Lời Người Viết:
Bài này đă được viết
trong bối cảnh những năm 1996 - 1997. Xin được giữ nguyên
văn như một phiếm luận dù vài chi tiết trong
bài có thể đă mất thời gian tính (thí dụ như
về việc sử dụng thẻ tín dụng ở Pháp
và ở Mỹ hay về luật
quảng cáo trong Cộng Đồng Kinh Tế Âu Châu
thời đó). Bài đă đăng trên nguyệt san Thế
Kỷ 21 xuất bản tại Nam California vào tháng 7/2001, kư
dưới một tên khác. Gửi vào Diễn Đàn Trung Học
Thủ Đức tháng 6/2008. Xin được ghi chú
nơi đây để tránh mọi ngộ nhận đạo
văn.
Nguyễn Hưng
--------------------------
ĐI TÂY,
ĐI MỸ
Dạo c̣n sống bên Pháp, tôi vẫn thường
có dịp đón bà con bạn bè ở Mỹ sang chơi. Có
người từ miền Đông, có người từ miền
Tây, có người từ
Nhà tôi ở ngoại ô phía đông nam
Thật đáng tiếc là bà con bè bạn tôi
chưa bao giờ được nh́n mùa thu
Nhưng tôi không có dịp ca ngợi lâu những
pho tượng trắng nên thơ của Anatole
Sự thật, suốt mười lăm năm
sống ở Pháp, tôi chưa bao giờ phải bỏ ra xu
nào cho những cái máy tè ấy cả, họa chăng chỉ
có một lần phải áp tải thằng cháu du khách vào
đấy mà thôi. Để tôi giải thích thêm cho bạn
khỏi hiểu lầm. Tôi gọi là "máy", v́ cầu
tiêu công cộng ở đường phố
Bà con tôi sống lâu bên Mỹ có thói quen đi mua sắm
ở các trung tâm thương mại. Khi đến mall sau một
đoạn freeway dài là chạy ù vào chỗ ấy trước
đă; xong trước khi về lại ghé thêm lần nữa.
Có khi shopping lâu th́ ra vào đến quen mặt nhau ở
đấy. Cho nên khi phải làm du khách ở một nước
không có tự do giải phóng th́ một trăm cái tháp Eiffel
hay một ngàn cái viện bảo tàng Louvre cũng là điều
không đáng kể. Không hiểu sao sống lâu ngày bên Pháp mà
tôi không nhận ra điều thiếu sót ấy cho đến
khi có dịp tiếp đón bạn bè. Trăn trở măi với
tiền đề không câu kết luận, tôi đành ngớ
ngẩn đem hỏi những người bạn Pháp thân
thiết nhất, rằng sao nước Tây không có tự do
phóng uế? Câu trả lời thật đơn giản,
thuần dân tộc tính mà cũng rất kinh tế học,
rằng dân Tây không có vụ đái đường! Sáng dậy
th́ đi ở nhà, đến sở th́ đi ở sở,
trưa ra quán ăn th́ đi ở quán, chiều lang thang khu
La Tinh th́ cũng vào cà phê mà đi, tối th́ lại về
nhà! Không có cầu th́ cần quái ǵ cung, cho nên không cần xây
cầu tiêu công cộng. Thế c̣n các máy tè kia? Đấy là
một kiểu mẫu tượng trưng cho sự hài ḥa
của nhịp phát triển kinh tế! Chẳng qua là kỹ
nghệ du lịch Tây gần đây lên mạnh, mỗi
năm đón hàng chục triệu du khách bốn
phương. Cứ tính trung b́nh mỗi du khách có cái nhu cầu
bất ngờ ấy một lần mỗi ngày thôi là hàng
năm đă thu hàng trăm triệu. Du khách đâu có nộp
thuế lợi tức cho quan thuế Tây, th́ tội ǵ nhà
nước bỏ tiền bỏ chổi ra mà quét dọn
không cho họ? Bên Mỹ, các đại học công lập
c̣n phân biệt giá học phí rẻ dành cho dân đóng thuế
tiểu bang ḿnh, c̣n dân tiểu bang khác là chém thẳng tay
như người ngoại tộc. Học mà c̣n thế, nữa
là chuyện đi tè, sao lại phàn nàn là không có tự do? Tôi
nghe ra mà ngao ngán quá!
Đời sống đưa đẩy cho tôi rời
Âu Châu sang định cư ở Mỹ. Tôi đến quận
Cam miền nam
Từ phi trường
Khi chúng tôi về đến quận
Dạo ở
Khi chúng tôi ăn xong th́ bên ngoài đường phố
quận
Dọc đường, tôi
ghé xe vào một trạm xăng. Anh bạn tôi xuưt xoa v́ giá
xăng bên Pháp đắt hơn gấp mấy lần. Tôi
c̣n đang loay hoay trên tay lái, th́ anh đă nhanh nhẹn bước
xuống, cắm ṿi bơm vào xe. Nghiến răng bóp măi
không thấy ǵ, anh ra dấu cho tôi v́ tuởng máy bơm hỏng.
Tôi lại phải giải thích cho anh rằng ở Mỹ,
tuy là xứ dầu hỏa, nhưng mua xăng phải trả
tiền trước. Tiền có trao th́ xăng mới chảy!
Nhiều cây xăng cũng chỉ nhận tiền mặt. Ở
Âu Châu, việc sử dụng thẻ tín dụng và ngân phiếu
xem ra phổ thông hơn ở Mỹ nhiều. Sự thật,
đa số các thẻ tín dụng ở Mỹ đều
là thẻ mua chịu, khác với Âu Châu, và nhất là Pháp,
nơi mà các tấm "carte bleue" - gọi thế v́
đa số đều mang màu xanh lơ của hăng VISA -
đều có công dụng như loại "American
Express" bên Mỹ: Không có sẵn tiền trong
trương mục th́ đừng có ḥng mà chà chiếc ǵ hết.
Cho nên các cửa hàng bên Pháp không ngại ǵ mà không nhận thẻ
tín dụng; mà khách mua hàng lịch lăm cũng chỉ hay dùng
thẻ. Tưởng tượng, sau một bữa ăn tối
ngà ngà với người bạn gái mới quen, bạn chỉ
cần khe khẽ làm dấu là nhà hàng đem giấy tính tiền
đến trong một chiếc đĩa nhỏ, kín
đáo gấp nghiêng về phía bạn. Bạn khinh khỉnh
liếc mắt nh́n, xong rút ví từ tốn đặt tấm
thẻ màu xanh da trời vào ḷng đĩa. Lịch lăm biết
bao! Lăng mạn biết bao! Nhưng người ta sẽ
để cho bạn có đủ th́ giờ để mà
chua xót sau cơn lăng mạn. Một lát sẽ có người
đến đem đĩa đi. Bạn không phải móc bạc
cắc trước mặt người đẹp để
lo đến chuyện "pourboire" ǵ cả, v́ tiền
"service" thường đă chém sẵn trong giá thành:
Người ta đương nhiên coi bạn là người
lịch thiệp. C̣n có muốn cho thêm tí nữa để
được hào hoa thêm, ấy là tuỳ bạn. Rồi họ
đem giấy lại cho bạn kư. Những tiệm lớn
có khi mang lại một chiếc máy gọn như cái điện
thoại cầm tay cho bạn bấm mă số vào. Giữa
cái lúc đau ḷng ấy, tôi xin khuyên bạn, dù có cố
đóng vai hào hoa đến mấy, th́ bạn cũng phải
ráng mà trợn mắt lên nh́n cho kỹ những con số
trong giấy tính tiền trước khi tḥ tay ra bấm mă số
hay kư bản án chém đầu. Kư rồi là mồ hôi nước
mắt bạn tuôn ra khỏi tủ sắt nhà băng,
trước cả lúc đôi chân bạn bước ra khỏi
nhà hàng. Có nhầm lẫn, muốn đ̣i lại cũng c̣n
lâu lắm! (Ở Pháp, h́nh như người ta làm thơ ca
ngợi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền nhiều
hơn là đi kiện để dành được những
quyền làm người căn bản đó.) Những cửa
tiệm nhỏ không có máy tự động nối với
các ngân hàng th́ họ có thể kín đáo dùng điện thoại
thường trực gọi đến trung tâm tín dụng
ngay khi bạn c̣n đang ngồi ở bàn. Ấy là khi bà chủ
tiệm không đồng quan điểm với cô bồ mới
của bạn, chẳng thấy vẻ hào hoa chút nào mà cứ
trông bạn có vẻ gian manh ăn quịt làm sao ấy...
Ra khỏi khu Sài G̣n nhỏ, chúng tôi tạt qua một
trung tâm thương mại lớn v́ tôi cần vào siêu thị
mua vài thức ăn khô cho ngày hôm sau. Hệ thống siêu thị
ở Mỹ không giống như ở Âu Châu, đặc biệt
là ở Pháp, v́ siêu thị ở Mỹ tuy cũng rất rộng
lớn nhưng đuợc phân chia ra hai loại rơ rệt:
Loại chợ bán thức ăn, và loại cửa hàng
chuyên bán các sản phẩm cuả một ngành công nghiệp
riêng biệt như máy móc gia dụng hay áo quần. Ở
Pháp cũng có những cửa hàng lớn chuyên biệt
như thế. Tuy nhiên, sức mạnh của ngành kinh doanh
bán lẻ này nằm trong tay một hệ thống có chừng
năm hay sáu đại siêu thị. Khái niệm đại
siêu thị (hypermarché) là một công thức hoàn toàn Phú
lăng sa, nơi mà người tiêu thụ có thể t́m thấy
"mọi thứ cần dùng dưới một mái
nhà" ("tous sous le même toit" là khẩu hiệu cuả
ngành kinh doanh này). Ở đó, bạn có thể mua từ rau
cỏ, thịt cá, bia rượu, cho đến áo quần,
giày dép, sách vở, vật dụng trang hoàng nhà cửa, hay
giường nệm, vv.. . Máy móc th́ từ máy cưa máy
đục, máy sấy tóc, cạo râu, cho đến ti-vi tủ
lạnh đều có cả. Mỗi mặt hàng, bạn
đều có thể t́m thấy hầu hết các nhăn hiệu
và các loại giá cả từ thấp đến cao. Thậm
chí bạn có thể thấy cả vài hăng xe hơi đem xe
mẫu đến quảng cáo trong những ngày lễ lớn
ngay bên cạnh hàng rau quả. Nguyên một thế giới sản
phẩm tiêu thụ như thế thường được
trưng bày trên một diện tích chừng hai mươi
hay ba mươi ngàn thước vuông, tức khoảng gần
ba trăm ngàn square feet, trải ra trên hai hay ba từng lầu.
Từ từng này lên từng kia bạn phải dùng thang cuốn
không có bực, dài như một triền dốc lên đồi.
Dĩ nhiên là bạn có thể đem cả xe đẩy
đầy rau tươi thịt cá lên thang xuống thang
để t́m mua một tấm trải giường hay ngay
cả một quyển thơ Apollinaire. Các đại siêu thị
chỉ được phép xây dựng ở ngoại ô thành
phố, và thường phải gần một trạm xe
điện ngầm nối dài, cộng với một băi
đậu xe khổng lồ.
Hồi ở Pháp, cứ hai ba tuần một lần,
chúng tôi lại phải hy sinh một buổi chiều thứ
bảy để đến một nơi như thế,
tha về các thứ cần dùng. V́ chỗ đậu xe hiếm
hoi nên chúng tôi thường phải đẩy chiếc xe
đầy ắp các thứ lỉnh kỉnh từ trong chợ
băng qua băi đậu xe xa hàng trăm thước. Có khi
vợ đẩy một xe, chồng một xe, con cái th́
đứa xách cái này đứa đeo cái kia, cứ như
đám rước. Chất xong các thứ vào cóp xe rồi,
là thở muốn đứt hơi. Lúc ấy, cái bực
ḿnh thứ nhất là phải đem chiếc xe đẩy
trả về chỗ của nó, trong khi một đoàn xe cộ
dài đang nóng nẩy chờ ḿnh lùi ra để lấy chỗ
đậu. Có khi trời lạnh như cắt, sờ măi
không thấy ngón tay ḿnh đâu. Có khi tuyết đổ lầy
lội. Có khi nắng nung điếng người. Mà vợ
con th́ dục như dục tà! Những lúc ấy, dù có là
người lịch sự đến đâu đi nữa,
bạn có là tôi th́ bạn cũng chỉ muốn đẩy
quách cái xe chợ vào một góc rồi chuồn cho xong chuyện!
Nếu có ai nói ǵ, th́ cứ căi bừa rằng làm như thế
mới là biết điều, v́ hài ḷng cả vợ con ḿnh
và cả những người lái xe nóng nảy đang chờ
lấy chỗ đậu kia nữa. Nhưng tôi đă bảo
là băi đậu xe ở
May
mắn thay, ông thiện ông ác trên hai vai tôi đă được
các ngài tài phiệt chủ chợ giúp cho có một trọng
tài. Ông trọng tài đó chính là một đồng bạc
mười quan có hai màu, ở giữa th́ trắng xung quanh
viền vàng tựa như một tấm ḷng ngay thẳng mới
vừa hoen ố. Này nhé, khi bạn
vào cửa chợ, bạn sẽ thấy hàng trăm cái xe
đẩy xếp hàng ngay ngắn, cái này lồng vào cái kia
ngoan ngoăn. Bạn xăm xăm tiến lại, lôi ngay ra một
cái. Quái lạ, sao cứng chặt đến thế? Bạn
nghiến răng lôi mạnh hơn, mạnh hơn... Th́ có
khi cả hàng xe đẩy xô ào về phiá bạn! Bởi v́
chúng được nối vào nhau bằng những sợi
dây xích, từ những hộp sắt nhỏ gắn liền
vào tay đẩy trên mỗi xe. Muốn lấy rời
được một xe ra, dễ lắm, chỉ bỏ một
ông trọng tài hai màu vào khe nhỏ trên hộp. "Tách"
một cái là xong, chiếc xe sẽ ngoan ngoăn theo bạn vào
chợ. Ông trọng tài mà bạn ấn vào khe ấy sẽ
cứ nằm lắt la lắt lẻo như thế, nửa
trong nửa ngoài, nửa kín nửa hở trên cái khe như
trêu tức bạn. Bạn sốt ruột muốn nắm cổ
ông lôi ra cất đi cho được việc? Ấy, bạn
đừng ngây thơ đến thế! Bởi v́ ông có nhiệm
vụ nằm yên đấy như một sự cầm cố
cho lời cam kết của bạn hứa sẽ làm người
lịch sự. Nghĩa là bạn chỉ có thể lôi ông ra
mà cho lại vào túi bạn khi nào bạn dùng xong chiếc xe
đẩy, và ngoan ngoăn đem xe về chỗ cũ, lồng
sợi xích có đầu như mỏ neo vào hộp trên tay
đẩy cho xe nọ dính với xe kia thành hàng như
trước. Thế là xong. Khi đó, bạn sẽ thanh thản
làm người lịch sự, mặc cho hai vị thần
lương tâm căi nhau chí choé, v́ cán cân đă nghiêng hẳn về
một phía với đồng bạc trọng tài. Nhưng
cái thú vị nhất là ở chỗ dù có vội đến
mấy, vợ bạn cũng sẽ không bao giờ xúi bạn
đẩy đại cái xe vào một xó để rồi
xót xa nh́n ông trọng tài nửa kín nửa hở nằm yên
trong khe mà không sao lôi ra được. Cái văn minh lịch
sự nhiều khi mua được với giá rẻ rề,
có chưa đầy hai đô la Mỹ!
Khi đến Mỹ, tôi đă ngạc nhiên thấy
các ông trọng tài ở đây không được người
ta sử dụng. Các siêu thị cũng có thật nhiều
xe đẩy dành cho khách hàng, nhưng không bắt khách hàng phải
có trọng tài làm nhân chứng cho ḷng tự trọng. Ở
các phi trường, bạn có thể phải bỏ bạc
cắc vào ống để được dùng cái xe đẩy,
nhưng đấy lại là chuyện khác. Đấy là
người ta cho bạn thuê một vật dụng, chứ
không phải người ta đ̣i bạn bỏ tiền ra
thế chân cho ḷng tự trọng, v́ ở phi trường
hễ bỏ đồng bạc vào là bạn mất nó
đứt đuôi đi rồi c̣n ǵ nữa! Nước Mỹ
là một vơ đài khổng lồ của thị trường
tự do mà hàng hóa và dịch vụ là nguồn vơ sĩ, c̣n
khách hàng là khán giả, các nhà kỹ nghệ và doanh nhân là những
ông bầu. Trên đất nước cha đẻ của
ngành tiếp thị th́ làm ǵ có chuyện phẩm cách của
khách hàng bị nghi ngờ và đánh giá bằng một đồng
bạc cắc? Nơi này, người tiêu thụ là vua, khi
nào anh ta c̣n có tiền để tiêu, hay ít ra, c̣n có đủ
nhân quyền để mà thiếu nợ. Cho nên đi chợ
ra, muốn đem cất cái xe đẩy vào tận chỗ
xếp, hay ghếch nó lên lề, hay ngay cả xô đại
ra một phía xa xa đều là tùy ḷng hảo tâm của
khách. Miễn là đừng có xô vào xe thiên hạ mà rầy
rà to là được. Lúc nào trong băi đậu xe cũng có
năm bảy người vạm vỡ được chủ
chợ mướn để suốt ngày chỉ đi làm
cái công việc của người lịch sự thay cho
khách hàng: Đi xếp xe đẩy.
Đă có lần, tôi cắc cớ hỏi một
người bạn Mỹ về chuyện ấy. Anh ta là một
chuyên viên trong ngành tiếp thị. Anh ta trợn mắt cau
mày, cho cái ư tưởng thiết lập một hệ thống
đóng "bail" cho các xe đẩy dùng ở siêu thị
như bên Pháp là một hành động điên rồ, không
chợ nào ở Mỹ dám làm. Hăy cứ tưởng tượng
rằng hệ thống thế-chân-nhân-cách ấy được
một chợ A áp dụng, th́ chắc chắn rằng sẽ
có ngay ít nhất một chợ địch thủ B sẵn
sàng bỏ tiền ra đăng trên trang đắt giá nhất
của tờ báo có nhiều người đọc nhất,
rằng "chợ A chửi khách hàng, đánh giá tư cách
khách hàng bằng một đồng quarter, vv và vv..."
Đừng quên rằng lối quảng cáo so sánh trực tiếp
nêu đích danh đối thủ ra để cạnh tranh -
theo kiểu "Hamburger của hăng chúng tôi có miếng thịt
ḅ 10 phần trăm to hơn miếng thịt trong hamburger của
hăng XYZ" - là một điều
vi phạm luật thương mại của các nước
trong cộng đồng các quốc gia Âu Châu, nhưng lại
là một vũ khí marketing bén nhậy và hợp pháp trong thị
trường nội địa Hoa Kỳ. Nếu ở
Pháp, th́ quá lắm cũng chỉ được quyền
rao lên rằng "Hamburger của hăng chúng tôi có miếng thịt
ḅ... to tướng, to ơi là to" mà thôi. Ngoài việc phản
tuyên truyền và bị cạnh tranh, hơn thế nữa,
ai mà lại đi dùng những sợi dây xích lẩm cẩm
và công sức của chính khách hàng yêu quư để thay thế
cho những nhân công nghèo khổ kia? Nếu tất cả các
siêu thị trên nước Mỹ đều lẩm cẩm
như thế, th́ sẽ có hàng chục ngàn người thất
nghiệp, tệ đoan xă hội sẽ tăng lên, quỹ
an sinh sẽ thâm thủng, tỷ lệ thất nghiệp thấp
kỷ lục chưa từng thấy từ ba thập niên
qua sẽ có thể bị lung lay. Có khi chương tŕnh thám
hiểm không gian bị đ́nh trệ nữa cũng không chừng!...
Tôi nghe mà bàng hoàng lo lắng quá!
Anh bạn du khách từ
Từ dạo ấy, tôi thường sống một
giấc mơ tuyệt vời lúc nửa đêm về sáng.
Tôi mơ thấy được cùng mẹ tôi đi chợ
Đa Kao, tay bà xách chiếc làn mây đầy thức ăn,
nói cười thong thả. C̣n tôi tung tăng nhảy nhót
đằng sau, tay bóc chiếc bánh gị, ăn xong thảy lá
cho con chó mực, rồi hiên ngang ghé vào bờ dậu vạch
quần tè. Trong mơ, tôi thấy những vị thần
trên vai bà và cả trên vai tôi đều mỉm cười
âu yếm.
Dân tộc tôi, dù lang thang khốn khó cũng có lư lẽ
riêng cho những điều ḿnh làm, mà chỉ người
dân tôi mới hiểu ra, chỉ thần linh xứ tôi mới
có quyền tha thứ ./.
NGUYỄN HƯNG
(T. D. , Nguyệt San Thế Kỷ
21, số 147, July 2001)