NHỮNG NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ

 

                                                        Những người muôn năm cũ

                                                                                  Hồn ở đâu bây giờ?

                                                                                            Vũ đ́nh Liên

 

 

      Thầy Phong đến lớp lúc những người quét dọn c̣n chưa làm xong việc. Anh chàng người Mễ dừng chổi, xua tay về phía thầy, “Not yet, not yet!” Chắc anh tưởng thầy là một người học tṛ chăm chỉ đến lớp sớm. Thầy vui vẻ cười xin lỗi, rồi ra đứng chờ ngoài hành lang, thả mắt nh́n qua sân cỏ. Băi cỏ xanh mướt được cắt xén cẩn thận phẳng phiu trải rộng nối với sân dă cầu ở tận phía cuối trường. Thầy nghĩ thầm, "Sao mà thừa thăi dễ dàng đến thế không biết! Chẳng bù với góc sân trường quận lỵ quê nhà năm xưa, học tṛ h́ hục măi vẫn không nuôi nổi nhúm cỏ xanh quanh pḥng hiệu trưởng." Vài con chim sẻ ríu rít sà xuống băi cỏ, tṛn đôi mắt đen nghiêng đầu ngắm nghía thầy. Chắc chúng ngạc nhiên thấy thầy đến trường sớm thế. Cuối tháng chín đă vào thu mà miền Nam California chỉ mới hơi se lạnh. Thầy Phong kéo lại cổ áo khoác, tủm tỉm cười nh́n chim nhảy nhót bên những luống hoa poppies đỏ tươi và goldfields vàng rực được vun trồng tỉ mỉ, ḷng thầy rộn ră một niềm vui háo hức.

 

      Hôm nay là ngày khai giảng một học kỳ mới và cũng là ngày đầu tiên thầy Phong được nhận vào dạy ở trường đại học cộng đồng này. Khi mở lá thư mời nhận việc, thầy vui mừng đến ứa nước mắt. Kết quả của hơn sáu năm trời đèn sách để hoàn tất chương tŕnh cao học toán và bao nhiêu đ̣i hỏi khác mới đủ điều kiện cho thầy xin một chân dạy học. Thầy đă nộp mấy chục lá đơn xin việc, đă qua năm bảy lần phỏng vấn trước khi được trường này nhận. Tuy hơi xa nhà nhưng thầy cũng vui mừng đến nhận việc ngay. Sáu năm trời vừa đi làm vừa đi học, như một con sâu kiên nhẫn gặm từng chiếc lá của một lùm cây gai góc cả ngày lẫn đêm thầy mới làm xong cái phần việc mà các sinh viên bản xứ có thể làm trong một hai năm. Thầy đă mất nhiều thời gian phần v́ phải vừa đi học vừa đi làm kiếm sống, phần v́ phải học lại nhiều chứng chỉ ở bậc cử nhân để được cấp văn bằng tương đương cho phép thầy ghi tên vào ban cao học. Nhưng thầy rất hănh diện và tự hào. Với chính ḿnh thôi, v́ thầy vẫn sống một ḿnh từ khi người bạn trăm năm của thầy bỏ đi không kịp chờ thầy học xong để ăn mừng hai mươi lăm năm ngày cưới như thầy đă hứa. Khi cô bỏ đi, thầy Phong buồn bă mất hơn một tháng trời. Rồi thầy cũng gượng được và tự an ủi rằng may mà hai người không có con. Đôi khi thầy cũng thấy hối hận đă không nghe lời vợ đi học quách ngành ǵ liên quan đến computer cho nhanh và dễ t́m việc làm khá lương, nhưng rồi thầy lại cố gạt ư tưởng ấy đi ngay. Vợ chồng tranh luận măi cũng không ai nhường ai. Thầy th́ nhất quyết đi theo nghề cũ, cái nghề dạy học mà thầy đă say mê từ khi c̣n là một cậu bé mười lăm. Vợ thầy tính t́nh thực tế, vừa sang đến Mỹ  đă bỏ ngay ư định tiếp tục nghề dạy học để theo mấy cô em đi học một khóa làm móng tay. Chỉ độ một năm sau là cô đă ra nghề thành thạo, kiếm tiền bằng ba bằng bốn lương thầy ở hăng lúc vừa đi làm vừa đi học. Các bạn thầy trước kia nhiều người bảo thầy là gàn. Thầy th́ không thấy ḿnh gàn chút nào. Các đồng nghiệp ngày xưa dạy ngành văn chương ở bên nhà, sang đây nhiều người tuổi đă cao, gặp khó khăn trong vấn đề chuyển tiếp văn hóa là chuyện thường. Nhưng thầy trước dạy ngành khoa học, có cử nhân toán, lại sang Mỹ lúc mới bốn mươi ngoài. Cô cứ phàn nàn sao thầy không bắt chước thầy Lộc, học lấy vài lớp computer, rồi ra mở cửa hàng sửa chữa và buôn bán máy vi tính, vừa kiếm khá tiền vừa khỏe cái thân.

 

      Nhưng thầy Phong th́ không làm như thế được. Cha mẹ thầy đều là nhà giáo; thầy có ba anh em trai th́ hai người đă theo nghề cha mẹ. Thầy làm sao quên được h́nh ảnh những ngày lễ chạp năm xưa, học tṛ kính cẩn đến nhà chúc Tết cha mẹ thầy. Đến khi thầy ra trường Sư Phạm và được cử về dạy ở một trường trung học quận lỵ cách Sài G̣n mười lăm cây số th́ học tṛ cũng ít khi đến nhà thầy chúc Tết, phần v́ tập quán đă thay đổi, phần v́ thầy vẫn sống ở Sài G̣n cách xa nơi dạy học. Nhưng thầy không quên được cái h́nh ảnh đẹp đẽ của chính ḿnh ngày ấy, một giáo sư trẻ đầy nhiệt huyết, và những giờ giảng dạy hăng say trước lũ học tṛ quận lỵ phần nhiều là con nhà vất vả nhưng ngoan ngoăn hiền lành. Rồi những buổi Tất Niên hay trại hè thật vui, những buổi hội họp thân mật giữa những người đồng nghiệp dễ mến. Tất cả những t́nh cảm ấy kết hợp lại đă cho thầy một lư tưởng. Cái lư tưởng mà ngày xưa cô kính phục bao nhiêu, th́ nay lại trở thành đề tài tranh căi không bao giờ dứt giữa hai người trong những ngày chân ướt chân ráo trên nước Mỹ. Lần cuối, thầy đă giận dữ đến độ không dằn ḷng được khi cô hét lên rằng, “Chờ đến khi anh đủ sức dạy học lũ Mỹ con th́ chết đói nhăn răng!” Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng thầy ném cái tách trà trên tay xuống nền nhà trước mặt cô, vỡ tan tành. Hai hôm sau, cô bỏ đi, dọn đến nhà một bà bạn làm cùng nghề móng tay. Thầy đă giữ lại cái quai của chiếc tách uống trà, gói cẩn thận trong tấm khăn tay cô thêu tặng thầy năm xưa lúc thầy vừa mới ra trường phải vào Quang Trung thụ huấn quân sự trước khi được biệt phái về dạy học. Đôi khi thầy cũng thấy hối hận, suy nghĩ mấy đêm liền. Mấy lần thầy đă định đi t́m cô để xin lỗi làm ḥa. Nhưng không hiểu có một cái ǵ đă níu chân thầy nơi ngưỡng cửa khiến thầy lại buồn rầu quay vào. Thầy vẫn c̣n giận cô ghê lắm. Ngày thầy được thư báo nhận việc, thầy không đừng được nên đă gọi cô để báo tin mừng. Bên kia đầu dây, thầy nghe một giọng nói lạnh lùng đáp, “Để rồi xem anh dạy học được bao lâu ...” Thầy thẫn thờ buông máy. Niềm vui đang rạt rào bỗng chốc giảm đi quá nửa.

 

      Thầy Phong giật ḿnh cắt ngang ḍng tư tưởng. Sinh viên đă lác đác đến lớp. Vẫn c̣n đứng ngoài hành lang, thầy cho tay vào túi quần, hết mân mê xâu ch́a khóa lại nắm chặt cái điện thoại di động. Thầy bỗng thấy ḿnh lúng túng, mồ hôi rịn ra trên trán. Thầy hít mạnh một hơi dài, tự nhủ, “B́nh tĩnh nào! Giảng chứ không dạy! B́nh tĩnh nào!” Giảng bài chứ không dạy người. Thầy Phong nhớ mẹ thầy đă khuyên như thế năm xưa khi thầy c̣n là sinh viên ở trường sư phạm. Bà nói rằng, học tṛ đa số chăm chỉ lễ phép, nhưng cũng có đứa vô t́nh hay ngỗ nghịch do bản tính hoặc do hoàn cảnh sống. Gặp những loại học tṛ ấy, th́ phải giữ lấy b́nh tĩnh và tư cách của một nhà mô phạm, đừng nóng giận, mà nên tự nhủ rằng thiên chức của nhà giáo ngày nay là truyền đạt kiến thức, chứ không phải như một ông đồ ngày xưa mà mong uốn nắn cả tính nết đứa học tṛ. Thầy c̣n nhớ khi đó cha thầy đă tỏ vẻ không hài ḷng v́ ông vẫn theo quan niệm cổ “tiên học lễ hậu học văn”. May mắn thay, những đứa học tṛ quận lỵ thầy đă dạy năm xưa đều ngoan ngoăn nên thầy chưa có dịp nào thực hành lời khuyên của mẹ. Sang Mỹ, lại cắp sách đến trường làm học tṛ, trong hoàn cảnh ấy thầy Phong mới thấy là mẹ thầy nói đúng. Sự liên hệ thầy tṛ trong một lớp học ở Mỹ không c̣n có thể dịch ra là “t́nh” thầy tṛ nữa. Tuy học tṛ vẫn kính trọng người giảng dạy, nhưng đó dường như chỉ là sự nể nang dành cho một người có kiến thức cao hơn trong một lănh vực chuyên môn mà người đi học cần học hỏi v́ có lợi. Nếu thấy những bài giảng không c̣n chứa đựng những kiến thức cần thiết hoặc không c̣n có lợi nữa, th́ sự liên hệ thầy tṛ lập tức chấm dứt, như khi người ta chấm dứt một hợp đồng. Thầy c̣n nhớ lần thầy nghe cô con gái lớn lên ở Mỹ của một người bạn thân nói rằng nó và các bạn đă lên pḥng hiệu trưởng để phàn nàn xin đổi thầy đổi lớp v́ ông giáo sư toán thiếu khả năng, thầy đă ngẩn người ra một lúc. Nh́n kỹ lại con bé đang học lớp 9, thầy vẫn phải công nhận rằng nó là một đứa trẻ rất chăm ngoan lễ độ. Rồi thầy tự hỏi con bé chê thầy dạy dở và muốn đổi thầy như thế có phải là hỗn xược hay không? Thầy không t́m thấy câu trả lời, mà chỉ mừng thầm ḿnh không phải là người thầy giáo ấy!

 

      Thầy Phong nh́n đồng hồ, "Hăy c̣n mười phút nữa!" Thầy sửa lại nút cà vạt, rồi cố giữ nét mặt thư giăn, thong thả bước vào lớp. Lớp học rộng răi, có ba hàng ghế, loại ghế có luôn một miếng ván gắn liền làm bàn chỉ để vừa một quyển sách. Ngay hàng đầu, một anh Mỹ da mầu trẻ tuổi, to béo, đầu đội chiếc mũ lưỡi trai vành quay ngược ra sau, đang vất vả chen ḿnh vào ghế măi gần như không lọt. Anh ta thở ph́ pḥ, ngước nh́n thầy nói, "Giáo sư chưa đến đâu, đừng vội." Thầy Phong hơi lúng túng, "Tôi ... tôi là giáo sư đây!" Anh Mỹ đen không tỏ vẻ ngạc nhiên, chỉ lẳng lặng gieo người xuống ghế. Thầy bước lại chiếc bàn nhỏ, đặt cặp xuống, chống hai tay trên bàn tươi cười nh́n mọi người. Rồi thầy lại vén tay áo lên nh́n vào đồng hồ. Vẫn c̣n năm phút nữa. Thầy lẩm nhẩm đếm. Mười lăm người. Nh́n lại tờ ghi danh của pḥng học vụ trao cho, thầy nghĩ thầm, "Thiếu mất bốn người." Hàng ghế đầu chỉ có anh Mỹ da mầu ngồi một ḿnh. Hàng sau có ba cô gái da trắng, tóc vàng hoe, xem chừng thân nhau, chụm đầu cười đùa nho nhỏ. Rồi đến năm bảy sinh viên nam nữ nữa ngồi chen lẫn với vài người đứng tuổi thầy cố đoán mà không chắc là họ thuộc sắc dân nào. Cuối lớp có vài người Á Châu ngồi ngược hướng ánh sáng nên thầy không nh́n rơ mặt. Đă đến giờ. Thầy Phong hít một hơi thật sâu, hắng giọng nói, "Xin chào cả lớp. Tôi tên là Phong Nguyễn. Tôi sẽ hướng dẫn các bạn lớp toán đại cương ba chứng chỉ trong học kỳ này... " Thầy dừng lại giây lát, quan sát lớp học. Mọi người im lặng lắng nghe. Bỗng nhiên, thầy thấy b́nh tĩnh lạ thường. Trong một giây đồng hồ, trước mắt thầy hiện ra khung cảnh lớp học ở ngôi trường quận lỵ hơn hai mươi năm về trước, nơi thầy đă hăng say đem hết tâm huyết ḿnh ra giảng dạy. Thầy bỗng thấy thời gian như quay ngược lại ngày thầy c̣n là một nhà giáo trẻ nh́n đời bằng cặp mắt đầy lư tưởng...  Sau lời giới thiệu về môn học, thầy bước đến bảng trắng, dùng bút màu bắt đầu ngay bài học đầu tiên. Những công thức toán căn bản bay ra thoăn thoắt từ đầu ngón tay cùng với lời thầy giảng. Trong một lúc, thầy thấy ḿnh như bay bổng, nhẹ nhàng. Cả lớp vẫn yên lặng. Ngoài tiếng thầy giảng, chỉ chen vào tiếng thở ph́ pḥ của anh chàng to béo đội mũ ngược. Thỉnh thoảng, thầy dừng lại quan sát lớp học. Những khuôn mặt phẳng lặng, người nh́n lên, kẻ cúi xuống; người ngồi thẳng, kẻ quay nghiêng; người hí hoáy viết, kẻ tay chống cằm im ĺm như pho tượng. Thật khó mà đoán biết họ đang nghĩ ngợi ǵ ngay trong lớp học.

 

      Rồi một giờ học trôi qua nhanh chóng, đă đến lúc nghỉ giải lao. Thầy Phong buông bút xuống, thở ra nhẹ nhơm. Thầy mỉm cười bâng quơ, thấy những lo lắng của ḿnh là vô lư. Bỗng tiếng kéo ghế ồn ào làm thầy chú ư. Ba cô sinh viên tóc vàng lẳng lặng thu xếp bút sách, khoác áo chuẩn bị đứng lên. Thầy tươi cười nói, "Này các cô, hăy c̣n một giờ nữa cơ mà!" Ba cô gái nh́n thầy với ánh mắt lạnh lùng, ôm sách áo đi ra phía cửa. Lúc đi qua mặt thầy, cô đi đầu điềm tĩnh nói, "Chúng tôi bỏ lớp này, thưa ông." Thầy Phong lúng túng, cười gượng, "Được, tùy ... tùy các cô. Xin nhớ gọi pḥng học vụ để rút tên ra." Ba cô sinh viên gật đầu, nói cám ơn rồi bước ra khỏi lớp. Thầy Phong đứng thừ người ra trong vài giây, tự hỏi ḿnh đă có điều ǵ thiếu sót trong lúc giảng bài. Xong, thầy lắc đầu, tự nhủ, "Mỹ mà, trường nào chẳng thế, ḿnh c̣n lạ ǵ. Hồi trước đi học ḿnh cũng drop lớp măi đấy thôi." Nghĩ thế, nhưng thầy vẫn thấy có điều ǵ không vui làm cồm cộm phía đuôi mắt. Thầy bước ra sân, đi quanh mấy khóm hoa dơi mắt t́m chim sẻ ban sáng. Nắng đă lên cao. Bầy chim non đă bay đi. Trên thảm cỏ bây giờ có mấy con quạ đen lông bóng mượt đang nhảy nhót ḷ c̣. Những con quạ to bằng con chim bồ câu lang thang kiếm ăn khắp nơi trong vùng đất nắng ấm ven bờ Thái B́nh Dương này. Trông chúng không có ǵ là dữ tợn như bầy quạ ăn thịt người trong phim Hitchcock, mà chỉ nhâng nháo láo liên không có vẻ chi là sợ sệt con người. Dường như quạ tinh khôn biết rằng mảnh đất này là đất di dân, và không có luật lệ nào nói rằng chỉ có con người mới được di cư đi t́m lẽ sống chứ không có quạ.

 

      Hết mười phút, thầy Phong trở vào lớp học, ngạc nhiên thấy lớp đă vơi đi quá nửa. Anh chàng to béo vẫn ngồi tại chỗ thở ph́ pḥ, chiếc mũ lưỡi trai đă quay vành ra phía trước. Những người sinh viên lớn tuổi đang nói chuyện bằng một thứ tiếng ngoại quốc lạ tai ngừng câu chuyện ngồi thẳng người lên khi thầy bước vào. Khoảng giữa lớp trống hẳn đi. Thầy nhẩm đếm đến hai lần, vẫn chỉ c̣n có sáu người. Ngoài anh chàng da mầu to béo, hai người ngoại quốc đứng tuổi và một người Mỹ khác, ở cuối lớp hai sinh viên Á Đông vẫn ngồi yên lặng. Thầy gượng cười nói, "Thôi, chúng ta tiếp tục nào!"...

 

      Hết giờ thứ hai, thầy Phong thu xếp bút sách cho vào cặp. Thầy nghe hơi thở ḿnh dồn dập, hơi khó chịu. Thầy mở chai nước lọc, tu một ngụm, thấy đỡ mệt. Anh chàng to béo lẳng lặng đi ra không nói một lời. Mấy người sinh viên lớn tuổi tiến lại hỏi thầy các tên sách cần mua, rồi cám ơn chào ra về. Thầy khoác áo vào, định bước ra th́ nghe tiếng gọi, "Thưa thầy!" Thầy ngạc nhiên quay lại. Hai anh sinh viên Á Đông gật đầu chào. Người lớn tuổi hơn tiến lên, tiếp tục hỏi bằng tiếng Việt, giọng miền Nam rất rơ ràng:

- Thầy không nhớ em sao thầy?

Thầy Phong mở to mắt nh́n người thanh niên cao cao có nước da bánh mật và mái tóc quăn quăn ḷa x̣a trước trán. Anh ta chạc độ ngoài ba mươi, nhưng mới trông có vẻ già hơn tuổi có lẽ v́ nước da rám nắng và dáng người gầy g̣.

- Xin lỗi ... anh là ...

- Em là Minh, Minh 'miên' đây, thầy!

- Ah! ...

- Em học thầy lớp 10, năm 74, 75 ở trường ḿnh đó, thầy!

Thầy Phong ph́ cười. Vỗ vai anh học tṛ:

- Tôi nhớ ra rồi! Minh hồi đó làm thủ môn cho đội banh của trường đây, phải không?

Người thanh niên mắt sáng rực long lanh, toét miệng cười thật rộng:

- Dạ đúng rồi! Thầy c̣n nhớ em ha! Em nhớ hồi đó thầy khoái coi đá banh lắm mà! Thầy qua đây đi dạy lại bao lâu rồi thầy?

Thầy Phong ngượng ngùng:

- Mới ... mới hôm nay là buổi đầu đó, em ạ. Tôi qua Mỹ muộn, rồi phải học lại, mấy năm mới xong.

Minh trợn mắt:

- Trời ơi! Vậy mà thầy giảng tiếng Mỹ hay quá chừng. Tụi em ngồi nghe, đă luôn.

Thầy Phong cười nhẹ:

- Tôi cũng cố gắng thôi.

Anh sinh viên Á Đông kia, năy giờ vẫn yên lặng đứng phía sau, chợt chen vào, giọng lơ lớ:

- Hey, tụi Mỹ nó nói nó không hiểu, dropped hết!

Minh quắc mắt, xô vào vai bạn:

- Shut up! Ah, em xin lỗi thầy. Thầy đừng để ư, thằng bạn em nó lớn lên ở đây nên nói tiếng Việt không rành.

Thầy Phong lặng người, nh́n vội xuống cuối lớp, chớp mắt hỏi bằng tiếng Mỹ:

- Các em th́ sao, các em có hiểu tôi không?

Minh nhanh nhẩu đáp, vẫn bằng giọng miền Nam rơ ràng:

- Hiểu chứ thầy, em hiểu thầy hết đó!

Thầy Phong quay sang chàng sinh viên kia, đúng lúc anh ta ngoảnh mặt nh́n ra sân, chỗ mấy con quạ đen đang nhảy nhót tranh nhau miếng mồi. Thầy nuốt nước miếng, thấy cổ họng khô đắng. Vỗ vai Minh, thầy nói nhỏ:

- Thôi, các em về đi. Hẹn các em tuần sau nhé. C̣n như muốn drop lớp th́ nhớ làm đúng kỳ hạn kẻo họ không hoàn lại học phí đâu.

Minh nói lớn như muốn át giọng thầy:

- Không có đâu thầy. Em học chứ, thầy giảng hay quá mà!...

 

 

      Thầy Phong mở cửa vào nhà, buông thơng người xuống chiếc ghế bành, nơi thầy đă ngồi như thế suốt đêm sau khi cô dọn đi. Một lúc lâu, thầy ngước nh́n di ảnh thân mẫu, mỉm cười chua chát. "Con đă giảng bài bằng kiến thức của ḿnh, mẹ thấy không, con chỉ giảng bài thôi mà!"... Hai tuần sau, thầy nhận được thư của nhà trường báo phải hủy bỏ lớp học v́ quá ít sinh viên ghi danh. Cuối thư, họ lịch sự nói thêm rằng hy vọng sẽ có nhiều sinh viên ghi danh giờ học ấy vào học kỳ mùa Xuân năm tới. Thầy cười khẽ một ḿnh, "Th́ ra ḿnh vẫn chưa bị mất việc làm thầy giáo, chỉ không có học tṛ đến học mà thôi!" Bất giác, thầy nhớ đến người anh cả vẫn c̣n đi dạy học ở quê nhà. "Anh ấy thế mà sướng.” Chợt thầy thấy thèm được tâm sự với ông anh đôi lời ngay lúc này. Thầy nhấc điện thoại. Bên kia đầu dây, tiếng người chị dâu lanh lảnh:

- Chú Phong đấy à? Sao, ông giáo sư có chuyện ǵ mà gọi anh chị giờ này?

- Không, em chỉ nhớ anh chị nên gọi chơi thôi. Chắc anh đi dạy chưa về hả chị?

Đầu dây bên kia có tiếng thở dài sườn sượt:

- Chú không biết à? Anh Nguyên không cho chú hay à? Anh ấy thôi dạy đă ba tháng nay rồi ...

- Chết! Sao thế chị?

Giọng bà chị dâu lúng túng:

- Th́ ... cũng có vài vấn đề phức tạp ... liên quan đến vụ đề thi đề thiếc ǵ ấy mà! ... Thôi, tôi chả dám nói nhiều, để hôm nào chú hỏi thẳng anh ấy th́ tiện hơn.

- Có phải cái vụ bán đề thi ở trường quận mà báo chí trong nước làm rầm lên mấy tháng trước không chị? Chị phải cho em biết mới được!

- Ừ, vụ ấy đấy! Nhưng tôi cam đoan với chú là anh bị oan! May mà chú Vũ buôn bán khá giả, lại quen biết nhiều nên anh mới khỏi bị lôi thôi đấy! Thôi, tôi có việc phải đi đây, chú gọi nói chuyện với anh sau nhé...

 

      Thầy Phong lặng người ngồi im trong bóng đêm, chiếc điện thoại vẫn cầm trong tay phát tiếng kêu tít tít liên hồi. Được một lúc, thầy nghe hai tai ḿnh ù đi như thể có một đoàn tàu kéo qua không ngừng hú c̣i báo động. Đoàn tàu khởi đi từ dĩ văng xa mờ có h́nh ảnh của những người học tṛ cha mẹ thầy trịnh trọng đến nhà chúc Tết. Rồi những toa xe vùn vụt phóng qua những thửa ruộng mạ non, sầm sập băng ngang chiếc cầu sắt lát gỗ trên con đường từ Sài G̣n về quận lỵ nơi thầy dạy học. Những toa giữa dấn thân vất vả trên bước đường rời xa quê hương đi t́m lẽ sống có thầy và người vợ hai mươi năm t́nh nghĩa. Rồi đến toa cuối tưởng đă tống tiễn được đoàn tàu qua đoạn đường cuối cùng để đến một nhà ga yên tĩnh nào trên một vùng đất lạ. Ngờ đâu chiếc đầu máy già nặng nhọc đă không kéo nổi đoàn tàu qua khỏi chiếc cầu cheo leo trên đỉnh đèo dốc đứng. Trong màn đêm dầy đặc, thầy bỗng nghe ra tiếng im lặng tột cùng của gịng sông và vực sâu nơi đoàn tàu lao đi, rồi lạnh lùng rơi vào đêm đen, mất hút.

 

Nguyễn Hưng

 

Viết kính tặng quư thầy cô THTĐ với tất cả ḷng kính mến

                                        California, tháng 12, 2007