SINH NHẬT
Tôi là con út trong một gia đ́nh đông anh chị em. Bố mẹ tôi đều qua đời đă lâu. Bố tôi sinh năm 1908, tuổi Mậu Thân. Nếu bố tôi c̣n sống, th́ năm nay ông vừa tṛn bách tuế. Đứng vậy, tôi không viết nhầm đâu, v́ ông thuộc vào lớp người của nửa đầu thế kỷ trước, đă học nội trú ở Trường Bưởi cùng thời với các ông Phạm Văn Đồng, Phan Huy Quát… và đă chứng kiến những người đồng môn này học hành chơi đùa với nhau, trước khi họ trở thành những người nắm quyền hành ở hai miền đất nước đối nghịch... Ngày mùng 6 tháng 3 dương lịch, ông anh cả tôi gọi điện thoại nhắc nhở: "Hôm nay sinh nhật thứ 100 của Bố đấy..." Buổi chiều, đi làm về, tôi ghé vào hiệu bánh mua một cái bánh sinh nhật nho nhỏ. Khi người bán hỏi tôi muốn viết ǵ lên mặt bánh, tôi lúng túng không biết nói sao. "Mừng sinh nhật Bố 100 tuổi", tôi nói. Người bán bánh thốt lên lời chúc mừng: "Một trăm tuổi! Cụ thọ nhỉ? Xin chúc mừng!" Tôi cám ơn, rồi lấy bánh ra về.
Buổi tối, sau bữa cơm chiều, tôi bảo đứa con gái lấy bánh ra "Để mừng sinh nhật ông nội..." Nó ngạc nhiên: "Ông c̣n sống đâu mà mừng, hở Bố?" Tôi lại lúng túng không biết nói sao!
Năm bố tôi 75 tuổi, các con làm tiệc chúc thọ
cho ông tại nhà người anh cả chúng tôi ở
Sau sinh nhật thứ 75 của bố tôi mấy năm, ông có sang Pháp thăm gia đ́nh tôi và vài ngựi bạn cũ. Năm sau, ông định đi chơi nữa, th́ chẳng may bị tai biến mạch máu năo phải nằm luôn một chỗ! Hồi đó tôi quá bận, vừa đi làm vừa đi học nên nấn ná măi không sang Mỹ thăm ông được. Mấy năm sau, khi tôi thu xếp được để sang thăm ông, th́ ông đă gần như hôn mê rồi! Tôi về Pháp được vài tuần th́ ông mất, để lại cho tôi một niềm ân hận lớn lao trong đời, mà hai mươi năm sau, khi viết những ḍng chữ này tôi vẫn c̣n buồn đến khóc… Mỗi năm, đến sinh nhật bố tôi, tôi hay nói thầm với ông một câu bằng tiếng Pháp để chúc mừng – trong nhà chỉ có người chị thứ hai học trường Tây và tôi là nói được tiếng Pháp với ông. Và lần nào tôi cũng ngượng nghịu tự hứa sẽ đi lục lại gia phả để t́m ngày giỗ các cụ, thế mà măi vẫn chưa làm được!...
Mỗi khi tôi nghe ai chúc mừng sinh nhật một bậc trưởng thượng, như ông bà, chú bác, cô d́, hay thầy cô cũ, tôi lại thấy áy náy trong ḷng và tự hỏi không biết có c̣n ai nhớ đến các ngày giỗ của tổ tiên, của các thầy cô đă qua đời hay không nhỉ? Tôi tự hứa rằng, mai sau, nếu trời cho tôi sống đến cái ngày mà con cháu tôi chúc mừng thượng thọ tôi, th́ tôi sẽ theo gương bố tôi mà nhắc nhở chúng về những ngày giỗ kỵ trong gia đ́nh. Không phải để buồn rầu, mà để các con các cháu nhớ về nguồn cội, có dịp tụ họp, gần gũi nhau mà thấy thương yêu đùm bọc nhau hơn. “Chả hơn một cái bánh sinh nhật đầy kem, ăn vào chỉ tổ làm bệnh tim và bệnh tiểu đường nặng thêm ấy à?!!” Tôi bật cười, thấy ḷng nhẹ đi đôi chút. Bố tôi ngày xưa hay nói đùa và có tài kể chuyện rất vui. Bữa cơm gia đ́nh nào cũng có những mẩu chuyện vui nho nhỏ, vừa cho các con có thêm kiến thức, vừa làm vui cửa vui nhà...
Thay v́ chúc mừng sinh nhật hàng năm để tỏ ḷng kính mến thương yêu đến ai, tôi nghĩ rằng t́nh cảm sẽ chân thành, quư báu, và mang nặng tính chất gia đ́nh quê hương hơn nếu ḿnh tỏ cho người ấy biết rằng, nếu chẳng may một ngày nào họ không c̣n nữa th́ t́nh cảm dành cho họ trong ḷng những người ở lại vẫn không thay đổi. Muốn thế, không ǵ tốt và tế nhị hơn là dành thêm thời giờ để tưởng nhớ những người đă khuất, hơn là để mừng cho những cái mốc thời gian cứ ngày càng đi dần vào đoạn kết cuộc đời... Ai ra đi mà không mong người ở lại đừng quên những t́nh cảm đầm ấm một thời đă có với nhau? Đến cụ Nguyễn Du mà c̣n phải tự hỏi, nữa là người thường!
"Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"
Ba trăm năm thật quá nhiều! Tổ tiên năm đời của tôi cũng chỉ mới quy tiên cách nay có chừng hơn một trăm năm!
Nguyễn Hưng
Tháng 10, năm 2008
(Gửi vào Diễn Đàn THTĐ, với t́nh thương và ḷng kính mến.)