GẶP LẠI
… “Chàng tuổi
trẻ vốn ḍng hào-kiệt” đă ngoài năm
mươi. Mái tóc đă lấm
tấm bạc, đầu xanh ngày
xưa, đă suưt… hói. Mắt đa-t́nh đă
bắt đầu kèm nhèm. Đôi kính lăo. Cái miệng hay tán tỉnh con gái, bây giờ thích
ngậm chai bia. Cái bụng hơi
quá khổ. Vóc dáng trẻ trung thuở c̣n đi học,
trưởng-ban văn-nghệ
trường, mái tóc dài nghệ-sĩ,
và nụ cười, ôi nụ cười đa-t́nh ngày xưa…
bây giờ
đâu mất rồi nhỉ?
… Nàng yểu điệu thục-nữ của những ngày c̣n đi học,
đă ngấp nghé ngũ-tuần. Mái tóc thề xanh mướt xỏa ngang vai đă vượt
lên cao hơn
gáy, dù vẫn
mượt mà. Nắng gió quê người êm ái giữ ǵn
dùm màu da
nên nàng vẫn kiêu sa. Ḿnh hạc xương mai bây giờ
thon thả hơn, và tóc xanh
mắt biếc vẫn c̣n được
chăm chút cẩn-thận, nên má vẫn c̣n
hồng, miệng cười vẫn làm ḷng ai
dậy sóng.
Chàng và nàng gặp
lại nhau. Tay
cầm tay, mắt cười cười (nàng cố-t́nh, nhưng vẫn không vắt ra được
một giọt nước mắt (cá sấu) nào
để làm đẹp ngày hội-ngộ) Chỉ nh́n nhau, và
cười.
Bàn tay nắm chặt, chạm vào ngón tay đeo
nhẩn (đàn ông ít có
khi rănh rổi để lồng chiếc nhẩn vào ngón tay áp
út để làm đẹp, nhưng một khi đă có
sự hiện-diện
của nó, trên bàn tay
trái, th́ sự thể là một việc
đă rồi: ván đă đóng thuyền, và các bà sẽ
tự-động tránh
xa. Ngược lại, chiếc nhẩn trên bàn tay đẹp của người đàn bà? Chưa chắc! Đàn bà thích
chưng diện, nên phải đeo nhẩn, chớ không hẳn, chiếc nhẩn đă nói lên
một sự ràng buộc nào đó, có
khế-ước, hay không,
do đó các ông vẫn có
quyền âm thầm dệt mộng (và âm thầm chết
trong ḷng một ít, cho
đáng đời!). Chiếc nhẩn trên ngón tay áp
út của người đàn bà đôi khi
là biểu-tượng
của sự giàu sang (tùy theo độ lớn, và độ
sáng của viên đá màu
trắng lấp lánh), chớ không phải luôn luôn là
thông-điệp báo-tử
cho trái tim đào hoa
của các ông, để các ông tránh
xa (bởi thế, các ông vẫn c̣n
quyền hi-vọng –dù sau đó
có khi cũng
hấp hối- !) Nàng cầm tay chàng,
rất tự-nhiên, cũng cười cười, và hỏi “Anh đây, mà chị
của em ở đâu?” Chàng (đâm ra) bối rối
(ngang) “Nhà anh bận
việc nên không đến được với anh hôm nay… C̣n em?… ” Nàng vẫn giữ nụ cười rất say ḷng người “Th́ em cũng
vậy, giống anh… ” Chàng
quay lại, đi lấy cho nàng ly nước cam, và chai bia cho
chàng rồi cả hai cùng t́m
một chỗ ngồi. Ly nước vô tội bị xoay ṿng trong
bàn tay
ngọc, đến chóng mặt, và chàng th́
(giận quá, sao tinh-tú vẫn
c̣n quay cuồng ở
cái tuổi này được nhỉ?) ngẩn ngơ, không biết phải bắt đầu từ lúc nào. Trạng-từ chỉ thời-gian,
nên dùng ngày xưa hay bây giờ? Động-từ nên chia thời quá khứ, hay hiện tại? Th́ ra, không phải
con thỏ đế
trong ḷng như ngày c̣n
trai trẻ, mà là nỗi
bất ngờ, làm choáng ngập,
khi gặp lại, nỗi xao xuyến đầu đời, dù đă ở vào cái tuổi
sắp làm ông nội. Sau một lúc im
lặng cười nhiều hơn nói (mà biết
nói ǵ đây?)
chàng đưa tay ra cầm
lấy bàn tay đeo nhẩn,
vuốt nhè nhẹ (không phải để đo lường độ lớn của viên đá, mà để
đo lường độ trung-thực của sự cố đeo nhẩn) Nàng (chắc biết ư, nên) cười hóm hỉnh “Em lập gia-đ́nh gần một phần tư thế-kỷ rồi, và nửa kia
là cả đời sống của em, anh
ạ!” Tim chàng rung lên một nốt.
Chiếc xe vừa
vọt lên, bỗng phanh lại thật gấp. Ngă rẻ. Chàng (chới với) “Anh mừng cho em… ” (hèn chi chiếc nhẩn trên tay nàng
dù trông rất khiêm-nhường,
nhưng lại sáng lấp lánh, kỳ diệu)
Từng đôi, từng đôi đưa nhau ra sàn
nhảy… Tiếng hát Vũ-Khanh vang lên trầm ấm thiết tha “C̣n đời
người bạn năm nao Trôi
theo trôi theo cơm áo…
” Chàng
xiết chặt tay nàng hát
nhỏ, với một tấm ḷng rất thật “Ḷng vẫn thương người
em tuổi thơ Ḷng vẫn nhớ t́nh duyên ngày xưa… ” Nàng ngước lên, t́m lại
gương mặt khôi-ngô tuấn-tú của chàng trưởng-ban văn-nghệ
ngày nào, rồi ngập ngừng nói rất khẻ “Em cảm-ơn anh” Và chính vào
phút ấy, chàng nh́n thấy
một giọt lệ, long lanh trong mắt ai…
Viết
từ Canada, tháng
8, 2005
Linh-Chi