TƯƠNG-TƯ TẤT TƯƠNG-KIẾN

 

Lời nói đầu :

 

Quân tại Tương-giang đầu

Thiếp tại Tương-giang

Đồng ẩm Tương-giang thủy

Tương-cố bất tương-kiến

 

Buổi chiều trước khi thầy về lại bên Đức, tôi có điện-thoại, và thỉnh ư thầy về tựa đề cho bài viết này.  Những ngày cuối tháng chin, thành phố nơi tôi ở trời đă vào thu, lá thay màu rực rỡ một góc trời, và gió cũng theo về, hiu hắt  đủ se ḷng.  Trong cái nắng gió đ́u hiu ấy, tôi bâng khuâng nghĩ tới bốn câu thơ mở đầu của bài cổ-thi Tương-Tiến-Tửu, thấy cái t́nh, cái ư thật phù-hợp trong hoàn-cảnh của chúng ta hiện tại, là xa cách nhau rất nhiều năm, rồi gặp lại, rồi chia tay, và lưu- luyến  hẹn lại lần sau.  Mỗi người đi mỗi ngă, nhưng tôi nghĩ là vẫn nhớ nhau hoài, và nghĩ tới nhau luôn, v́ t́nh bạn ở cái tuổi ngoài năm mươi đằm thắm hơn t́nh bạn của tuổi mười lăm.  Mười lăm tuổi, ngây thơ quá, trong sáng quá, đời toàn màu hồng, chưa nếm mùi thất-bại, chưa kinh qua mất mát, nên không trân-trọng.  C̣n ở vào tuổi năm mươi, hoàng hôn của cuộc đời đă thấy, nên chín chắn hơn, trưởng thành hơn, đă biết xót xa với chia phôi, đă nát ḷng với mất mát, nên phải giữ ǵn.  Trong nỗi suy tư đó, tôi càng thắm thía được nỗi buồn trong câu cuối “Tương-cố bất tương-kiến” v́ khoảng cách không-gian quả có hiện-hữu giữa những người bạn chúng ta.  Thôi th́ đổi lại một chút, “Tương-tư tất tương-kiến” để giữ niềm hi-vọng là nhớ nhau rồi sẽ gặp lại nhau, và giữ cho nhau một chút hạnh-phúc, thật đầy, trong t́nh bạn ở cái tuổi đă không c̣n thơ ngây này.

 

                                                            **************

 

Tối thứ sáu, chờ tới giờ cơm tôi mới long-trọng tuyên-bố:

-  Ngày mai má đi Cali.

Mọi  người tức khắc dừng đủa. Con út tôi, chưa biết ất giáp ǵ hết, la lớn trước:

-  Con hổng muốn má đi đâu hết, má ở nhà với con, má đi con nhớ má lắm, hổng chịu đâu!

Chị nhỏ làm một hơi, và nước mắt th́ lập tức đoanh tṛng.  C̣n Voi con sau một thoáng ngạc-nhiên, mới nói:

-  Good, má cũng nên đi chơi một chút cho bớt stress, chớ ở nhà hoài cũng mệt lắm.  Mà má đi chi vậy?

Đi chơi mà ảnh hỏi đi chi vậy, sướng chưa?  Tôi nói tôi đi dự hội đồng-hương, quê của má. Dê con băn khoăn:

-  Má plan chuyến đi này hồi nào sao con không nghe má nói?  Mà má đi bao lâu?  Thứ ba này tụi con tựu trường rồi đó!

Tôi nói tôi chỉ đi ba ngày long weekend, tối thứ hai sẽ về lại, v́ thứ ba tôi phải đưa Heo con đi học, năm nay út ít lên lớp bảy, mà là trường mới nữa, rồi tôi cũng phải đi làm chớ hết vacation rồi.  Hai đứa lớn thông-cảm cho cái stress của tôi, nhưng con út th́ phụng phịu, giận liền, tôi thấy mà thương quá!   Chờ cho các con nói xong, ông xă ớt nhà tôi mới, con cọp chầm chậm xuống hang, phát-biểu ư-kiến của ổng: 

-  Mua vé máy bay hồi nào sao không nghe má nói vậy?

(Vé máy bay mua tuần trước, nói hay không th́ cũng giống nhau, ngày mai má phải đi chơi chớ!  Tôi nói thầm trong bụng) 

B́nh thường, thỉnh thoảng chàng vẫn gọi tôi là má v́ tôi là má của mấy đứa con chàng, nhưng tối đó, tiếng "má", tôi nghe hơi nặng nề, h́nh như tôi không chỉ là má của mấy đứa nhỏ, mà c̣n là má của…  người đang nói chuyện nữa, nhưng thôi kệ, ngày mai cứ đi chơi cái đă, thầy đang chờ bên đó...  Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về.... Thấy cái mặt bí xị tôi biết liền, nhưng chàng cũng biết tính tôi nhất ngôn kư xuất, tứ mă nan truy mà, nói ǵ được!

Cơm nước xong, trời chợt đổ mưa.  Tôi loay hoay bắt nồi phở lên nấu, trong lúc lo xắt hành, xắt thịt.  Hành th́ chỉ cần một hộp, nhưng thịt phải chia làm ba cho ba ngày, v́ tôi muốn thịt ăn phở phải là thịt xắt mỏng, do đó nếu không phải đích thân tôi xắt, th́ mấy nhóc ở nhà sẽ ăn phở với steak, và vậy th́ uổng công tôi nấu nồi phở quá!  Mười giờ tối, tôi mới gọi cho ông anh: 

-  Sáng mấy giờ anh ra phi-trường?

Ổng nói:

-  Sáu giờ rưởi bay th́ năm giờ phải có mặt ở dó rồi, chắc khoảng bốn giờ rưởi hơn đi th́ vừa.

   -  Anh chờ đi, để xuống chở anh đi cho. 

Anh tôi khựng lại một chút, hổng biết sao tôi lại siêng dữ vậy:

-  Thôi, ở nhà ngủ đi, tao kêu thằng Hùng (thằng út đẹp trai của ổng) chở đi được rồi.

Tôi tỉnh bơ cười thầm :

-  Để Hùng nó ngủ, tui xuống rước anh.  Tui cũng đi mà!

Tiếng ổng oà lên mừng  rỡ:

-  Vậy sao?  Sao bữa hổm nói xin passport không được? 

Tôi ậm ự. :

-  Ừ, bữa hổm nói với anh th́ thiệt t́nh chưa xin được, nhưng sau đó th́ được...  Sáng khoảng 4 giờ rưởi xuống tới anh ha!

Cúp điện-thoại với anh, tôi tưởng tượng anh đang cười rất vui, v́ ổng cứ kêu tôi hoài, là đi chơi với ổng cho vui, chớ ổng đi một ḿnh buồn thiu, chị Ba phải đi làm nên cũng không tháp-tùng anh ấy được (nói th́ nói vậy, chớ đi qua tới Cali rồi, ổng gặp bạn vui quá, nên quên luôn là có tôi đi với ổng nữa!)  Trở về với nồi phở, trước mắt là phải gấp rút làm cho xong công việc để đi ngủ một chút chớ, không thôi ngủ quên sáng dậy không nổi là… tiêu tán đường!  12 giờ khuya tôi mới xong công việc, cái xách hành-lư chuẩn-bị cả tuần trước, bây giờ đem ra kiểm-soát lại một lần nữa rồi để ở ngạch cửa, sẵn sàng.  Để cho chắc ăn, tôi ngủ ngoài pḥng khách, và vặn hai cái đồng hồ báo thức vào 3 :30, để lỡ một cái dở chứng (biết đâu được!) th́ c̣n cái thứ hai, tôi chỉ sợ trễ tàu thôi!  Mệt quá, tôi ngủ liền, nhưng choàng dậy sau tiếng reo đầu tiên, đúng 3 :30.  Chuẩn-bị xong, uống ly sữa, tôi ra khỏi nhà, mới có 3:50.  Buổi sáng sớm vắng vẻ, mưa lâm râm cả đêm nên đường ướt và lạnh, một ḿnh xe tôi chạy thênh thang, ngựa phi đường xa…  Xuống tới nhà anh tôi, th́ anh đang chờ trước cửa, cũng đâu có hành-lư ǵ, chỉ là một cái xách tay nhỏ nhưng ḷng vui  rộn ràng, thế là chúng tôi trực-chỉ phi-trường.  Tới nơi, gửi xe xong, t́m counter của American Airlines, anh em tôi check in.  Qua douanes, tưởng bị xét dữ lắm, ai ngờ mọi việc đều dễ dàng, chắc tại sáng sớm mấy nhân-viên quan thuế c̣n buồn ngủ v́ phải làm ca đêm, nên cho mọi người qua hết, khỏi xét hỏi chi cho lôi thôi.  Vào bên trong, ngồi đợi thêm, và đúng 6:30 máy bay cất cánh.  California.  here we come!  Trên máy bay, anh tôi vui lắm, cười nói luôn.  Thực t́nh th́ ai nấy cũng bận rộn với công việc làm và gia-đ́nh, nên ít khi có th́-giờ để tới lui, hay hỏi han nhau, thỉnh thoảng có cần ǵ th́ điện-thoại nói mấy câu rồi thôi, vậy mà hôm ấy chúng tôi lại có dịp nói với nhau gần năm tiếng đồng hồ trên máy bay, th́ chuyện ǵ cũng nói xong hết!  Tới Las Vegas, đổi chuyến bay, chờ thêm 45 phút, tôi gọi cho anh Được, nói cho anh biết là chúng tôi sẽ đến đúng giờ, 10:45.  Chao ôi, sao nghe tiếng anh vui dữ vậy, sang sảng như chuông đồng  ra đêm qua cả băng cắm trại ở nhà anh, tưng bừng, và lúc đó vừa thức dậy, đang uống cà phê để sửa soạn xuống Orange County.  Tôi nghe mà vui quá, ḷng nôn nao chỉ muốn mau mau lên để tới nơi, nhưng muốn là một lẽ, c̣n được hay không là lẽ khác:  cũng phải chờ thêm một giờ hai mươi phút sau, máy bay mới đáp xuống phi-trường John Wayne. Theo đoàn người đi ra khỏi cổng, thấy sẵn cầu thang điện, anh em tôi bèn đi xuống tầng dưới luôn.  Ra ngoài đường nh́n quanh quất… Ủa, sao không thấy ai hết vậy ḱa?  Đi loanh quanh một đổi, anh tôi dục  Gọi cho Được, hay Paul coi tới chưa?  Hay đang chờ ḿnh ở chỗ khác?”   Tôi gọi, và anh Được kêu tôi ra phía ngoài lề đường để anh dễ t́m, thế là chúng tôi lại ra ngoài.  Không đầy một phút, tôi nghe tiếng anh Được cười vui từ phía sau.  Quay lại, anh đang đi tới.  Té ra anh chờ ở tầng trên, c̣n anh em tôi đi t́m ở tầng dưới!  Ôm nhau mừng rỡ, anh nói thầy và anh Ẩn đang đậu xe ở phía trên nên chúng tôi đi ngược lên…  Và thầy ḱa:  từ xa thầy đă dang hai tay ra đón, tôi ôm thầy ḷng cảm-động bồi-hồi.  34 năm rồi tôi mới gặp lại thầy! Thầy cũng c̣n trẻ, và nh́n ra chớ không khác xưa lắm, v́ trước khi qua Cali, chắc thầy đă…   nhuộm lại mái tóc phong-trần nên nh́n thấy là nhận được ngay.  Tôi giới-thiệu anh tôi với thầy, rồi anh Ẩn cũng xuống xe chạy lại…  Trời đang nắng chói chang bỗng mát dịu  Nắng Cali em đi mà chợt mát Bởi v́ anh mặc áo đẹp màu xanh..."  Anh tôi và anh Ẩn tay bắt mặt mừng, cười nói lung tung.  Anh tôi cứ suưt soa “Không nói trước, có ra đường chắc anh cũng không nh́n ra Paul đâu!”  (Tôi thấy th́ đâu đến nỗi, anh Ẩn đâu có khác xưa nhiều lắm, chỉ có đầu tóc hơi  hói thôi)  Anh Ẩn chỉ cười h́ h́…   Theo ḍng xe cộ tấp nập của ngày cuối tuần, chúng tôi rời phi-trường, nhắm hướng Paracel trực-chỉ v́ một nửa c̣n lại, phe phái đẹp, đang trên đường tới đó để gặp chúng tôi.  Những con đường xe chạy qua, trúc đào hồng thắm, và nắng chan ḥa...  Tới nơi, thầy muốn chụp h́nh đầu tiên trước cửa nhà hàng để mừng ngày 34 năm tái-ngộ, th́ chụp chớ đâu có ǵ đâu, mặc dù tôi biết sau một đêm thiếu ngủ, rồi ngồi máy bay thêm mấy tiếng, tôi trông giống ở…  dưới sông mới lên lắm, nhưng kỷ-niệm ngày gặp lại cũng quan-trọng mờ!  Vào trong ngồi được một lúc, chị Dung từ dưới bếp chạy lên, cười tíu tít…  Tôi biết chị trẻ hoài là nhờ bí-quyết đó, lúc nào cũng vui, cũng lăng xăng, bận rộn, và làm việc như chị th́ khỏi cần tập thể-dục thể-thao, tôi ước lượng mỗi ngày chị chạy ṿng ṿng ít nhứt cũng mười lăm cây số!  Rồi anh Gởi-nhà văn Trà Nguyễn- ở đâu lửng thửng vô, tôi bất-ngờ hết sức.  Anh Gởi, anh Gởi, anh Gởi  tôi chạy ra mừng anh, và…  ấm ớ hội-tề “Anh…  đi đâu vậy?”  “Chời đất ơi, th́ anh qua dự hội đồng-hương giống em chớ c̣n hỏi!”  Ờ há, mừng quá nên tôi…  quên, phần nữa v́ tôi biết anh Gởi thường có những chuyến đi xuyên lục-địa với công việc của anh, với những buổi ra mắt sách, nên hôm đó tôi tưởng anh trên đường đi công-tác, và sẵn dịp mà ghé qua!  Th́ ra tôi đoán sai, và mới nhớ rằng không phải lúc nào cũng công việc, mà nhiều khi phải có những sinh-hoạt khác nữa để đời sống tinh-thần luôn luôn phong-phú.  Ngồi thêm một lúc  phe ta tới.  Tôi ra đứng trước cửa, chao ôi, sao mà vui thế ...hai năm t́nh lận đận...  mới gặp lại nhau, nhưng ai cũng trẻ trung và tươi mát, nhất là Tùng, chưa thấy người, tiếng cười đă tới trước. Kim-Chi với Kim-Cúc, cành vàng, hoa cũng vàng nên vàng…  khè, chói lọi, xinh xắn như hai đóa hoa, và chị Hằng lúc nào cũng là người chị lớn, nhu-ḿ, dịu dàng, không giống như đám chúng tôi, ồn ào, sôi nổi.  Rồi Lưu-Chung, phu-quân của Kim-Chi, về tŕnh-diện bà xă, v́ anh đă xé lẻ đi riêng với bạn bè mấy ngày trước, giấy đi đường đă hết hạn nên anh về kư lại, và...  đi tiếp.  Nh́n Chung với Chi tôi nghĩ đến câu trai tài, gái sắc v́ Chung ḥa-nhă, hoạt-bát, c̣n Chi th́ ai cũng biết là người đẹp rồi, quả thật xứng đôi vừa lứa!  Ở nhà hàng ăn trưa xong, thầy Hiền ra gặp được một lúc rồi sau đó là mục shopping, Cúc đưa chúng tôi tới Nortrom, thương-xá lớn, đầy ngập đồ thời-trang, giày dép...  và đám con gái chúng tôi...  mất tích trong những hàng quần áo ấy...  Khoảng hai giờ đồng hồ sau, chúng tôi rời tiệm.  Hớn hở, Kim-Chi tay xách nách mang, lỉnh kỉnh, thành ra cửa tiệm trưa đó chắc đắc hàng v́ có khách từ Úc-châu qua ủng-hộ mà.  Trời nóng quá, qua tiệm kem kế bên, thầy tṛ ngồi nhâm nhi kem cho hạ hỏa, và nh́n ông đi qua bà đi lại.  Cuối tuần đường phố tấp nập, dập d́u tài-tử giai-nhân...  Rời thương-xá, chúng tôi về lại nhà Cúc, thầy với anh Ẩn muốn nghỉ một chút v́ tối qua ở nhà anh Được ai nấy cũng thức rất khuya.  Tôi với Tùng ra sau nhà, núp bóng  tùng-quân, t́m chút gió mát.  Cây chuối bên nhà hàng xóm thấy khách lạ, đon đả chồm qua làm quen khoe buồng chuối mới trổ, lá phe phẩy tṛ chuyện, gió hiu hiu thổi…  Buổi trưa mà có được cái bóng mát, cây chuối, bụi xă, cái vơng đong đưa...  tôi tưởng ḿnh đang ngủ mơ, v́ Canada làm ǵ có những thứ xa xí phẩm này!  Đặt lưng xuống vơng, tôi mở máy với Tùng được vài câu chuyện thôi, rồi h́nh dáng Tùng ngồi trên ghế bỗng lung linh...  tôi ngủ lúc nào không hay, mệt quá!  Thức dậy, chị Hằng, Cúc, với Chi cũng đă về từ lâu.  Trời chiều mát được một chút, chắc một phần nhờ Cúc làm lính cứu hỏa, lấy ṿi nước tưới cây xịt lên nóc nhà cho bớt nóng.  Nh́n nước chảy ṛng ṛng từ mái nhà xuống, tưởng trời mưa như bài ca-dao xưa  Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống…   th́ cũng mưa, nhưng mưa...   nhân-tạo.  Tôi cười, kháo với mọi người là Cúc đang thực-tập để nộp đơn vô fire department của thành phố Garden Grove, vui thiệt!  Thầy với anh Ẩn cũng ngủ được một giấc nên tỉnh táo hẵn ra, thấy cả hai đều đẹp...   lăo.  Chiều rồi, điện-thoại reo từng chập, tiết-mục kế tiếp là đi nhậu.  Địa-điểm đă được chọn, cũng gần nhà thôi.  Tới nơi, tôi gặp lại mấy anh bạn của anh tôi từ San Jose mới xuống, anh Phát, anh Huê, anh Vơ, anh Cam, và ḱa, ai như  «Chời đất ơi, anh Tâm đó hả?  Anh xuống hồi nào sao không nói trước vậy? »  Nắm tay anh, tôi mừng và bất-ngờ hết sức khi gặp lại, v́ bữa trước anh nói là bận không đi được, bây giờ lại có mặt!  Anh Tâm, th́ anh Tâm chớ ai, cũng mừng rỡ, nói luôn miệng « Anh cũng đâu có ngờ em qua!  Sao em hổng nói cho anh nghe là em qua? »  Ờ, bất-ngờ mà, cho vui, tôi tưởng, anh tưởng, chúng ta cùng tưởng!  Vào quán, an-tọa xong, ai cũng có thức ăn, nước uống lai rai, và đă gọi là đi nhậu nên thầy cũng bật đèn xanh cho đám con gái chúng tôi uống bia, chỉ thương có Chi, em nhỏ c̣n uống Pepsi!  Sau khi làm vài hớp để thấm giọng, anh Tâm -linh-hồn (tượng đá) của buổi tối đó,  mầm non vừa trúng giải tuyển lựa ca-sĩ chúng tôi bầu- lên sân khấu mở màn với bài Hoa Biển (chắc anh muốn gửi cho anh Nhă bên Úc), Đường Xưa Lối Cũ, rồi Cúc đơn-ca, thầy Khai song-ca với anh Tâm, các ca-sĩ cây nhà lá vườn khác lên giúp vui cả tối, ồn ào, và vui ơi là vui!   Chuyện tṛ hết sức vui vẻ, và chắc thầy thương chúng tôi, lâu  ngày mới gặp lại, ngày xưa th́ miếng trầu là đầu câu chuyện, bây giờ để hợp thời, hợp cảnh, th́ miếng trầu được thay thế bằng chai bia, nên thầy thưởng chị Hằng và tôi hơi nhiều.  Không biết mấy chai, nhưng tối đó chúng tôi say v́ vui, hơn là v́ rượu.  Khoảng gần 11 giờ, bàn nhậu giải-tán, chúng tôi kéo qua Paracel để phụ giúp đặt bàn, và trang-trí cho bữa tiệc hội-ngộ Đồng-hương Dĩ-An sáng ngày hôm sau.  Mỗi người góp hai bàn tay, xếp ly ra bàn, bày b́nh hoa, gắn tấm phong đ́nh thần Dĩ-An lên sân khấu, rồi bày thêm mấy chậu bonsai của anh Được…   Ngắm tới, ngắm lui, rốt cuộc mọi việc coi như hoàn-chỉnh, chúng tôi rời Paracel lúc 1:30 sáng, về nhà Cúc nghỉ ngơi.  Sáng chủ-nhật, v́ phải trở lai nhà hàng lúc 10 giờ, nên chúng tôi thức sớm để sửa soạn, và trước giờ hẹn, tất-cả đă có mặt đầy đủ.  Vui quá, tôi gặp lại anh Dương-Kiến-Duyên,  nhỏ Nguyện bạn thân hồi c̣n nhỏ xíu, trẻ măng (bây giờ già đến nỗi nó nh́n không ra tôi chớ!) chị Sương, anh Tấn, và rất nhiều những bạn bè, người quen cũ ở Dĩ-An….  Quả thật thời-gian có làm thay đổi, nhưng nhắc ra th́ nhớ ngay, và vui ghê.  Trong số quan khách vừa tới, tôi thấy có một cô rất đẹp, tóc ngắn, dáng người nho nhỏ, mặc cái áo dài màu tím nhạt…  Đang bận bịu, tôi chỉ gật đầu chào cô thôi, nhưng tới hồi nh́n kỹ lại: thầy Phước đi vô, và cô đứng kế bên thầy.  A, té ra sư-mẫu của ḿnh đây!  Tôi chạy ra mừng thầy Phước, ôm thầy, và ra mắt cô.  Thấy thầy khỏe, và vui, tôi mừng quá!  Đến giờ, buổi tiệc bắt đầu với lễ chào quốc-kỳ, và sau đó mọi người ngồi vào bàn với người quen, bạn bè của ḿnh, và cuộc vui lại bắt đầu.  Anh Được đọc một bài diễn-văn ngắn chào mừng quan khách, kế tiếp là màn dâng lễ cúng thần do các anh phụ-trách, cũng trong lễ-phục cổ-truyền khăn đống áo dài trang-nghiêm và long-trọng, và sau đó là những báo-cáo về sinh-hoạt trong năm của hội.  Trong suốt chương-tŕnh, ngoài những món ăn ngon, mọi người c̣n được thưởng-thức những bài hát hay, ca-sĩ là anh Tâm, Kim-Cúc, thầy Khai, anh Duyên-một ngôi sao karaoke khác- nhưng đặc-biệt có sự đóng góp của hai diễn-viên Hồ-quảng, tŕnh-bày rất xuất-sắc màn Chiêu-Quân Cống Hồ.  Thầy Phước, thầy Khai cũng lên bày tỏ tâm-t́nh của hai thầy về quận Dĩ-An, nơi dù không phải là quê hương, nhưng là nơi hai thầy đă công-tác nhiều năm, và đă gắn bó với quận lỵ nhỏ qua mái trường, đă dày công dạy dỗ đám học tṛ chúng tôi những năm trung-học. Không khí buổi họp mặt rất vui, máy h́nh chụp không ngừng, tiếng cười nói không ngớt với tiếng vổ tay cổ-vơ phần trao tặng quà kỷ-niệm cho các mạnh-thường-quân đă ủng-hộ hội Đồng-hương Dĩ-An trong khoảng thời-gian qua, phần xổ số trúng quà, và màn tŕnh-diễn áo dài và tặng hoa cho các người đẹp.  Thầy Nỗi, người bô-lăo của ngày hôm ấy, đă rất vui và romantic, tặng cho cô một bó hoa rất đẹp!  Bữa tiệc kéo dài tới gần 3 giờ, một số quan khách đă ra về v́ nhà ở xa, số c̣n lại, vẫn chưa hết chuyện tṛ nên nhà hàng dành cho chúng tôi hai bàn khác để tiếp tục cuộc vui.  Cám ơn các nhân-viên của Paracel đă phục-vụ rất hết ḷng, cám ơn anh Được và chị Dung, đă tất-tả bao ngày để chuẩn-bị cho ngày họp mặt vui vẻ và thành-công vừa qua.  Chiều đến, chúng tôi phải tận dụng thời-gian c̣n lại để vui chơi với nhau, v́ ngày hôm sau là chia tay rồi. Thầy Phước mừng sinh-nhật muộn hết một ngày, đă ôm theo một cái bánh gâteau lớn để chia xẻ với chúng tôi ngày sinh-nhật, và sau khi chạy xe hết không biết…  bao nhiêu ṿng, rốt cuộc chúng tôi  chọn được địa-điểm là một pḥng karaoke, để ăn bánh và…  hát tiếp.  Hát nhiều lắm, và vui nhiều lắm, ca-sĩ hay, nhạc cũng hay, và dù nghe nhạc, hay chuyện tṛ, hay lăn ra ghế mà ngủ v́ quá mệt (hello anh Được!) tối đó chúng tôi đă có một niềm vui hết sức trọn vẹn.  Rời pḥng hát, chúng tôi c̣n đứng chuyện văn ngoài sân rất lâu mới chia tay.  Chia tay, v́ một số các anh chị ở San Jose phải về chuyến xe bus 7 giờ sáng hôm sau, và anh tôi cũng tháp-tùng băng San Jose đi chơi thêm mấy ngày nữa mới về Canada sau.  Hợp rồi tan, đă đến lúc tôi từ-giă thầy cô Phước, xa nhau 33 năm, gặp lại nhau chỉ có một ngày, ḷng bứt rứt quá đổi!  Tôi ôm thầy, ôm cô, chúc sức khỏe.  Thầy, ông Tây Parisien, hôn tôi hai bên má, tôi cảm-động vô cùng.  Thầy kính mến của em, mong lần sau gặp lại, thầy cô vẫn c̣n khỏe mạnh để đi karaoke tiếp với tụi em, thầy cô nhé!  Về lại nhà Cúc, hàng xóm đă yên giấc điệp, tôi rủ thầy ra sân ngắm trăng hạ-tuần.  Trời về đêm, không-gian êm ả, thanh-b́nh quá, và nếu không có những chiếc xe, biểu-tượng của đời sống văn-minh Tây-phương, đậu trong ḷng đường và trong sân nhà láng giềng xung quanh, có lẽ tôi tưởng ḿnh đang ở một thôn làng b́nh-yên nào đó, như Dĩ-An xưa.  V́ bóng trăng, cây chuối, cây cam nhà hàng xóm, v́ những hàng rào đầy hoa giấy ngoài đầu ngơ, và v́ có thầy đang ở bên cạnh với tôi, trong bóng đêm, dưới ánh trăng d́u dịu soi qua kẻ lá…  nhắc chuyện xưa, chuyện nay.  Chuyện tôi mười lăm ngày xưa, và năm mươi bây giờ.  Thưa chuyện với thầy, ḷng tôi thanh-thản biết mấy.  Trăng sáng trong ḷng vui.

 

Sáng hôm sau dù không phải đi đâu sớm, nhưng gà chưa gáy chúng tôi đă thức dậy, và Tùng…  gáy trước mở hàng cho một ngày mới.  Em nhỏ kể chuyện và cả đám ḅ ra sàn mà cười, làm thầy đang ngồi chung cũng bỏ ra hàng hiên sau nhà hóng gió…  cho mát.  Tôi biết lúc đó thầy đang ước thầy có được cây đủa thần để thầy có thể quay ngược bánh xe thời-gian về lại thời-điểm của hơn ba mươi năm trước, và chắc chắn có đứa sẽ bị phạt qú gối cho chừa tật nói….  hoang!  Rồi chị Dung cũng tới sớm để góp tiếng cười, cả nhà tưng bừng như ong vỡ tổ, nhà có cả thảy tám người, thầy và anh Ẩn thành gươm lạc giữa rừng hoa, vui quá!  Lúc ngồi ăn sáng với thầy, tôi nói ngày xưa học tṛ ngán thầy lắm lắm, nhưng bây giờ không biết thầy có ngán học tṛ không, th́ thầy cười đại-lượng, chắc thầy thấy chúng tôi cũng già rồi nên bỏ qua những chuyện nói đùa đó.  Rời nhà lúc 10:00, Lưu-Chung cũng về kịp lúc để tháp-tùng chúng tôi, và v́ có một chút thời-gian, nên chúng tôi ghé shopping trước khi các anh chị đưa tôi tới phi-trường Burbank.  Tới một thương-xá khác, đẹp và đông đúc, đi lượn ṿng ṿng cho vui, và để trốn nắng nữa, trời chưa trưa mà đă nóng quá là nóng.  Xong màn window shopping, chúng tôi trực-chỉ về phía bắc, v́ tôi phải có mặt ở phi-trường lúc 1:30 cho chuyến bay 3:00, nên trong ḷng cũng hơi lo lắng:  đi lạc th́ không sợ, chỉ sợ kẹt xe, nhưng rất may mắn là tới nơi vừa đúng giờ.  Tôi check in xong mới chào tạm-biệt thầy, chị Hằng, anh Ẩn, Tùng, Cúc, Kim-Chi và Chung.  Cám ơn tất-cả, thật nhiều, về những ngày vui vừa qua, và về cái sự cố phải hộ-tống tôi tới phi-trường.  Hôm trước khi qua Cali, tôi có nói với Tùng là tôi biết chắc  ḿnh sẽ cười toe toe từ lúc bước xuống máy bay cho tới lúc lên đường về lại.  Điều dự-đoán của tôi đúng hết, chỉ có năm phút cuối là sai.  Lúc ôm thầy để từ-giă, tự dưng tôi thấy thương thầy quá, xa thầy ba mươi bốn năm, không biết lần sau sẽ là bao nhiêu năm nữa mới gặp thầy đây?  Thầy ở xa quá, cách nhau một bờ Đại-Tây-Dương, dù với phương-tiện kỹ-thuật hiện-đại, chỉ cần cầm điện-thoại hay mở máy vi-tính là có thể liên-lạc được với nhau ngay, nhưng điều lan man trong trí tôi là mỗi lần gặp lại, chúng tôi đều già đi một chút…  nghĩ vậy mà buồn buồn trong ḷng.   Tôi cũng nh́n thấy nỗi cảm-động trong thầy qua mắt thầy rưng rưng.  Hai tay vướng víu đồ đoàn, tôi lúng túng lau vội mắt ướt của ḿnh lên vai áo anh Ẩn, v́ anh đang đứng cạnh tôi…  Có tiếng Tùng cười khúc khích, lại con nhỏ hay cười, không dỗ người ta th́ thôi chớ!  Máy bay cất cánh đúng 3:00. Trời vẫn c̣n nóng bỏng, từ trên cao nh́n xuống, thành-phố nhỏ dần, nhỏ dần …   rồi mất hút.  Tôi không thấy, nhưng tưởng tượng được trong ḍng xe cộ ngược xuôi đó, có xe của Cúc và anh Ẩn đang trên đường về lại Orange County, trong ḷng tôi cũng áy náy vô cùng khi đă chọn phi-trường về quá xa để nhọc ḷng bạn phải đưa tôi tới nơi tới chốn.  Cám ơn anh Ẩn, cám ơn Cúc đă không quản ngại đường xa…  Đưa em về dưới trưa Nói năng chi cũng thừa  Hôm đó trời quả là quá nóng, tới 107 độ Fahrenheit nên c̣n nói năng ǵ nổi nữa!

 

Đổi máy bay ở Salt Lake City, chờ khoảng 45 phút, cũng không phải lâu lắm, tôi có thời-gian đi một ṿng mấy cái gift shops mua một ít quà về cho các con tôi.  Lúc tới cổng 76 để chuẩn-bị lên máy bay, tôi thấy trong số hành khách có hai người Ấn-độ chắc khoảng bảy mươi ngoài, mặc áo chùng trắng, đầu đội chiếc mũ cũng màu trắng nhỏ xíu chỉ úp lên chóp chớ không che hết cái sọ dừa, đang ngồi trên wheelchairs, một trong hai người phải thở bằng b́nh dưỡng-khí.  Thấy vậy trong ḷng tôi cũng hơi lo:  không biết t́nh-trạng này có khi nào máy bay phải làm một màn emergency land không há, và nếu vậy th́ mấy giờ mới về tới nhà đây?  Lo lắng, tôi theo đoàn người lục tục lên máy bay, và v́ máy bay nhỏ nên hành khách phải đi bộ ra sân bay rồi ḅ lên tàu, chớ không có tunnel đưa thẳng lên thân tàu.  Trời vẫn c̣n nắng gắt, tôi nghe cái nắng hầm hầm hắt lên mặt.  Cũng may là tôi ngồi ngay phía sau pḥng lái nên tiện là khi máy bay đáp, tôi sẽ là người đầu tiên xuống trước, và hai hành khách lớn tuổi lên trước tôi đó, lại ngồi ngay sau lưng tôi. Đúng 7:30 máy bay cất cánh, Salt Lake City vẫn hừng hực hơi nóng, nh́n xuống phi-trường bên dưới, phi-đạo dường như bốc khói, mặt trời vẫn chói chang bên ngoài.  Và không biết tại ông già có bệnh, hay dị-ứng với độ cao, mà cái người có mang ống thở oxygen đó, lại bắt đầu ho.  Ông ho, và ho liên-tục làm ḿnh cũng ngại quá.  Mấy tuần trước ở nhà, tivi có loan báo vụ một người ho lao trong rạp ciné, và khuyến-cáo mọi người có mặt trong rạp buổi đó nên đi bác-sĩ để thử máu coi có hít nhằm vi-trùng Koch không.  Ư là rạp ciné lớn hơn, c̣n tối đó trong chiếc máy bay nhỏ xíu không đầy năm mươi hành khách…  th́ cái con Cóc ấy, nếu có, bảo-đảm là lănh đủ!  Mệt mỏi, tôi thiếp đi trong tiếng ho sù sụ của ông già…  không biết được bao lâu th́ một loạt tiếng đọc kinh vỡ ̣a ra như tiếng mưa rào đập bất-ngờ trên cửa kính, tôi hoảng hồn choàng dậy…  MÁ ƠI, qu’est ce que ce passe? Quoi est événement?  What is happening?  Tôi ngoái lại nh́n ra phía sau :  th́ ra hai ông kẹ Muslims đang đọc kinh tối!  Tim tôi đập th́nh thịch trong lồng ngực, và đầu th́ choáng váng, hồn vía ở cả trên mây…  (, th́ tôi đang ngồi trên máy bay mà, nhưng v́ vậy mà) tôi tỉnh ngủ luôn,  muốn…   đau tim thiệt!  Ngồi trăn trở thêm khoảng hai tiếng đồng hồ nữa, sau cùng tôi cũng về tới Edmonton. Máy bay từ từ giảm cao-độ, phi-trường hiện ra phía dưới, đèn chớp tắt sáng ḷa, tiếng nhân-viên phi-hành loan báo phi-cơ sẽ đáp đúng 10:00, và báo-cáo nhiệt-độ bên ngoài là 62 độ F (15 độ Celsius)  Từ cái nóng 107 độ về tới nơi 62 độ trong ṿng sáu tiếng đồng hồ, quả là một sự thay đổi lớn, nhưng tiết trời mát mẻ làm tôi tỉnh người ra, sảng khoái. Vào phi-trường, trong lúc chờ lấy hành-lư, tôi gọi về nhà.  Điện-thoại vừa reo, tôi nghe tiếng con út bên đầu dây reo lên hớn hở:

-  Mommy, mommy, mommy….  Má về tới rồi hở?  Con chờ má về đây!  Má đi chơi vui không?   Con nhớ mommy, con nhớ mommy….

Chao ôi, hơn mười giờ rồi mà c̣n chưa ngủ, mai sáng làm sao dậy nổi đi học đây?   Tôi kêu con bé ngủ trước đi, khoảng hơn một tiếng sau tôi mới về tới nhà, v́ c̣n phải qua douanes, xong ra lấy xe, và từ phi-trường về nhà cũng phải thêm 45 phút nữa, là gần nửa đêm rồi.  Cũng may là tối đó hành khách không đông lắm, nên qua hải-quan cũng mau, tôi rời phi-trường khoảng 10:45, xa lộ thênh thang chạy ngược về nhà.  Mănh trăng lưỡi liềm vắt vẻo trên không, đâu đó có nhiều v́ sao thật sáng như những hạt ngọc long lanh dát trên nền trời rất trong.  Ôi, tôi yêu quá là yêu cái tĩnh lặng của không-gian xung quanh, cái cảm-giác thật b́nh-an khi về tới nhà. Ánh trăng sáng theo tôi đi hết con đường ở ngoại-ô phía nam, băng qua thành phố, và về lại phía bắc, nhà tôi. Hàng cây hai bên vệ đường lao xao với từng cơn gió nhẹ, tiếng lá th́ thầm dưới trăng… 

 

Tôi biết mùa hè vừa trôi qua…

 

Viết xong ngày 14 tháng 12, 2007

Linh-Chi