Cô tôi
và sinh nhật
Trong ḍng
họ chắc không ai nhớ
ngày sinh nhật của cô bằng tôi. Cô và tôi có ngày sinh
nhật cách nhau có một
ngày. Ngày trước sinh
nhật của cô, ngày sau
là của cháu.
Nhà nội
tôi, không ai quan tâm
đến chuyện
sinh nhật nên hầu như
anh chị em của cô
tôi không ai nhớ cô
chào đời ngày nào đâu.
Chỉ có tôi, cháu
của cô biết, đôi lúc, tôi tự
hào về điều đó.
Tôi vẫn nghe
bà tôi kể,
cô tôi là
“đứa khó nuôi”. Bà đă phải mang thai
cô hơn mười tháng mới sinh. Sinh ra đă khó,
nuôi cô c̣n
khó hơn. Bà kể, không thấy đau ốm chi mà cô cứ khóc
suốt ngày, có khi cả
đêm. Ông tôi nào là
để cành dâu, con dao …trong
giường cô ngủ, cũng không ăn
thua. Tội cho bà nội
tôi, rất sợ ma, nhưng v́ muốn cho
cô ngủ yên, bà đă
không ngần ngại giữa đêm tối ra băi tha
ma, nhổ cái cọc tre ở mộ người mới chết đem về nhà (v́ có
người bày, làm như vậy,
cô tôi sẽ
bớt khóc). Có lần bà
cố tôi vào thăm con gái (là bà
nội tôi ), thấy con gái ẵm con ngồi ở bụi chuối ngoài vườn, để trong nhà, ông
tôi ngủ được một chút. Bà cố, bà nội, cô tôi…
cùng nhau khóc.
Mọi người trong
họ đều nói cô rất
giống ông tôi, giống nhất là tính
nghiêm nghị. Ba, bác tôi đều
rất nể sợ cô. Lạ một điều, là với các cháu,
cô lại khác, cô có
thể ngồi hằng giờ để nghe tôi nói về
con cá La hán tôi đang nuôi
hoặc nghe chị, con bác tôi kể chuyện
trường, chuyện
bạn. Tôi thương cô
nhưng cũng rất sợ (ba tôi c̣n
sợ, huống chi tôi).
Cô tôi có một cách mừng sinh nhật rất đặc biệt.
Cô không tổ chức ăn uống,
hội họp anh em, bạn
bè như mọi người vẫn thường làm. Rất lặng lẽ,
ngày sinh nhật, cô nấu món xu
xoa, món mà ông bà
tôi đều thích, mang ra
nhà tôi, mời ông bà
(v́ gia đ́nh
tôi ở với nội). Cô thường hay hỏi bà tôi: “Má
ơi, hôm nay là ngày ǵ
má biết không?”. Thường
th́ bà tôi
quên mất, bà cười cười trả lời: “Chó con, muốn ǵ, nói đi, đừng
đố má.”
Vậy đó. “Chó con” của nội tôi đă
hơn năm mươi tuổi rồi.
Chỉ cần
cô nói: “Hôm nay là ngày
má sinh ra
con” là nội tôi sẽ bắt
đầu câu chuyện ngày xưa, lúc nội
sinh cô... Năm nào cũng
như năm nào, câu chuyện
lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần,
lần nào, tôi cũng thấy
cô chăm chú lắng nghe nội tôi kể, tay
cô không ngơi vuốt vuốt lưng nội, như xin lỗi, như muốn bù lại phần
nào sự cực khổ của nội tôi. Và lần nào
cũng vậy, khi bà tôi
kể dứt, cô ôm chặt
bà tôi nói:
"Con cám ơn má đă sinh
ra con.” Lễ sinh nhật
chấm dứt, nội tôi rất
vui, cô cũng
vậy, trước
khi ra về
cô không quên ôm hôn
bà tôi một
cái thật kêu.
Lúc mới
biết, tới ngày sinh nhật
của ḿnh, tôi chỉ nghĩ
đến những lời chúc cùng những món quà mà
mọi người dành cho ḿnh,
tôi thấy kiểu mừng sinh nhật của cô hơi
kỳ kỳ, về sau, tôi
quen dần, cũng không thắc mắc nữa. Sau này, lớn
lên, tôi mới hiểu và cảm phục
cô vô hạn.
Lần lượt, ông
rồi đến bà, bỏ chúng
tôi ở lại, tôi cứ tưởng
cô sẽ không mừng sinh nhật nữa, ai ngờ,
trước sinh nhật tôi một ngày, lại thấy cô ra nhà.
Vẫn với ổ xu xoa, lần này cô mang
lên bàn thờ,
thắp nhang rồi qú ở đó, thật lâu. Tôi biết, cô
đang mong mỏi để nghe một tiếng gọi “Chó con!”
Lén nh́n
khi cô rời
gian nhà thờ, tôi thấy mắt cô ươn ướt… Chào ba mẹ tôi xong, cô
vuốt đầu tôi một cái
rồi ra về. Nh́n dáng cô đơn,
khắc khổ của cô, tôi
thấy thương
cô vô hạn.
Bất giác tôi gọi “Cô ơi!” rồi
chạy vội theo cô.
“Ǵ vậy
con?” cô hỏi. Ôm choàng lấy
cô, tôi khẽ
nói: “Chúc mừng sinh nhật.” Cô mỉm cười với tôi, miệng cô cười nhưng trong mắt cô, tôi thấy
lăn tṛn đôi hạt lệ. Tôi không biết
nói ǵ hơn
với cô, chỉ thầm nhủ ḷng, "ngày mai, ḿnh
sẽ cám ơn ba mẹ".
Phước Long, tháng
11 năm 2008
Nguyễn Thị Nghĩa
Cựu Học Sinh THTĐ, Khoá 7