Thư Kính Thăm
và Tiễn Thầy Trần-Quang-Tuấn
Về Việt-Nam
Mùa Thu 2007
Kính thưa Thầy,
Em rất tiếc đă
không lên San José tuần trước được để
cùng với thầy cô Bào & Khanh, thầy Tài và các anh chị,
các bạn đến dự buổi họp mặt tiễn
Thầy trước khi Thầy về Việt-Nam nghỉ vào
vào độ thu-đông năm nay. Nhưng những h́nh ảnh
được thầy Tài đăng trên Diễn-Đàn
Trung-Học-Thủ-Đức đă cho em cái cảm giác thân
thương như đă được có mặt thăm
Thầy ngày hôm ấy.
Thưa Thầy, Khóa 7 (68-75) chúng
em là khóa cuối cùng của THTD trước năm 75. Tuy không
có cái công khai phá của các bậc đàn anh đàn chị,
nhưng có lẽ Khóa 7 chúng em là khóa đă chứng kiến
nhiều dâu bể nhất của lịch sử ngôi trường,
từ Trung-Học-Thủ-Đức qua Hoàng-Đạo, cho
đến khi giáo tŕnh được thay đổi với
một vị hiệu trưởng mới và một tên gọi
mới.
Thưa Thầy, trong
suốt thời trung học, quăng thời gian đáng ghi nhớ
nhất có lẽ là khoảng lớp 10 và lớp 11. Vào tuổi
ấy, học tṛ đă đủ lớn để biết
lo học hành cho tương lai (mà kỳ thi tốt nghiệp
vẫn c̣n chưa quá cận kề), biết tập tễnh
học đ̣i yêu thầm trộm nhớ hay ngẩn ngơ đi
theo sau những tà áo trắng, thế mà vẫn c̣n rất trẻ
con để tinh nghịch vui đùa. Nếu so sánh kỷ niệm
như một gịng sông kư ức, th́ quăng thời gian ấy
chính là nơi gịng sông bao la cuồn cuộn chảy, không gập
ghềnh mà cũng không tan loăng. Khóa 7 chúng em đă có cái may mắn
được Thầy làm Hiệu-Trưởng trong suốt
quăng thời gian chan ḥa kỷ niệm ấy (lớp 10 và
11, hai niên khóa 72-73 và 73-74).
Nếu thầy Trai là
một vị Hiệu-Trưởng rất tận tụy và
có công với trường trong buổi đầu xây dựng;
thầy Châu (xử lư thường vụ) bận rộn và
ít tiếp xúc với học tṛ; thầy Tâm nghiêm nghị
trong phong cách Hiệu-Trưởng của một ngôi trường
đang thời phát triển; thầy Hanh đứng đắn
nhưng không để lại nhiều ấn tượng
do thời gian tại nhiệm khá ngắn ngủi và thời cuộc tràn lấp;
th́ Thầy (Trần-Quang-Tuấn) là một vị Hiệu-Trưởng
gần gũi với học tṛ đến nỗi mỗi
khi nhớ đến trựng xưa, chúng em không thể nào
không thấy bóng dáng Thầy lồng vào trong từng kỷ niệm.
Thầy vừa là một Hiệu-Trưởng
hăng say với trách vụ, vừa là một giáo sư giỏi
(Khoá 7, Ban B được học Thầy môn Sử-Địa
tuy đó không phải là môn dạy chính của Thầy). Hơn
nữa, Thầy c̣n là một bậc cha anh tuy nghiêm mà lại
rất thân với học tṛ. Khi học tṛ ngỗ nghịch,
Thầy giận mà không tức. Khi học tṛ lười biếng,
Thầy quở trách mà không ghét bỏ. Khi học tṛ ngoan giỏi,
Thầy vui vẻ khen và khuyến khích mà không làm các học sinh
khác ganh tủi.
Thưa Thầy, có những
kỷ niệm xưa ba mươi mấy năm qua rồi
mà chúng em không quên, không bao giờ quên được. Em xin mạn
phép Thầy để được nhắc lại một
kỷ niệm vui năm Thầy mới vừa nhậm chức.
Trong bài diễn văn ngày khai giảng, Thầy đang nói rất
hăng say trước sân cờ, trước các vị giáo
sư và hàng ngàn học sinh im phăng phắc. Đột
nhiên, có lẽ v́ tư tưởng quá dồi dào kéo đến
dồn dập (Thầy nói không cần nh́n giấy), Thầy
đă vô t́nh nói “lái” một chữ: chữ “quy-củ”! Rồi
Thầy xin lỗi và sửa lại ngay. Học tṛ cấu
chí xô đẩy nhau, khúc khích cười. Các thầy cô giám thị
vừa trợn mắt vừa “Xuỵt! Xuỵt!” học tṛ.
Trên bục cao trước máy vi âm Thầy cũng cười,
rồi lại tiếp tục nói thao thao bất tuyệt.
Thưa Thầy, Thầy có biết đâu rằng nụ cười
dễ dăi trong cái kỷ niệm vui vui đầu năm học
ấy đă ngay tức khắc mang ông Hiệu-Trưởng
mới đến thật gần với học sinh. Khác với
thầy Tâm nghiêm-trang và “chic” trong bộ complet xậm màu, Thầy
hay mặc sơ-mi ngắn tay, tóc chải “tango”, bước
vào lớp với nụ cười đi trước. Thầy
ơi, ngày đó, trong thời buổi mà “Ôi chinh chiến đă
mang đi bạn bè” (trích TCS), những đứa học tṛ
mười sáu mười bảy tuổi lớp chúng em mới
cần làm sao cái gần-gũi-thân-thương của một
ông thầy, của một ông Hiệu-Trưởng! Cám ơn
Thầy đă là Hiệu-Trưởng trong suốt quăng thời
gian đẹp nhất đời học tṛ của học
sinh Khoá 7 chúng em.
Kính chúc Thầy thật
nhiều sức khỏe và an hưởng những ngày thu-đông
đầm ấm ở quê nhà. Chúng em rất mong được
thưởng thức những vần thơ mới, thật
sâu sắc của Thầy kèm với chút nắng mưa vui
buồn từ một quê hương năm xưa đầy
kỷ niệm, bây giờ ôi sao đă quá xa xôi! Mong sao Thầy cẩn trọng
sức khỏe để sớm trở lại nơi này với
“túi thơ bầu rượu” vào mùa Xuân năm tới.
Kính thư,
Học tṛ cũ (THTD
Khoá 7)
Nguyễn-Hưng