Đời gió
Ngày xưa ấy khi tôi chỉ mới mười
tám tuổi, còn trẻ lắm Quỳnh Hương ạ. Tôi thương một người mà mẹ tôi
chưa chấp nhận sự quen biết của chúng tôi vì tôi là con độc nhất của mẹ khi ba tôi mất
lúc tôi được 13 tháng
tuổi. Mẹ tôi yêu tôi lắm
mà không muốn tôi lấy chồng
xa nhà, xa mẹ. Một ngày chúng
tôi hẹn gặp nhau. Tôi quanh quẩn nơi hàng ba chờ anh. Mẹ tôi
hỏi tôi đang làm gì. Tôi lúng túng trả lời là
con hóng gió thôi mà cũng là
lúc anh cũng trờ tới. Và từ đó anh mang biệt
danh là Gió.
Khi biết anh là y tá nhưng gia đình anh làm nông
nghiệp, mẹ tôi càng phản đối cuộc tình chúng tôi.
Mẹ tôi sợ tôi
không thể làm nông như
nhà chồng. Sau hai năm chúng
tôi nhất quyết đến với nhau và mẹ tôi cũng chấp nhận mối tình của chúng tôi bằng một đám cưới
nho nhỏ. Tôi về nhà Gió làm dâu thì nhớ
mẹ vô cùng.
Về nhà mẹ thì nhớ Gió. Cuối cùng Gió chiều lòng tôi về ở nhà mẹ vợ ở.
Được hơn
một năm khi tôi có bầu thì Gió đem tôi và mẹ tôi vào Nam lập nghiệp.
Hơn 40 năm, Gió thương mẹ tôi còn hơn cha mẹ của Gió (bây giờ phải gọi là Gió già). Gió kính
nể mẹ tôi vô cùng, Những ngày lễ tết Gió tặng
quà hay biếu tiền
để mẹ tôi dùng. Mẹ tôi hanh phúc bên con cháu. Đến khi mẹ tôi ốm nặng
thì Gió chăm sóc sức khỏe cho mẹ tôi. Ngày mẹ tôi ra đi Gió
đầu đội
tang tay nắm
chặt tay tôi để an ủi tôi.
Khi Mẹ của Gió bịnh Gió xin nghỉ việc về ở với mẹ. Gió cho
Mẹ ăn và tắm táp cho mẹ. Một mình Gió
giặt quần áo bẩn cho mẹ. Ngày mẹ Gió mất
là ngày Gió
đau khổ đến tột cùng tưởng chừng Gió không gượng được, Tôi và các con ôm lấy Gió
bằng nỗi thương cảm nhiều nhất. Sau một thời
gian Gió đứng vững.
Gió là một người chồng, người
cha tốt. Những
ngày ở bên
nhau Gió chưa bao giờ đánh con chứ nói gì đánh vợ. Thỉnh thoảng cũng giận hờn, cũng có ánh mắt ngoài luồng nhưng chỉ
là ánh mắt
thôi và được dập
tắt ngay.
Gió chăm chút vợ con nhiều lắm. Nắng hè nóng
nực, đêm mưa bão bùng suốt mấy mươi năm Gió yêu nghề, yêu bệnh nhân, yêu
vợ yêu con. Gió sát cánh bên tôi ôm đàn
con nhỏ vào lòng mà chăm cho chúng. Khi con đau ốm gió thức cùng tôi để chăm cho chúng.
Vất vả bao nhiêu gió
cũng chịu miễn là con khỏe
mạnh. Gió luôn sợ con đói khổ không học được, sợ
vợ cực
nhọc vì buôn bán. Trước khi đi làm
Gió dọn hàng cho tôi. Buổi tối Gió
giúp tôi giao hàng. Gió bớt ăn ngon,
bớt mặc
đẹp để
cho con no đủ, để vợ bớt bươn chải.
Gió rạng
rỡ khi con đậu tú tài. Gió nói con hơn cha
là nhà có phúc.
Con Gió giỏi lắm. Chúng cứ phăng đi lên không
chờ ai kèm cặp (chúng tôi có biết gì đâu mà kèm). Đứa lớn
bảo đứa
nhỏ, chúng rủ nhau tốt
nghiệp đại
học. Chúng rủ nhau đi
làm
. Con chị giúp thằng
anh. Thằng anh lại kéo đứa em nhỏ. Chúng làm gì mà ngày con cái càng lớn càng đẹp càng ngoan. Rồi từng đứa
về lạy ngoại, lạy nôi, lạy cha mẹ làm đám cưới cho con.
Chúng lại rủ
nhau thành gia thất. Gia đình chúng có vợ
chồng tốt,
có con xinh và chăm học như chúng ngày xưa khi c̣n nhỏ.
Mấy đứa
cháu bé tí
xíu mà nói
tiếng Anh như tiếng Việt khiến nội ngoại của chúng cứ tròn xoe đôi mắt
mà không hiểu gì sất. Chúng cười và chạy ôm ông bà
và nói tiếng Việt líu lo. Con dạy bà nội nói tiếng Anh nghe? Nội
lắc đầu
xua tay
đầu hàng thằng cháu đích tôn.
Ngày con cái
thành đạt
là ngày Gió
bị bịnh quên của người già. Tôi và các con chăm sóc vô cùng kỹ
lưỡng. Tất cả các món ngon chúng đem về dâng cho cha mẹ. Tất cả
thuốc men tốt nhất chúng đem biếu cha mẹ.
Lực bất tòng
tâm. Chúng và tôi cũng níu Gió được
dăm năm. Và Gió thật sự rời bỏ tôi và con cái sau mấy
tháng nằm bệt. Chúng chạy thuốc thang hết sức nhưng không Gió không thể ở lại. Nỗi đau của con mất cha đau hơn nỗi đau cha hơn nỗi đau mẹ mất chồng. Gió ra đi
hơn một năm rồi mà tôi và các
con tưởng như
ngày hôm qua đây thôi.
Một đời Gió thật bình thường nhưng
đằm thắm,
than thương mà ai
cũng quí kể
cả họ hàng nội
ngoại, hàng xóm làng giềng.
Tôi cám
ơn Gió đã cho tôi và các
con một đời
hạnh phúc
mà không phải ai dễ có được. Gió
cứ đi và kiếp sau chúng ta lại là Gió của nhau
Kim
Dung (Khóa 6)
viết
thay cho mẹ- Nguyễn thị Oanh -78 tuổi-