TRÊN ÁO TÔI MỘT BÔNG HỒNG TRẮNG

 

 

                                                Mẹ nhỏ của con ơi!

                                                Máu đỏ xuân thơm mắt lệ ngời

                                                Vú mẹ đă khô nguồn sữa cũ

                                                T́nh con c̣n lại bấy nhiêu thôi ...

                                                                             Hồ Dzếnh

 

 

          Lúc Huy đẩy cửa sau ra vườn th́ mẹ đă thức. Huy rón rén đạp nhẹ trên thảm lá vàng c̣n thấm đẫm sương đêm. Mặt trời chưa lên hẳn, vài tia hồng hồng tía tía nhuộm ửng một góc trời. Huy nín thở, xốc chiếc ba lô nhỏ đeo trên vai, th́ thầm một ḿnh, " Thưa mẹ, con đi ..."  Gió ban mai mát rượi quệt vào hai má. Bất giác Huy đưa tay lên dụi mắt...

 

          Tối qua, trong lúc Huy sửa soạn hành lư, bố dặn ḍ từng chi tiết như thể bắt Huy học thuộc ḷng, từ giờ xe chạy, giờ xe đến, khi nào phải đưa vàng cho chủ tàu, nếu bị bắt th́ phải nói ra sao... Huy vâng dạ nho nhỏ, tay vẫn tống những thứ cần thiết vào ba lô. Khi đó, mẹ chỉ đứng phía bên kia bàn yên lặng. Huy không ngẩng lên nh́n vào mắt mẹ, nhưng Huy biết mẹ khóc. Đến khuya, Huy lại bên ôm lấy vai mẹ, "Thôi, mẹ đi nghỉ đi. Mai con đi sớm, mẹ đừng dậy làm ǵ cho mệt". Hai vai gầy g̣ của mẹ rung lên trong cánh tay đứa con trai út. Huy nhớ ḿnh đă nuốt ực vội vă, cái ǵ như thể một ngụm đời, vị chua cay pha lẫn mùi êm dịu, dường như thời niên thiếu của ḿnh vừa trôi xuống, tan đi.

 

          Huy biết bệnh mẹ đă trở nặng từ mấy tháng nay. Trí nhớ mẹ kém dần, phần v́ thuốc ngủ, phần v́ lo buồn. Lần này ra đi, Huy có linh cảm sẽ không c̣n nh́n thấy mẹ. Huy đă muốn từ chối khi người ta đến gọi, nhưng bố nhất quyết bảo Huy đi. Chiến trường bên kia biên giới h́nh như lại sôi lên tuy hiện giờ th́ không ai thèm gọi Huy đi lính, v́ lư lịch xấu hay v́ cặp kính cận thị dầy Huy cũng chẳng rơ (Huy chưa thấy người lính nào của họ đeo kính bao giờ). Nhưng ai biết đâu được khi nào họ cần để trám vào một chỗ trống? Lẽ sống th́ khác biệt chứ cái chết nào có khác ǵ nhau, nhất là những cái chết vô nghĩa, dập vùi? Cho nên Huy phải đi, dù thương mẹ đến vô cùng...

 

          Lần ấy Huy lại bị bắt. Mấy tháng tù ra, chàng hối hả hai ngày đường trở về thăm nhà cũ. Huy cẩn thận không về nhà ḿnh ngay mà tạt trước vào nhà bạn v́ biết sự trở về không khéo léo sau nhiều tháng vắng mặt có thể gây phiền phức vô cùng cho người ở nhà. Toàn ái ngại bảo Huy, "Mẹ mày yếu lắm rồi, nhà mày chả có ai ..." Huy lặng người đi một lúc, tuy không ngạc nhiên. Trước khi đi, Huy đă khuyên bố nên đưa mẹ lên Sài G̣n ở gần các anh chị v́ ở đây tuy yên tĩnh nhưng không tiện thuốc thang cho mẹ. Lấy ch́a khóa nhà Toàn đưa, Huy phải chờ trời tối hẳn mới dám len lén về nhà ḿnh. Cánh cổng rít lên, đống lá xoài lào xào dưới chân, cành khô kêu răng rắc. Trong bóng trăng huyền ảo, những chùm hoa cúc trắng khe khẽ lung lay. Chàng rón rén bước ṿng qua khóm hoa, sợ làm vỡ những luống đất c̣n in dấu mẹ vun trồng. Ṿng vào cửa sau, Huy nhẹ nhàng luồn tay vào chỗ nứt trên tường hoa bên cửa, đẩy then vào nhà. Vết nứt thân yêu Huy đă bao lần luồn tay vào mở cửa mỗi khi đi chơi về trễ. Hơi ẩm mốc toát ra từ căn bếp, nồng nồng ngai ngái đến ngọt ngào. Chàng đứng yên trong bóng đêm mờ mờ cho đến khi mọi vật hiện dần ra trước mặt. Trong căn bếp này, xưa mẹ vẫn tươi cười nhanh nhẹn ra vào. Huy nhớ mẹ hay làm bánh bẻ vào những ngày giỗ tết, món bánh mà Huy thích nhất. Chợt Huy hít mạnh một hơi thật sâu. Trong mùi ẩm mốc chàng nghe thoang thoảng như có cả mùi cà cuống của món quà năm xưa c̣n sót lại. Huy mỉm cười , ứa nước mắt th́ thầm, "Mẹ nhỏ của con ơi"...

 

 

          Ít lâu sau th́ mẹ mất. Ngày đưa mẹ, Huy khóc như cả đời chưa được khóc bao giờ. Trên xe tang bên quan tài mẹ, Huy nghiến chặt hai hàm răng đến bật máu. Ai cũng khóc, nhưng có lẽ ai cũng ngạc nhiên khi thấy Huy khóc nhiều như thế. Chị Hương nh́n Huy ái ngại qua ánh nến lờ mờ. Chị Quỳnh ngồi cạnh, sụt sùi đặt bàn tay lên đùi Huy lúc chiếc xe tang lầm lũi đi vào nghĩa trang. Ở đó, người ta đưa mẹ vào nơi hỏa táng. Bố và anh Triết đặt mồi lửa vào khung trống, trong có quan tài mẹ. Huy sững sờ nh́n ngọn lửa bùng lên, tự nhiên hoảng hốt nghĩ mẹ ḿnh đang nằm trong đống lửa... Mẹ thân yêu, mẹ dịu dàng! Mẹ giờ đây u sầu lặng lẽ! Mẹ mát rượi, mẹ ngọt ngào! Mẹ giờ đây bùng bùng lửa đỏ! Mẹ nhỏ của con ơi!...  Hôm sau bố và anh em Huy đến đem tro mẹ ra sông, khấn nguyện rồi thả mẹ trôi theo gịng ra biển. Con sông thân yêu dẫn về Thủ Đức, nơi có mái nhà xưa và một quăng đời thơ ấu êm đềm, có mẹ tươi cười ra vào han hỏi. Cốt mẹ được gửi trên chùa. Mẹ giờ đây ngàn năm yên nghỉ bên tiếng chuông mơ buồn buồn như thủa nào ngày Tết, Huy theo mẹ lên chùa hái lộc.

 

 

          Rồi thời gian vùn vụt trôi qua. Huy sống xa quê huơng từ sau ngày  mẹ mất. Bố cũng đă qua đời xa nhà. Huy cũng thương bố lắm, suốt một đời cặm cụi chăm lo cho sáu đứa con ăn học nên người. Huy vẫn nhớ năm xưa, một đêm đi ngang pḥng bố mẹ nghe bố buồn buồn than thở, "Chỉ có mỗi thằng Huy út ít là không kịp xong cái bằng đại học ở đây thôi!" Lời thở than của bố Huy c̣n nhớ măi. Bố một đời học thức, nhưng công danh trắc trở, hai ba lần ly loạn tan hoang. Huy biết bố đặt rất nhiều kỳ vọng vào anh em Huy, sao cho tất cả các con đều có bằng đại học. Thế mà chỉ lọt có mỗi ḿnh Huy... Từ đêm nghe lời than của bố, Huy không quên được nên đâm ra ám ảnh vào sự học! Ngày tŕnh luận án, chàng chẳng thiết ǵ đến mảnh bằng hay những lời khen ngợi, mà chỉ thanh thản có mỗi một điều quan trọng nhất là đă làm cho bố mẹ an ḷng bên kia chín suối, để chàng t́m lại được đôi chút êm dịu cho chính cơi ḷng ḿnh.

 

          Tiểu của mẹ được các chị thỉnh từ ngôi chùa bên nhà đem sang đây khi ra đi. Ở phi trường, Huy lo người ta dốc cả mẹ ra mà lục lọi. May sao mẹ linh thiêng khiến cho họ để các chị đem mẹ đi yên lành. Ngày bay sang thăm mẹ, Huy rộn ră như sắp được gặp mẹ thật trên đời. Khi máy bay nghiêng cánh đáp, Huy nghe ḿnh th́ thầm, "Mẹ ơi, con đă về đây..." giọng nghẹn ngào như buổi sáng hôm xưa, lúc Huy th́ thầm thưa mẹ ra đi.

 

 

                                                                             Nguyễn Hưng