KỶ-NIỆM TUỔI HỌC TR̉

1970-2005…  Khoảng thời-gian 35 năm, bây giờ ngồi ở đây hồi-tưởng lại, quăng đời đă qua, kỷ-niệm đẹp nhất vẫn là kỷ-niệm tuổi học tṛ.  Tôi muốn được viết lại để nhớ về đoạn đường rất đẹp tôi đă đi qua trong đời.  Và tôi xin mời tất-cả các anh chị lớp đàn anh,  các bạn cùng thời, và các em nhỏ hơn tôi, các cựu học-sinh Dĩ-an, cùng với tôi đi ngược ḍng thời-gian để t́m về ngôi trường cũ, nơi đă nuôi dưỡng chúng ta thành người, đă cho chúng ta bài học về t́nh yêu, t́nh bạn, một thứ hành-trang tuyệt vời tôi đă mang theo cả cuộc đời.

 

Quê nội tôi ở Dĩ-an, nhưng v́ ba tôi là quân-nhân nên gia-đ́nh tôi phải rày đây mai đó theo sự di-chuyển v́ công-vụ của người.  Niên-khóa 1970-1971, tôi đang học lớp đệ nhị A2 của trường công-lập Thủ-đức, v́ thấy tôi xao lăng việc học, chơi nhiều mà học th́ ít, ba tôi quyết-định gởi tôi về Dĩ-an, với lời răn đe là tôi phải đi học đều đặn, và sửa đổi lại cho đàng hoàng.  Tôi về tŕnh-diện thầy hiệu-trưởng Trần-Anh, trường công-lập Dĩ-an vào những tháng đầu của năm học đệ nhị.  Thầy đă dặn ḍ, khuyên bảo tôi nên cố gắng học rồi đưa tôi xuống lớp và giao cho giáo-sư đang trong giờ dạy.  Mới nh́n vào lớp, tôi thoáng run người lên v́ đa-số là con gái (tôi bị ám ảnh kinh hoàng bởi các bà chị cùng lớp ở Thủ-đức, bà nào cũng "gấu" cả, luôn ăn hiếp bọn con trai)  Tôi lí nhí chào thầy, rồi cúi gầm đầu đi một mạch xuống cuối lớp, mắt tôi nh́n xuống đất chớ không dám nh́n lên hai bên.  Cũng may bàn gần cuối lớp có ba anh con trai, sau này tôi mới biết tên là Hưng Bản Lề (với cái miệng như cái ống tà la), Paul Điệu, và Sơn Sửa Xe (c̣n tôi sau khi nhập bọn với các ông tướng này th́ cũng được đặt một cái tên rất dễ thương, là Phương Cà lơ!).  Tôi đi qua luôn xuống bàn dưới cùng và ngồi vào ghế, bỗng tên Hưng chỉ vào mặt tôi và nói "A, dân quậy công-lập Thủ-đức gặp dân quậy công-lập Dĩ-an rồi, đúng là ngưu tầm ngưu, mă tầm mă.  Paul mầy xuống bàn dưới ngồi với thằng mới nầy, để bàn nầy tao với thằng Sơn!"  Người bạn mới của tôi với cái tên đi học thật hay, Châu-Ngọc-Ẩn, cười và bắt tay tôi rồi xuống ngồi chung bàn.  Tôi cũng cười chào lại mà trong ḷng vẫn c̣n hơi sờ sợ v́ các bà chị cùng lớp thỉnh thoảng quay lại nh́n tôi chắc để xem mặt mũi tôi coi có giống con giáp nào không chắc?   Qua được một tuần-lễ đầu, rồi những ngày sau đó, t́nh-cảm của tôi đối với cả lớp,  cũng như riêng với cá-nhân Paul, dần dần nảy nở, tôi thích lớp học mới với những người bạn mới, và tôi trở thành bạn thân của Paul.   Chẳng những là bạn thân, tôi c̣n được gia-đ́nh Paul đối đải rất ân-cần như một thành-viên trong nhà.  Tôi vẫn mang ơn chị Hằng đă cho tôi những bữa cơm ngon, chị không bao giờ thắc-mắc chuyện tôi đă ăn cơm và ngủ lại nhà chị, rất thường xuyên.  Tôi nhớ thương cô em nhỏ Châu-Kim-Chi hiện đang cư-ngụ tại Úc-châu, cô nhỏ có cái miệng cười rất duyên dáng và rất hay cười khi gặp mặt tôi.  Có một điều tôi cần phải nói rơ cho các bạn nghe, tôi bị thằng Hưng Bản Lề cảnh-cáo là "Thằng nào chơi với bạn mà chọc ghẹo em bạn là thằng lựu đạn"  và tôi th́ không bao giờ muốn trở thành tên lựu đạn, oai vậy đó!  Vài tháng sau khi tôi về học ở Dĩ-an, tôi nhớ hôm đó là giờ Việt-văn của thầy Nguyễn-Công-Khai (thường vào đầu giờ học, thầy cô hay khảo bài cũ, trước khi giảng bài mới), tôi bị gọi tên.  Theo thói quen, tôi đi lên bàn thầy, đứng quay lưng lại lớp, và nh́n thầy với một chút lo âu, chờ thầy hỏi bài, nhưng hôm ấy thầy lại không khảo bài như thường lệ, mà rất nhẹ nhàng nói với tôi, "Em nên gia-nhập khối báo chí của trường để làm báo Xuân, em và các bạn của em sẽ làm được việc đó.  Sau giờ học, em lên pḥng thầy hiệu-trưởng để gặp thầy rồi chuẫn-bị phân công"   Tôi quay lại đi về chỗ ngồi mà tưởng ḿnh đang mơ!  Làm báo?  Tôi mà được đi làm báo trường ư?  Chao ôi là vinh-dự!  Nhưng tôi có làm được không chớ?  Cũng như các bạn cùng lớp, chúng tôi có tâm-trạng hết sức là hoang mang, vừa vui mừng, vừa lo lắng, không biết ḿnh sẽ đóng góp được ǵ cho tờ báo xuân của trường đây?  Sau giờ học, tôi và Paul lên pḥng thầy hiệu-trưởng, ở đó đă có mặt thầy Khai, chị Vơ-Thị-Huệ, lớp đệ nhất.  Thầy Trần-Anh nói sơ qua về tờ đặc-san xuân của trường, h́nh-thức lẫn nội-dung.  Việc đầu tiên là sẽ thông-báo đến các lớp, các cấp, cổ-vơ để các bạn đóng góp bài vở, gồm thơ, tùy-bút, truyện ngắn, v. v….  Về kinh-phí in ấn và phát-hành báo, trường sẽ ứng tiền trước để lo việc đó và sau khi tờ báo đă hoàn-thành th́ các học-sinh chúng tôi sẽ đem đi bán ở các trường bạn, đó là phần gây thêm quỹ cho trường trong tương-lai.  Chị Huệ sẽ là cố-vấn cho khối báo-chí, chịu trách-nhiệm về việc đi ḍ hỏi giá cả ở các nhà in ở Biên-ḥa để t́m chỗ in rẽ nhất, rồi kư hợp-đồng in báo.  Chị là một đàn chị có khả-năng lănh-đạo và chỉ-huy rất giỏi, lại kiên-nhẫn, và hiền lành, chị là chị ruột của Kim-Cúc trong ban báo-chí.  Chị luôn khích-lệ tinh-thần chúng tôi, nếu không có chị chăm sóc trong ngoài, chắc chắn là cả đám kư-giả lẫn ban biên-tập, ban trị-sự của tờ đặc-san xuân c̣n vất-vả hơn rất nhiều!  (Tôi rất lấy làm tiếc là sau đó, đến khi mất nước, tôi đi tù, ra khỏi địa-ngục trần-gian, và cho đến ngày tôi đi định-cư sang Hoa-kỳ, tôi đă không có lần nào được gặp chị nữa!) Ở giai-đoạn chuẫn-bị đó, có nhiều lúc chúng tôi thấy việc làm báo sao mà nhiêu-khê quá, nhưng sau khi bắt tay vào việc, và làm việc rất hăng say, chúng tôi thấy được ư nghĩa của tờ báo xuân, và ai nấy cũng đều hăng hái.  Những thông-báo, thông-cáo bay vù vù từ khối báo chí xuống từng lớp, và bài vở bay ngược lại làm chúng tôi bận rộn lu bù, nào là nhận bài, xếp theo từng thể loại, h́nh ảnh trang-trí…  Tôi c̣n nhớ, có một bài thơ của anh Trung (nhà anh có sạp bán báo ở ngay đầu chợ Dĩ-an), thơ anh chỉ có hai chữ, rồi anh làm theo từng hàng, từng hàng dài,  rất hay.  Tôi hỏi Paul "Ê mầy, hồi đó tới giờ ḿnh đọc thơ của TTKH, Nguyên-Sa  toàn là cả câu dài, sao bài thơ này chỉ có hai chữ là sao, tao không hiểu nổi?"  Anh chàng phang lại  "Mầy ngu!  Thơ mới người ta có thể làm theo nhiều thể-loại khác nhau"  Đúng rồi, tôi ngu thật, ngu v́ không biết ǵ về thơ văn cả, tôi chỉ biết mơ mộng, cái mơ mộng của một tên học tṛ mới lớn, đang tập yêu và tập làm báo trường!

 

Rồi tờ báo xuân cũng được in xong, chở về trường từng chồng, từng chồng, c̣n thơm mùi mực, mùi giấy mới, và chúng tôi hân-hoan chuẫn-bị lịch-tŕnh phát-hành báo đến các trường bạn.  Chị Huệ vẫn là người trưởng-đoàn, lớp của tôi có Kim-Sa, Tư, Như-Mai, và bốn đứa tôi gồm Hưng, Sơn, Paul và Phương, các lớp dưới có anh chàng Sự Sún, Thanh-Vân,  T́nh, Kim-Cúc, Thu-Tùng, Kim-Chi, Nguyên (không biết tôi c̣n thiếu sót tên ai không?)  Thường th́ chúng tôi khởi-hành vào buổi sáng, sau khi thầy cô điểm-danh xong, phương-tiện di-chuyển là xe Honda, con trai phải chở con gái.  Và các cô gái này đương-nhiên là những nhân-vật hết sức là quan-trọng, v́ ngoài việc các cô là những hoa-khôi xinh đẹp của trường, các cô c̣n là linh-hồn chính của phái-đoàn bán báo, bởi thế mà đám con trai chúng tôi phải o bế hết mực, ch́u chuộng hết ḷng.  Đi bán báo mà chúng tôi phải đem theo thuốc cảm và dầu gió để đề-pḥng trường-hợp các cô…   nhỏng nhẻo bất-tử, th́ các cô đúng là các cô tiên nhỏ!  Về điều-hành th́ chúng tôi phân-công như sau: Paul là thủ-quỹ nắm tài-chánh, Sơn đặc-biệt biết nghề xe cộ nên lo về xăng nhớt, bảo-đảm an-toàn trên xa-lộ cho đoàn bán báo, anh chàng luôn chạy từ phía sau lên phía trước, rồi ṿng lại phía sau để xem đoàn xe có bị trở ngại hay có bị ai bị rớt lại phía sau không.  Tôi thường hay trốn việc, nên giành phần trật-tự, tức là giữ xe cho cả nhóm.  Chị Huệ và Hưng Bản Lề là hai phát-ngôn-nhân của phái-đoàn, chị và Hưng phải thuyết-tŕnh về trường công-lập Dĩ-an, và quảng-cáo về tờ đặc-san xuân.  Sau khi chọn ngày lành tháng tốt để xuất-quân, đợt đầu chúng tôi Bắc-tiến, làm một ṿng các trường ở Biên-ḥa như Ngô-Quyền, Minh-Tân, trường Kỷ-thuật, rồi qua công-lập Công-thanh, Tân-uyên, Nhơn-trạch, Long-thành.  Đợt thứ hai chúng tôi về công-lập Thủ-đức, Notre Dames des Mission, rồi xuống G̣-vấp, Mạc-Đỉnh-Chi, Vơ-Trường-Toản, Trưng-Vương.  Ở tại Trưng-Vương này, tôi bị quay một cú suưt…   chết, bởi thế mà nhớ đời cho tới bây giờ.  Số là hôm ấy, sau khi rời Vơ-Trường-Toản, các cô bé trong đoàn mệt, nên bọn con trai chúng tôi phải gánh gồng việc nước.  Sau phần thuyết-tŕnh, chúng tôi đi chia báo cho các bạn Trưng-Vương xem để thuyết-phục các cô mua báo, thường th́ mỗi bàn chúng tôi chia hai hay ba quyển, rồi chia nhau đứng chờ ở phía cuối lớp.  Tôi cũng vừa làm xong nhiệm-vụ phát báo, và c̣n đang ḷng ṿng th́ có một cô trong dăy bàn cuối, ngoắc tôi lại gần rồi dơng-dạc tuyên-bố  "Tôi tên là Giạ-Lữ.  Tôi rất thích tờ báo xuân của trường anh.  Tôi muốn anh kư tên tặng tôi, kèm theo điạ-chỉ nhà anh, và…   free tiền!"   Lạy Chúa!  Chết tôi rồi!  Tôi rụng rời, choáng váng, gần chết trước một bàn sắp thẳng của đối-thủ!  Phải mất hết vài giây, tôi mới lấy lại tinh-thần, và trả đủa lại  "Thưa chị, tôi không được phép làm như vậy, v́ hai lư-do.  Thứ nhứt, chúng tôi đă có một số sách đă in sẵn chữ Kính Biếu để tặng thầy hiệu-trưởng, thầy giám-học, và giáo-sư Việt-văn.  Thứ hai, là tôi không có tiền để bù vào quyển sách này để biếu cho chị…  "  Cô ta làm mặt nghiêm, hỏi tiếp  "Sao không thấy tên trường anh thêu dưới tên trường tôi?"  Tôi lo âu nh́n ra ngoài cầu cứu, may sao có Thanh-Vân bước vào, tôi ngoắc cô bé lại, nói nhỏ nhờ cô thu sách lại dùm, và tôi chạy một mạch ra khỏi lớp, ê chề!  Tôi bước về phía đoàn xe đang đứng chờ, nghĩ thầm phải thở một hơi dài cho đă, v́ vừa thoát nạn, trong ḷng nhủ thầm  "Mấy bà chị Trưng-Vương ơi, sao mà dữ dằn quá đổi!"  Ḷng tự dặn ḷng, tôi sẽ đề-pḥng kỹ hơn, nhưng có trễ quá chăng, khi  mọi chuyện đă xảy ra rồi…  Tôi biết tôi chỉ là một tên học-tṛ khờ khạo, thích làm báo, ham vui, và rất hiền lành, mới tập tểnh đi làm "việc nước"!

 

Nỗi vui mừng đă góp phần làm được một việc công ích cho trường không kéo dài được lâu, v́ sau mùa báo chí đó, vài tháng sau tôi lại bị đi "lưu-vong" lần thứ hai, xa trường công-lập Dĩ-an, xa hết bạn bè thân mến để chuyển về công-lập Tân-uyên.  Rời Dĩ-an, tinh-thần tôi xuống rất thấp, tôi cứ buồn bă hoài, v́ nhớ trường, thương bạn.  Về chỗ mới,  tôi sống trong quận-đường, với một pḥng ngủ nhỏ xung quanh xếp đầy bao cát, cao hơn khỏi đầu, và mái là những tấm vĩ sắt để chống pháo-kích cả ngày lẫn đêm.  Lần này ba tôi theo dơi rất sát việc học hành của tôi.  Mỗi sáng đi học, tôi đều có chú lính đưa tôi đi, và đến trưa, chú lại đón tôi về, ba tôi sợ tôi trốn học bỏ về Thủ-đức.  Tôi mệt mơi, và chán nản cùng cực, tôi nhớ trường cũ, bạn cũ ở Thủ-đức, ở Dĩ-an…  mới có mấy tháng mà tôi gầy đi, tôi xuống kư…  Sau cùng tôi cầu cứu với mẹ tôi, năn nỉ bà xin dùm ba, cho tôi trở lại công-lập Thủ-đức, xin cho tôi được chuyển trường v́ lư-do sợ bị pháo kích.  Và tôi vui mừng biết mấy, khi niên-khóa mới 71-72, tôi được trở về công-lập Thủ-đức, cuộc chuyển trường lần đó là lần cuối cùng của cuộc đời học-tṛ của tôi, v́ vào giữa niên-học, tôi bị động-viên vào trường bộ-binh Thủ-đức.  Tôi c̣n nhớ, một số bạn cùng tuổi, cùng tháng sinh với tôi, tháng giêng, bị gọi trước.  Ngày cuối vào giờ Việt-văn của cô Uyên-Dung (cô hiện đang định-cư tại California), v́ cô là giáo-sư hướng-dẫn của lớp, nên chúng tôi có báo cho cô biết là hôm ấy cả đám chúng tôi không thuộc bài, v́ ngày mai chúng tôi sẽ lên đường vào Trung-tâm 3 nhập-ngủ.  Cô nh́n từng đứa chúng tôi, và cô đă khóc thật lâu, rồi cô nói "Cô sẽ nhớ các em, mong các em lên đường b́nh-an, may mắn và trở lại thăm trường khi có phép"

 

Tôi vào trung-tâm huấn-luyện Quang-Trung để học giai-đoạn một, căn-bản quân-sự, và khoảng hai tháng sau đó, tôi đă bật cười ha hả, khi phát-giác ra ở đại-đội khóa-sinh mới kế bên, có anh chàng Paul!  Hắn cũng bị gọi nhập-ngủ như tôi, nhưng đi sau, v́ hắn sinh vào tháng ba, hai thằng chúng tôi gặp lại, mừng vui khôn tả, cười, vui hơn bao giờ!  Paul có một số bạn mới, tôi cũng vậy, cả hai đám chúng tôi nhập lại, vui như tết, cười đùa, phá phách…  Tôi chuyển lên Thủ-đức để hoàn-tất giai-đoạn hai và ba của khóa học quân-sự và trở thành một trung-đội trưởng thực thụ.  Ngày ra trường, tôi chọn về miền Tây, sư-đoàn 21 Bộ-binh, Paul về miền Đông, với sư-đoàn 18, mỗi thằng trấn ở một miền.  Chúng tôi chia tay nhau, và ít khi có dịp gặp lại, trừ những ngày phép đặc-biệt về Sàig̣n thi văn-hóa như tú-tài II, luật-khoa, văn-khoa, khoa-học, v.v…  chúng tôi hăy c̣n rất trẻ, c̣n độc-thân, và vẫn c̣n muốn đi học, vẫn c̣n muốn làm học tṛ.  Với t́nh-h́nh chiến-sự càng lúc càng leo thang, chúng tôi càng ít đi những dịp về phép cùng lúc, để đi uống cà-phê, cùng đi nghe nhạc, hoặc đi vũ-trường, thỉnh thoảng chúng tôi cũng có thư để biết tin-tức của nhau thôi.  Ngày cuối cùng của miền Nam, xế trưa ngày 30 tháng tư, 1975, tôi từ Cà-mau về lại Sàig̣n, Paul theo sư-đoàn từ Long-B́nh về giải-vây thủ-đô, chúng tôi gặp nhau ở Ngă Tư Hàng Xanh.  Trong quân-phục tác-chiến, chúng tôi nh́n nhau nghẹn ngào, không biết phải làm ǵ bây giờ!  Lệnh đầu hàng vừa ban ra làm chúng tôi hụt hẩng, chúng tôi vẫn c̣n muốn chiến-đấu, dù là lần cuối cùng, và chúng tôi đă khóc với nhau ngay vào thời-điểm lịch-sữ đó, v́ chúng tôi đă mất tất-cả…

 

Cuối năm 1981, sau khi ra khỏi tù cải-tạo, v́ không được phép cư-ngụ ở Thủ-đức nữa, tôi hồi-hương về Dĩ-an sống với ông nội tôi. Ông đă gần 80, sống một ḿnh đơn-độc trong căn nhà ở cùng dăy với trường tiểu-học, hơi đối-diện trường bán-công.  Tôi lập gia-đ́nh và sống ở Dĩ-an mười năm.  Vợ chồng tôi có một cái quán nước nho nhỏ, bán giải-khát, chè…  Thời-gian mười năm ấy, tôi sống trong buồn bă âm thầm.  Tôi sống cạnh trường xưa, mà trường giờ đây đă mất tên, tôi cũng mất hết bạn bè cũ ở công-lạp, ở bán-công.  Tôi chỉ c̣n gặp lại một số bạn cũ như Nhân, Chừng (nay đang định-cư ở Mỹ), Hưng Bản Lề cùng lứa với tôi, rồi Kim-Sa, Như-Mai (chị của Thúy-Hồng, dân công-lập Dĩ-an), Phép, Kim-Cúc…  Đặc-biệt cô nhỏ Kim-Cúc (em gái chị Huệ), thường hay ghé nhà tôi mỗi khi buôn bán về.  Cô bạn nhỏ có đôi mắt u buồn hơn độ nào khiến ḷng tôi se sắt và thương cảm, tôi quí cô bé ấy vô cùng...

 

Đầu năm 1995, theo diện H.O. 25, tôi với nhà tôi và đứa con gái đến định-cư tại Virginia, tôi lại bật cười ha hả một lần nữa khi thấy Paul đứng trước cửa nhà tôi!  Quả là trái đất thật tṛn!  Paul lo lắng và giúp đở gia-đ́nh tôi ở những bước đầu mới đến, tận tâm hết ḷng, đến mức tôi e ngại v́ đă quá làm phiền bạn ḿnh.  Những tháng đầu tôi đi làm với hắn, tối về đậu xe ngoài parking lot, có xâu bia dưới chân, hai thằng chúng tôi thường nhắc lại những ngày tháng cũ, thời học tṛ, lúc đi làm báo, những ngày mới bước chân vào lính, tập làm người lớn, hút thuốc, uống cà-phê, chọc các cô bé nhỏ nhỏ…  Chúng tôi đă thân thiết nhau 35 năm, hơn nửa đời người, t́nh bạn đó, các bạn thấy thật đáng trân quí, phải không?   Tôi sống nhiều về nội-tâm, nên tôi rất quí t́nh bạn bè.  Tôi rất sợ khi phải mất đi một người bạn, dù là thân nhiều hay ít.  Tôi cũng dễ bị xúc-động khi nghe tin một người quen nào gặp chuyện không may…  Bây giờ qua trang website của anh Tùng-Buông, với ḷng nhiệt-thành của anh trong nỗ-lực muốn nối lại sợi dây thân-ái giữa những người cựu học-sinh Dĩ-an, tôi (cũng như rất nhiều bạn bè khác) đă t́m lại được một số bạn bè thân thương thuở học tṛ như Kim-Cúc, Thu-Tùng, Kim-Chi, các bạn cùng thời như Nhân, Chừng, thêm cô bạn mới Ngọc-Nữ, và t́m lại được Nguyễn-Hửu-Châu (cũng dân lưu-vong lận đận từ thuở nhỏ giống tôi, từ Dĩ-an xuống Thủ-đức, rồi chạy tuốt về Sàig̣n).  Tôi có chị Hằng, và Paul sống cùng thành-phố, đây cũng là một niềm hạnh-phúc rất lớn đối với tôi, v́ lẽ, tôi và Paul quả đă mắc nợ với nhau từ ngày đầu tiên tôi về học ở Dĩ-an!  Với nhau, chúng tôi luôn t́m lại được quăng đời trai trẻ đă để lại nơi quê nhà.  Tôi hi-vọng trong những ngày sắp tới, sẽ c̣n nhiều bạn cựu học sinh biết đến trang web này, và sẽ t́m đến với chúng ta, để măi măi chúng ta c̣n giữ được thật nhiều những kỷ-niệm đẹp của tuổi học tṛ, và t́nh-cảm thân thương của những người đă từng sống trên mănh đất Dĩ-an thân yêu.

 


 

Virginia, tháng tám, 2005

Cựu học sinh Dĩ-an, Huỳnh-Đức-Phương