vui với mùi thơm của cơm gạo trong không khí gia đ́nh. Đêm về, vui v́ ánh trăng hiền ḥa theo chân những cặp t́nh nhân rong ruổi... Nhiều người đă chọn "mỗi ngày một niềm vui" để sống và để "đến trong cuộc đời" (trích Trịnh Công Sơn). Tôi thấy làm như vậy vừa khiêm tốn vừa phung phí quá! V́ lẽ không ai bắt buộc ta phải chọn lấy có mỗi một trong bao nhiêu niềm vui nho nhỏ mỗi ngày và bỏ phí đi bao niềm vui c̣n lại. Sao ta không tận hưởng tất cả những niềm vui đơn sơ ấy để tô bồi cho cội nguồn hạnh phúc đời ta? Có chi mà cần phải chọn lựa, trừ khi ta không có cả cái quyền được hưởng thụ hết những niềm-vui-rất-con-người ấy trong đời sống, hay là đời sống quanh ta đă nghèo nàn đến nỗi chỉ đáng có được một niềm vui nho nhỏ mỗi ngày? Tuy nhiên, nếu quả thực đời sống chỉ cho ta có ít niềm vui thực, th́ cũng không nên vơ vào những cái vui bâng quơ, cái vui gượng gạo mà làm ǵ.

 

            Có một câu thơ Apollinaire mà tôi rất thích: "La joie venait toujours après la peine", tạm dịch: "Măi măi niềm vui theo sau đau khổ". Nhưng tôi muốn được thay đổi chữ cuối cùng thành "la tristesse" (nỗi buồn), v́ tôi e rằng khổ đau, một cảm xúc quá mănh liệt sẽ giết đi niềm vui, không như nỗi buồn chỉ như một nốt giáng trong khuông nhạc trước khi trở về giọng chính, hay như một áng mây thu cho bóng tối lướt qua để rồi ánh trăng lại dịu dàng soi tỏ. Nếu như ta được phép mượn câu thơ Apollinaire để đem ra nhào nặn mổ xẻ - một điều ta không được phép làm khi ta đọc thơ như là thơ, nhưng may thay, ở đây ta đang phiếm luận chứ không đọc thơ - th́ mệnh đề trên vẫn rất đúng nếu được đảo lại: "Măi măi nỗi buồn theo sau niềm vui". Đó chính là cái cảm giác của cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn, của "Hạnh phúc nào không tả tơi không đắng cay!" (thơ Ngô Đ́nh Vận).  

 

            Nếu niềm vui là điều kiện cần để dẫn đến hạnh phúc, th́ có thể nói nỗi buồn chính là điều kiện đủ để hạnh phúc được vẹn toàn. Không có những thoáng âu lo th́ t́nh yêu không nồng nàn thơ mộng. Không có đợi mong và biệt ly th́ làm ǵ có sum vầy hội ngộ? Nỗi buồn như cánh chim chiều lạc loài, như ánh mắt đứa bé trông chờ mẹ về, như người t́nh xưa xa xôi chỉ một lần gặp lại. Nỗi buồn có khi mong manh che dấu như những sợi tóc bạc chớm hiện trên mái đầu sương phụ, có khi tức tưởi nghẹn ngào như một bài thơ lạc vần nghèo ư, có khi rền vang như tiếng chuông chiều loang loang trên ḍng sông dĩ văng. Dù mênh mang hay sâu lắng, nỗi buồn cũng thường làm cho tâm hồn ta trở nên đơn độc nếu thiếu vắng niềm vui theo sau bù đắp. Và ngược lại, niềm vui cũng sẽ không nổi bật rạng ngời nếu không có nỗi buồn kéo đến để ta nhận ra rằng ngày vui đă thoáng qua mau!

 

            Nếu ta chấp nhận quan niệm nêu trên để nh́n hạnh phúc như là sự kết hợp vẹn toàn giữa niềm vui và nỗi buồn, th́ phải chăng một cuộc sống hạnh phúc là một chuỗi tháng ngày vô tận mà niềm vui và nỗi buồn nối tiếp theo nhau không dứt? Nói cách khác, phải chăng sự thiếu vắng hạnh phúc là kết quả của một đời sống nhàm chán và nghèo nàn cảm xúc?

 

            Tuy nhiên, không phải tất cả cảm xúc vui, buồn mà ta nhận được hàng ngày đều có thể được gọi là niềm vui hay nỗi buồn, những niềm vui nỗi buồn mà nếu nối kết theo nhau sẽ làm nên một chuỗi thời gian hạnh phúc. Mức độ của buồn, vui thường được đo bằng những cây thước vô h́nh của tâm hồn mỗi người. Trước cùng một sự việc xảy ra mà giác quan chúng ta thu nhận được, có người thấy buồn hay thấy vui nhiều hơn người khác. Hơn nữa, vui buồn cũng không tồn tại măi măi, mà sẽ bị một sức mạnh vô h́nh dần dần bôi xóa trong tâm hồn con người: Sức mạnh của thời gian! Vậy th́ điều ǵ đă có thể làm cho những cảm xúc vui buồn tồn tại để trở thành những niềm vui hay nỗi buồn liên kết mang đến cho chúng ta ư nghĩa của hạnh phúc?

 

            Đến đây, ta hăy quay lại những mẩu chuyện ở đầu bài này. Nếu chiếc lồng đèn yêu quí  không bị cháy rụi trong đêm Trung Thu ngay trước cái giờ phút huy hoàng nhất của niềm kiêu hănh trẻ con năm xưa, th́ đứa bé tôi đă có được một đêm Trung Thu rước đèn êm ả, vui sướng như mọi lần vui con trẻ khác. Và sang năm, đứa bé ấy lại sẽ có một lần vui tương tự, và cứ thế cho những đêm Trung Thu kế tiếp cho đến khi rước đèn không c̣n ǵ là vui với nó nữa v́ thời gian đă xuất hiện và đă làm cho nó lớn. Có bao nhiêu đứa trẻ đă nhớ lại hết tất cả những đêm Trung Thu rước đèn b́nh thường trong đời, cũng như có bao nhiêu người lớn đă nhớ hết những buổi tiệc vui sinh nhật đă qua, nếu mỗi năm đều có một lần vui đều đều, vui vừa vừa như thế? Tuy nhiên, chắc chắn đứa trẻ sẽ không quên một đêm Trung Thu vui sướng nào đó mà chiếc lồng đèn đẹp lạ lùng của nó đă được những đứa trẻ khác trầm trồ thèm muốn khiến nó hănh diện đến chảy nước mắt. Và chắc chắn nó cũng không quên được cái đêm trăng rằm mà niềm kiêu hănh của nó bỗng chốc cháy bùng tiêu tan thành tro bụi khiến nó đành ngơ ngẩn đứng ngoài cuộc vui chơi với hai bàn tay không. Tương tự, chúng ta sẽ nhớ măi lần sinh nhật của nụ hôn t́nh yêu đầu tiên, hay lần của những đổ vỡ cuối cùng, hơn là vài chục lần vui buồn chung chung, vậy vậy… Những cảm xúc vui buồn sâu đậm, khác thường và chân thật mới chính là những niềm vuinỗi buồn của hạnh phúc trong đời, mà chúng ta thường cho một tên gọi, một góc nằm vĩnh viễn trong trí nhớ: những Kỷ Niệm.

 

            Khán giả của trận tranh tài thể thao Olympics sẽ không nhớ măi kỷ niệm đó, nếu mỗi năm đều có một lần tranh tài và lần nào ông ta cũng có mặt một cách đều đặn như nhau. Người đàn ông đă không nhớ nổi lư do ǵ đặc biệt khiến vợ chồng ông to tiếng mấy hôm trước bởi v́ những việc tương tự đă tái diễn hàng trăm lần trong suốt hai mươi năm qua. Và người thực khách dự đám cưới cũng chẳng thèm để ư đến cô dâu chú rể bởi v́ đă từ nhiều năm, một tháng đôi lần ông phải đi dự những đám cưới như thế một cách bất đắc dĩ. Những cảm xúc, cho dù mănh liệt nhưng lập đi lập lại khiến thành thói quen như sự tranh căi trong gia đ́nh, hay hời hợt nhàm chán như đi ăn cưới mà không rơ cưới ai… đều không phải là những nỗi buồn hay niềm vui sâu đậm hay chân thật đủ để được dành cho một góc nằm vĩnh viễn trong tâm khảm. Đó không phải là những kỷ niệm. Nói cách khác, một vạn lần vui buồn gượng gạo không chân thật và không có chiều sâu vẫn không tạo nên những chuỗi cảm xúc hạnh phúc cho bằng những niềm vuinỗi buồn sâu sắc xảy đến một đôi lần như cuốn xoáy hồn người và kết thành kỷ niệm.

 

            Kỷ niệm nào cũng có một góc nằm riêng biệt trong sâu thẳm tâm hồn. Kỷ niệm nào cũng mang theo âm thanh, màu sắc và h́nh ảnh như một khúc phim sống động, đặt nằm yên trong tâm thức dưới lớp bụi thời gian, chỉ chờ cơn gió nhẹ thổi qua là cuồn cuộn trở về. Hơn thế nữa, kỷ niệm c̣n mang theo hương vị khó quên, như chợt một lần nào đó mùi thơm của một loài hoa hay vị ngọt của một loài cây trái bỗng đưa ta về những ngày vui xa xưa nào. Hăy thử tưởng tượng một tâm hồn không có kỷ niệm, một khuôn mặt không có dĩ văng, một đời sống không có vui buồn. Đó chính là một đời người không có tuổi thơ, tựa như một ngày bắt đầu bằng buổi chiều tà không có b́nh minh. Nếu ta chấp nhận quan niệm hạnh phúc là những chuỗi dài niềm vui nỗi buồn - những kỷ niệm - nối tiếp nhau không ngừng, th́ hạnh phúc sẽ không có được trong đời nếu đời sống bắt đầu bằng hôm nay, bằng tuổi già không có tuổi thơ, bằng hiện tại không có dĩ văng. Cho dù hiện tại có huy hoàng đến mấy đi chăng nữa th́ cũng chỉ mang đến sự thỏa măn, chứ không phải là hạnh phúc. Tính thỏa măn th́ ồn ào, khoa trương và hời hợt. Nguồn hạnh phúc mới là đằm thắm, khiêm cung và sâu lắng.

 

            Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe thở than về những đau buồn khiến ta liên tưởng đến những cuộc đời không có hạnh phúc. Nghĩ như thế là lầm! Cuộc đời nào mà chẳng khởi đi từ thơ ấu, chẳng mang theo những kỷ niệm vui buồn? Vậy th́ cuộc đời nào mà không là cuộc đời hạnh phúc, một thứ hạnh phúc tâm hồn quư giá vô ngần mà ta không cần t́m kiếm, đă sẵn có tràn trề trong cuộc sống. Đừng trốn tránh những nỗi buồn, cũng đừng phung phí những niềm vui v́ làm như thế chính là chối bỏ hạnh phúc. Không có cuộc đời thiếu hạnh phúc, mà chỉ có những tâm hồn gỗ đá trơ trơ không biết rung cảm để tận hưởng hạnh phúc sẵn có mà thôi.

 

            Thế gian này sẽ bất hạnh và vô vị biết bao nếu một ngày nào loài người không c̣n biết buồn vui, không c̣n biết thả ḷng cho những cảm xúc tuyệt vời thăng hoa và ngưng tụ để cấu thành kỷ niệm, làm nguyên tố cội nguồn cho biết bao hạnh phúc tâm hồn.

 

Nguyễn Hưng

(Khóa 7)

 

Xem tiếp

Mục lục