Tiểu Sử Thầy Nguyễn Văn Ba

 

Thầy Nguyễn văn Ba tuổi Kỷ Mẹo, sinh ngày 1 tháng 5 năm 1939 tại Long Xuyên.

Lớn lên trong một gia đ́nh nông dân, sống hiền hoà bên bờ rạch Tầm Bót và gịng An Giang thanh b́nh. Mười lăm tuổi ông đă làm thơ, lấy bút hiệu là Nguyễn Tam.

 

Năm 1960, ông đậu tú tài 1. V́ hoàn cảnh gia đ́nh khó khăn, ông không thể tiếp tục học lên cao nên đă theo học khóa sư phạm cấp tốc ở Long Xuyên để có thể sớm đi làm giúp đỡ gia đ́nh. Năm 1962, ông ra trường và dạy học ở Thốt Nốt, An giang. Năm 1963, ông về dạy ở trường Nam Tiểu Học tỉnh Long Xuyên.

 

Là một nhà giáo yêu nghề, ông quyết chí học thêm để thăng tiến. Năm 1963,  ông đậu tú tài 2 và theo học Đại Học Văn Khoa, Sài G̣n. Khi xong cử nhân, ông được bổ nhiệm về trường Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên, làm giáo sư trung học đệ nhất cấp.

 

Năm 1964, tuân lệnh động viên nhập ngũ, ông đă thụ huấn Khóa 20 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Tốt nghiệp hạng nh́, ông được lưu lại làm huấn luyện viên địa h́nh tại trường Vơ Bị Thủ Đức măi cho đến năm 1969 mới được biệt phái đi dạy học trở lại.

 

Năm 1970, thầy Ba được thuyên chuyển về dạy ở trường Trung Học Thủ Đức, môn Việt Văn. Vào năm 1973, trường này đă được đổi tên là Hoàng Đạo, và thầy tiếp tục dạy ở đó cho đến tháng tư năm 1975. V́ là sĩ quan biệt phái, thầy đă bị đi tập trung cải tạo. Sau 2 năm rưỡi, thầy được trả tự do và trở về dạy môn Văn ở ngôi trường cũ, nay đă đổi tên là Nguyễn Hữu Huân.

 

Năm 1978, thầy được gửi đi học "bồi dưỡng" Pháp văn. Năm 1979, thầy được chuyển về dạy tại trường Trung Học Phổ Thông Cấp Hai Phan Đ́nh Phùng. Cùng năm 1979 hai người con gái lớn của thầy rời Việt Nam bằng đường biển và sau đó định cư tại Mỹ. Thầy tiếp tục dạy học cho đến năm 1985 th́ nghỉ việc.

 

Năm 1994, thầy cô đi Mỹ sum họp với gia đ́nh và định cư tại miền Nam California cho đến khi qua đời.

 

Cuộc đời t́nh cảm của thầy cũng hiền ḥa và trung hậu như những vần thơ Nguyễn Tam. Năm 1962, khi vừa ra trường đi dạy học, thầy đă gặp được nàng thơ của ḿnh: một giáo sinh sư phạm. Cô tốt nghiệp vào năm 1963 và về dạy học ở trường Nữ Long Xuyên.

Và năm 1964, cô giáo trẻ Trần Kiêm Hoa đă trở thành bà Nguyễn Văn Ba. Năm 1966, cô trở về Sài G̣n dạy học tại trường Nguyễn Tri Phương khi thầy nhập ngũ.

 

Thầy cô đă sống một cuộc đời hạnh phúc không chia ĺa cho đến khi thầy nhắm mắt ĺa đời. Thầy Nguyễn Văn Ba đă vĩnh viễn ra đi lúc 11 giờ 45 ngày 29 tháng tám năm 2009, hưởng thọ 71 tuổi, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho người thân và học tṛ thầy.

 

_______________________________________________________________________________

 

 

 

 

Ông Nguyễn Văn Ba

Bài đăng trên báo Người Việt thứ tư , 9-9-2009

 

ba.jpg

 

Ngay cửa vào nơi quàn ông là một tấm bảng lớn, trên đó gắn đầy những lời thương yêu, tiếc nuối của bạn bè, học tṛ, thân hữu dành cho ông.

Làm thơ từ năm mười lăm tuổi, lấy bút hiệu là Nguyễn Tam, ông có một gia tài thơ với hàng trăm bài đủ thể loại, đủ đề tài, và cả dịch những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Ông yêu thơ, chuyên chú nghiên cứu về văn học. Ông cũng là thầy giáo dạy văn của rất nhiều trường.

Một chi tiết khá thú vị và dễ thương là, cũng chính nhờ tài làm thơ mà ông chinh phục được 1 cô giáo dạy ở Long Xuyên, và sau này cô đă trở thành người bạn đường của ông. Bài thơ mang tên cô:

 

Bài thơ cho Hoa

Anh viết bài thơ tên em là tựa

Vào tiết trời Đông gió lạnh len về

Trăm nhớ ngàn thương giăng đầy trước ngơ

Trời hắt hiu buồn mây trắng lê thê.

 

Từng chiếc sao khuya lạnh lùng lệ đổ

Buồng trống cô đơn trăng sáng qua rèm

Ảo mộng cuồng say âm thầm luyến nhớ

Nửa giấc trở ḿnh khẽ gọi tên em .

 

Đường phố Long Xuyên chạy dài heo hút

Đă vắng em rồi ai sánh vai anh ?

Băng đá công viên vẫn c̣n chỗ trống

Vẫn đợi em về cùng ngắm trăng thanh .

 

Anh viết bài thơ tên em làm tựa

Bên cánh hoa vàng màu nhớ lên hương

Xin hỏi trăng sao,hỏi mây,hỏi gió

Hai đứa chúng ḿnh ai nhớ? Ai thương ?

 

Các con yêu quư và kính phục ông, em Mai Loan người con gái út ngậm ngùi kể: Ba em tốt lắm, người tự trọng và nhân cách, bịnh nặng nhưng khi thấy các con lo được, ông không muốn phiền đến y tá của chương tŕnh Medicare. Ông bảo, không phải được medicare trả tiền rồi lạm dụng, nên nhường cho người khác.

Ông sống t́nh cảm và nhân ái, qua đến Mỹ cũng muộn màng nên ông rất vất vả trong việc kiếm sống. Dù vậy, hàng tháng những người quen biết thân sơ của ông c̣n ở Việt Nam, không nhiều th́ ít cũng có một chút quà từ phần dành dụm chắt bóp của ông.

Biết ông yêu thơ, Ngày ông nằm xuống, gia đ́nh yêu quư và trân trọng gia sản tinh thần của ông để lại, đă in một tập thơ nhỏ với nhan đề “Những ḍng thơ Nguyễn Tam”. Tuy có muộn màng, nhưng chắc ông vui lắm nơi chín suối.

 

tp

 

_______________________________________________________________________________

 

 

Lúc tiễn đưa Thầy

 

Vài tháng trước, tôi được dịp tháp tùng thầy Đăng và các bạn đồng môn đến thăm thầy Ba tại nhà. Đă được báo trước, gia đ́nh thầy chờ đón chúng tôi niềm nở và thân t́nh . Cô và các em đưa chúng tôi vào tận giường nơi thầy đang thiêm thiếp. Thoạt tiên, tôi đă lo sợ tưởng thầy không tỉnh táo. Nhưng may thay, thầy chỉ đang buồn ngủ có lẽ v́ ảnh hưởng của thuốc thang. Chúng tôi ồn ào làm thầy tỉnh ngủ, và các em đỡ thầy ra pḥng khách. Thầy vừa đi chậm chậm vừa cười, nói: "Bây giờ lôi thôi bết bát dzậy đó, đi muốn hết nổi!"

 

Gia đ́nh thầy cư ngụ ở vùng Los Angeles, trong một căn nhà rộng, tuy gần đường lớn mà rất yên tĩnh. Ngồi trong pḥng khách được lót gỗ từ sàn lên đến trần, tôi liên tưởng đến những căn nhà cổ có cột kèo bằng gỗ lên nước bóng loáng của miền lục tỉnh xa xưa, nơi có gịng An Giang hiền ḥa chảy qua những nhịp cầu tre và hàng dừa ngả bóng quê thầy. Lần ấy, thầy tuy khá mệt nhưng vẫn cố nói cười, có lúc cao hứng đọc thơ sảng khoái. Chúng tôi hỏi sao thầy không in thơ Nguyễn Tam thành tập? Thầy khựng lại một giây, có vẻ suy nghĩ, rồi liếc nhanh sang phía tôi nhưng không nói ǵ. Chúng tôi vui vẻ nói: "Thầy tuyển chọn những bài thơ ưng ư nhất đi, rồi tụi em in thành tập để thầy làm kỷ niệm". Thầy cười lắc lắc đầu, nhưng tỏ vẻ thích thú. Chúng tôi kính chúc thầy mau b́nh phục và mời thầy đi dự Họp Mặt tháng tám. Cô con gái út của thầy cười khuyến khích: "Ba ráng ăn uống tĩnh dưỡng cho khỏe để đi dự Họp Mặt". Trong giọng nói dịu dàng và cái nh́n  tŕu mến của cô con gái út với thầy, tôi chợt thấy có điều ǵ không ổn, như khi người ta dỗ dành hứa cho kẹo một đứa trẻ để nó chóng ngoan ăn hết bát cơm, nhưng thật ra nhà không có kẹo...

 

Sau hôm ấy, tôi có hỏi thăm và xin ư kiến thầy Tuấn về việc in thơ của thầy Ba v́ nghĩ là thầy Tuấn đă có kinh nghiệm, nhưng thầy Tuấn bảo rằng thầy chỉ làm lấy ở nhà vài chục cuốn như một thú vui và để dành tặng thân hữu mà thôi. Thầy Tuấn khuyên nên để thầy Ba khỏe lại đă rồi sẽ tính. Tôi cám ơn thầy, nhưng trong ḷng bất an... Rồi ngày Họp Mặt gần kề với bao nhiêu công việc dồn dập... Tôi vẫn tự nhủ trong ḷng một việc cần phải làm: In tập thơ Nguyễn Tam.

 

Biết thầy sẽ không đến dự được ngày Họp Mặt, tôi đă chuẩn bị sẵn một tấm lưu niệm để kính tặng thầy như là thầy đă đến dự. Hôm trước ngày Chủ nhật Họp Mặt, thầy Tài hỏi tôi có ai đưa thầy đi thăm thầy Ba không? Tôi thưa thầy là anh Măo và tôi đă định rủ nhau đi. Sáng thứ bảy, tôi lái xe đưa thầy Tài và anh Măo đi thăm thầy thật sớm để về c̣n kịp lo công việc cho ngày hôm sau. Nhưng lần này, tôi không c̣n được cái thú yên b́nh ngồi ngắm nh́n thầy ngả ḿnh trong chiếc ghế bành giữa căn pḥng khách rộng lót gỗ xậm màu nghe chúng tôi ồn ào cười nói. Lần ấy, thỉnh thoảng thầy cao hứng đọc vài câu thơ hay kể một câu chuyện vui thời xa xưa, rồi cười sảng khoái dù giọng thầy đă nghe mệt mỏi... Lần này, anh em chúng tôi tháp tùng thầy Tài vào một ṭa nhà màu trắng toát có những thang máy rộng thênh thang để vừa một chiếc giường, có những người mặc áo choàng xanh hay trắng với ống nghe quàng quanh cổ, có những chiếc máy với biểu đồ điện tử nhấp nháy, và có thầy tôi gầy trơ như bộ xương khô mắt lờ đờ nh́n chúng tôi tỏ ánh vui mừng, miệng thều thào những câu hỏi han đứt quăng. Thầy hỏi thăm về ngày Họp Mặt. Tôi gượng thưa thầy lần này rất vui v́ có đến hơn một trăm người tham dự (năm 2007 thầy không đi dự được v́ mắt kém không lái được xe ban đêm; thầy ở khá xa nơi họp mặt nên không muốn phiền người đưa đón). Chúng tôi kính tặng thầy tấm lưu niệm và ở thăm thầy được chừng hơn nửa giờ rồi phải ra về để chuẩn bị công việc cho ngày hôm sau. Lúc theo chân thầy Tài và anh Măo ra xe, tôi mới chợt thấy bùi ngùi v́ chúng tôi chỉ vỏn vẹn có ba người đến thăm thầy hôm ấy...

 

Ngày Họp Mặt, tôi đă cố gắng lục t́m những tấm h́nh của thầy để thêm vào slideshow, nhưng tôi không t́m ra h́nh cũ. Không dám làm phiền gia đ́nh thầy trong lúc này, tôi đành chọn những tấm thầy chụp cùng các thầy cô và học tṛ cũ khi thầy về thăm quê nhà mới vài năm về trước. Khi ấy, thầy vẫn c̣n đẫy đà quắc thước làm sao! Khi giới thiệu những tấm slides này trong bữa tiệc, tôi thoáng nghĩ đến thầy và căn pḥng trắng toát hôm qua. Từ mấy hôm trước thầy đă không ăn được ǵ. Chắc bây giờ thầy cũng đang không ngủ được... (Không hiểu sao, có một tấm h́nh của thầy tôi lại giới thiệu nhầm là "thầy Lê Văn Ba"! Khi xem lại đoạn phim, tôi cứ bực ḿnh tôi măi!)...

 

Tuần trước, bệnh thầy trở nặng. Mấy hôm nay, thầy Đăng, chị Hằng và Quyết cùng các anh chị từ San José xuống đă lần lượt vào thăm thầy, mà tôi bận công việc quá nên chưa đi được. Anh Măo bảo thầy có thể ra đi bất cứ lúc nào! Tôi đă đoán biết việc chẳng lành sẽ phải xảy ra từ khi tôi nghe tin thầy bịnh nặng. Tôi không ngạc nhiên, không sửng sốt, mà chỉ nghe trong sự ngậm ngùi có pha chút an ủi v́ được biết thầy không có vẻ đau đớn nhiều. Sáng hôm nay, thứ bảy ngày hai mươi chín tháng tám, tôi đến đón chị Danh từ nhà thầy Đăng để đi thăm thầy. Vừa bước lên lầu bệnh viện, c̣n đang ngơ ngác t́m pḥng th́ cô đă chạy ra bảo: "Đúng mười một giờ gia đ́nh quyết định sẽ để thầy ra đi v́ là giờ tốt!" Hôm qua, thầy Đăng đă cùng với anh Măo, chị Bích Lan, chị Thục Oanh, chị Hằng và chị Hồng Nhung vào thăm thầy; các chị nói thầy đă ứa nước mắt ra hai bên khóe, tuy thầy vẫn nằm yên bất động.

 

Tôi nh́n đồng hồ: C̣n ba mươi phút nữa. Tôi ra ngoài điện thoại về tŕnh với thầy Đăng, rồi báo cho anh Măo, cho Quyết và bạn Tài ở San José để mọi người cầu nguyện cho thầy. Căn pḥng thầy nằm đă đầy người thân. Không ai khóc lóc ồn ào. Cô trông thật bơ phờ sau mấy tháng trời chăm sóc cho thầy, nhưng hôm nay cô thật tỉnh táo và can đảm. Tôi thầm phục cô và phục cả các em - thầy cô có bốn người con gái, em lớn là bác sĩ - v́ tôi nhớ lại năm xưa tôi đă khóc nức nở như một đứa trẻ ngày mẹ tôi qua đời. Khi các vị tăng ni được rước vào trong pḥng bệnh để bắt đầu tụng kinh niệm phật, mọi người vây quanh giường thầy lâm râm tụng niệm theo. Tôi theo đạo Phật, nhưng chỉ biết có lên chùa xem lễ và gieo quẻ đầu năm (tôi thường sốt ruột rút phăng một thẻ ra từ trong ống trúc, rồi nếu bị quẻ xấu là vứt quách đi và vái lạy xin Phật cho quẻ khác), nên tôi không biết tụng kinh. Đứng lâu mỏi chân, tôi tựa vào tường ngắm nghía khuôn mặt hốc hác của thầy tôi rung lên theo từng nhịp thở nặng nhọc với chiếc ống nhựa luồn sâu trong miệng. Bỗng dưng, tôi nghĩ đến bài hát Gịng An Giang mà tôi đă hát góp phần vào CD các thầy cô và đồng môn đă làm riêng tặng thầy hôm trước để thầy nghe trong khi nằm dưỡng bệnh. Tôi nghĩ đến những con sông miền Tây hiền ḥa với bóng dừa lả lơi xanh mát, đến người thanh niên quê nghèo đêm mưa nằm gác chân làm thơ dưới mái nhà dột nát, đến ông thầy vẻ mặt phúc hậu, dáng dấp đẫy đà như một ông di lặc có đôi mắt hiêng hiếng hiền lành... Tôi không thuộc một câu thơ nào của thầy, dù bài nào tôi cũng đọc. Thơ thầy nhẹ nhàng b́nh dị như những h́nh ảnh đồng quê êm đềm vừa hiện đến trong tôi khiến tôi không cần phải thuộc. Chỉ cần biết rằng thầy đă làm những bài thơ êm như hàng dừa xào xạc, xuôi như con nước phù sa lan vào ruộng đồng nuôi sống dân quê, ấm như lửa bếp chiều hôm thơm mùi cơm gạo mới. Vậy đă là quá đủ. Có một lần, thầy hỏi tôi "Em có t́m được vần ǵ hay hơn cho câu thơ này không, v́ thầy viết tạm chữ này, mà vẫn chưa vừa ư". Tôi cảm động thưa thầy ư kiến của tôi. Thầy không trả lời, nhưng hôm sau tôi thấy thầy theo ư tôi mà sửa lại câu thơ dịch. Thầy mới khiêm nhường, từ tốn làm sao! Tôi thấy xấu hổ cho những lần tôi hăng say bênh vực lư lẽ của ḿnh với thầy trong một câu thơ Đường. Thầy chẳng bao giờ bảo tôi sai hay ngay cả sửa tôi những câu thơ thất luật. Với học tṛ, thầy là đồng lúa hiền ḥa, không bao giờ thầy là thác ghềnh cuồn cuộn.

 

Thời khắc trôi qua... Giờ đă điểm! Những nhân viên bệnh viện bước vào pḥng trong khi tiếng tụng kinh vẫn c̣n chưa dứt. Vị sư già yêu cầu nhân viên chờ đợi thêm chút nữa. Một anh y tá người Việt gật đầu thông cảm bước ra ngoài, trong khi cô y tá da trắng cao lớn chốc chốc lại ngước nh́n đồng hồ, dáng nôn nóng. Vài phút sau, cô y tá bước đến tắt nhanh những máy y khoa chồng chất chung quanh giường thầy. Tôi thấy đường tâm điện đồ trên màn ảnh như giật lên một cái nhẹ, nhưng rồi lại tiếp tục phát ra những tiếng kêu bíp bíp. Tiếng tụng kinh vẫn vang đều trong căn pḥng nhỏ chứa hơn hai chục người có thầy tôi yên b́nh nằm giữa, mí mắt vẫn hé mở, đầu đội chiếc mũ ni bằng len màu xanh lam rung lên những hơi thở cuối nhọc nhằn. Rồi anh y tá người Việt đến rút những ống nhựa dẫn dưỡng khí ra khỏi miệng thầy. Cô đứng bên giường chắp tay, đọc tên và pháp danh của thầy nhiều lần, rồi cô cất giọng thật can đảm như đang nói chuyện với thầy: "Anh hăy thanh thản ra đi, anh hăy về với Phật đi anh, cứ yên tâm mà ra đi, không có ǵ vướng bận..." Một vị sư cô đứng tuổi cất cao giọng tụng niệm. Tôi đứng phía sau bỗng thấy bà buông cánh tay đang chắp, ôm ṿng qua vai người con gái út của thầy, xiết chặt đôi vai đang rung động, miệng vẫn tụng niệm đều đều. Chưa bao giờ tôi thấy một vị tu hành vừa quàng ṿng tay từ ái như một người mẹ đang vỗ về an ủi đứa con, vừa tụng kinh niệm Phật. Nước mắt tôi ứa ra từ lúc nào... Trên giường, nửa vai và đầu thầy vẫn rung động theo nhịp thở chậm dần. Tiếng tụng kinh vẫn rền rền to nhỏ. Thời khắc vẫn trôi qua, không ai biết là nhanh hay là chậm quá. Hai chân tôi đứng yên trong góc pḥng hơn một giờ đă mỏi rời. Chị Danh bước ra pḥng ngoài rửa tay, đưa máy h́nh cho tôi, nói chụp giùm chị khi thầy ra đi. Ngay lúc đó, tôi bỗng thấy nghèn nghẹn trong cổ họng, không biết v́ lời chị Danh hay v́ điều ǵ khác làm tôi không nhịn được phải ho sặc lên. Tôi bước theo chị Danh ra ngoài. Qua khung cửa kính, tôi không thấy được mặt thầy, chỉ thấy tấm chăn phủ lên thân thầy trắng toát. Vài phút sau, bỗng tôi thấy mọi người tiến lại gần bên giường. Tôi vội mở cửa bước vào. Tiếng tụng kinh vang lên rào rào lẫn trong vài tiếng nức nở. Trên giường, thầy tôi b́nh thản nhắm mắt, yên lành. Chiếc đồng hồ treo tường phía dưói chân thầy vừa chỉ 11 giờ 45 phút.

 

Như những gịng sông, có những cuộc đời sóng gió đảo điên, có những cuộc đời hiền ḥa xuôi chảy. Thầy tôi sinh ra làm một người chân thật chân lấm tay bùn nơi ruộng vườn êm ả. Những cơn gió ấm của cuộc đời đă êm đưa cho thầy gặp được người bạn đời chung thủy và đưa thầy lên đô thị, rồi đến một ngôi trường ngoại ô có lũ học tṛ hiền lành nhiều t́nh nghĩa. Rồi những đợt cuồng phong lại đưa thầy đi xa quê hương đến măi tận nơi này. Năm xưa, đêm mưa nằm làm thơ nghe mưa tí tách rơi trong gian nhà cỏ, có bao giờ thầy nghĩ rằng một ngày kia, thầy đến tận nơi này để ra đi trong một căn pḥng nhỏ có người y tá tóc vàng nh́n đồng hồ để làm phận sự như vẫn quen làm việc đó mỗi ngày? Thầy đă ra đi, yên lành và b́nh dị giữa ṿng tay những người thân yêu, như khi thầy đă đến với cuộc đời này. Lúc ra đi, có lẽ thầy không muốn chúng tôi phải đau ḷng trong phút giây vĩnh biệt nên đă khiến cho hai đứa học tṛ phải bước ra khỏi pḥng ngay trước khi thầy trút hơi thở cuồi cùng.

 

Chúng tôi đă hứa với thầy sẽ lưu lại kỷ niệm của thầy trong một tập thơ Nguyễn Tam như những gịng sông phù sa hiền ḥa thầy để lại cho ruộng vườn chúng tôi tươi tốt, những đứa học tṛ của ngôi trường Thủ Đức thân yêu từ nay măi măi vắng bóng thầy.

 

Ngày tiễn thầy đi,

 

Học tṛ,

 

Nguyễn Hưng

 

______________________________________________________________________________

 

(Trước khi sự kiện Thầy Ba đă vĩnh viễn mất đi (ngày 4 tháng 9/09) sẽ dần trôi vào quá khứ, Hồng Nhung xin được ghi lại những cảm nhận của ḿnh qua bài viết dưới đây:

Như một nén hương ḷng tưởng niệm về Thầy Ba,

 như nỗi niềm của một trong những học tṛ THTĐ đă kính mến Thầy

như một chia sẻ chân thành đến cho Cô Ba và Các em…)

 

HỒI TƯỞNG

 

Giờ th́ Thầy Ba đă yên giấc ngh́n thu! Chỉ có những người ở lại là cảm thấy khắc khoải nhưng thời gian sẽ từ từ xoá nhoà tất cả, sẽ không c̣n những nhắc nhở, tiếc nhớ! …Rồi trong tâm khảm mỗi người dần dần chỉ là những kỷ niệm xa vời…Nhưng đối với những người thân cận như Cô Ba, sự trống vắng cô đơn càng thấm đậm cho những chuỗi ngày kế tiếp mà chỉ có trách nhiệm và t́nh yêu với người đă khuất là động lực để có thể tiếp tục một cuộc sống có ư nghĩa bên đàn con cháu.

 

Đối với tâm trạng một đứa học tṛ th́ không thể nào cao sâu như thế nhưng có những kỷ niệm đẹp trong t́nh thầy tṛ đă làm cho đời sống tinh thần con người trở nên thăng hoa hơn.  Thật vậy, dù trong chúng ta có nhiều người chưa bao giờ được học với Thầy Ba nhưng qua những trao đổi thơ văn hoặc có lần gặp gỡ với Thầy, tất cả đều thương mến Thầy Ba là một người vui vẻ, hiền từ, đức độ, xứng đáng là bậc thầy.  Tôi cũng may mắn hiểu được thầy qua những lời thơ giản dị, nhẹ nhàng và trong sáng…  Khi hay tin Thầy Ba đau nặng, tôi vẫn thỉnh thoảng hỏi thăm cho đến lúc Thầy phải vào bệnh viện.  Cô Ba cho tôi số phone tay và cho biết là sau 10 giờ tối không c̣n ai được ở bệnh viện với Thầy, Thầy sẽ rất vui nếu có ai gọi vào chuyện tṛ với Thầy.  V́ vậy mà khi rảnh rỗi, tôi cố dành th́ giờ gọi vào để hàn huyên với Thầy, nhất là đă có đề tài về thơ th́ rất nhiều chuyện để nói.  Qua các câu chuyện, tôi cũng được học hỏi nhiều điều hay và hữu ích để từ đó, tôi có cảm giác Thầy là người thầy thật sự của tôi dù thầy tṛ chưa hề biết mặt nhau, có chăng chỉ qua h́nh ảnh!

 

Đă từ lâu khi học hỏi với những giáo sư Mỹ, tôi có cảm giác họ dạy ḿnh v́ đó là một cái nghề sinh sống mà họ đă chọn.  Cũng có vài giáo sư rất tận tâm, đặc biệt là những thầy cô ở bậc cao học và là những người hướng dẫn sinh viên của ḿnh làm luận án th́ rất thấu hiểu và nhiệt t́nh; nhưng nhiều khi tôi cảm thấy họ máy móc giống như là để làm tṛn nhiệm vụ và chức năng giáo dục mà thôi.  Cho nên có thể ví thầy cô trường Mỹ là những “kỹ-sư trí-tuệ” c̣n thầy cô Việt-Nam là những” kỹ-sư tâm-hồn” như chúng ta đă từng khen tặng nghề giáo.  Đúng vậy, thầy cô Việt-Nam chính là những kỹ sư tâm hồn v́ đa số thầy cô không những nhọc trí, mà c̣n lưu tâm đến học tṛ qua việc giảng dạy.  Nhưng nhắc đến hai chữ “kỹ-sư” th́ lại dính tới kỹ thuật và máy móc.  V́ lễ nghi cung cách Việt-Nam cũng rất khe khắt nên thầy tṛ ít có dịp để bàn luận, trao đổi ư kiến.  Có chăng chỉ là những lời dặn ḍ, nhắc nhở  hay khuyên bảo đầy t́nh nghĩa từ trên xuống dưới và học tṛ chỉ biết dạ vâng chứ khó có thể tṛ chuyện, tâm sự hay tranh luận cùng thầy cô về bất cứ vấn đề ǵ.  Cho nên học tṛ vừa thương mà cũng luôn kính sợ thầy cô và hàng rào thầy tṛ cũng c̣n quá xa cách.  V́ vậy mà bây giờ những cuộc reunion sau nầy mới thấm đượm t́nh thầy tṛ v́ đến giờ nầy, thầy tṛ ai nấy đều quá trưởng thành, tất cả đều có thể chuyện tṛ tâm sự để gần gủi và cảm thông nhau hơn.

 

Có thể nói Thầy Ba là vị thầy mà tôi có dịp được chuyện tṛ nhiều nhất v́ qua lănh vực thơ văn, tôi rất dễ trao đổi ư kiến với thầy, nhất là lại hiểu được thầy qua nhiều bài thơ Thầy đă sáng tác.  Qua đó, thầy tṛ đều nhận thấy rằng thi ca như là một ḍng sông mênh mang tuôn chảy mà những người yêu thơ được tự do bơi lội trong đó.  Nhưng thật ra, ḍng sông nào cũng có bến bờ và có những giới hạn để dù thoải mái trên ḍng sông thơ, người ư thức vẫn biết rằng cần phải giữ ḍng sông luôn được tươi mát, êm đềm và trong sạch. 

 

Tôi vẫn c̣n nhớ giọng nói Thầy Ba sang sảng trong điện thoại làm cho tôi có cảm giác Thầy luôn có một sức mạnh tiềm tàng.  Sau khi thấy sáng kiến của Chiêu Sư huynh đă làm một CD của THTĐ cho Thầy nghe làm Thầy trở nên vui sống hơn,  tôi cũng ngâm một số bài thơ của Thầy vào CD mong tiếp tục giúp Thầy thêm nghị lực để vượt qua cơn bệnh và tới một ngày Thầy hứa là Thầy sẽ đến dự THTĐ Reunion làm tôi rất vui mừng!  Rồi Thầy gởi tiếp một số bài thơ nữa để tôi có thể làm thêm CD 2 và tôi đă rất lạc quan để thúc giục Thầy làm thêm thơ mới nữa cho đầy CD2 trong khi tôi đang nghiên cứu một software khác để cho kỹ-thuật thu âm được khá hơn, bởi v́ tôi chỉ đơn giản thu âm qua một laptop và một microphone nhỏ.  Tôi mong là Thầy sẽ ráng khoẻ hơn để tiếp tục làm thơ nhưng rồi Thầy đă không tới được Reunion.  Khi về nhà, tôi gọi phone cho Cô Ba và Thầy nhiều lần nhưng không ai bắt phone.  Tôi cũng hơi lo sợ cho tới một đêm kia, tôi bỗng nghe tiếng phone reo và tên Thầy Ba hiện lên làm tôi lật đật bắt phone ngay nhưng rồi lại im bặt.  Tôi đă gọi lại hai lần nhưng phone h́nh như đang bận nên nghĩ rằng có thể Thầy gọi nhầm số phone tôi và đang gọi một số phone khác; lúc đó cũng quá khuya nên tôi không dám gọi lại lần thứ ba.  Ngay hôm sau tôi vội gọi ngay cho Thầy và tôi chỉ nghe được vài tiếng của Thầy là “ Hồng-Nhung hả…” rồi lại im lặng cho đến khi Cô Ba gọi trở lại nói là “ Thầy mệt lắm rồi không nói chuyện được, nếu em đang làm CD cho Thầy th́ gấp lên để không kịp”.  Nghe xong tôi cảm thấy choáng váng và suốt đêm đó tôi đă cố gắng ngâm hết những bài thơ c̣n lại của Thầy và tiếp tục nghỉ việc thêm nửa ngày để hoàn tất và gởi hỏa tốc cho Thầy.  Rất may là Thầy đă nghe kịp CD2 như lời Cô Ba nói.  Sau khi tôi báo t́nh h́nh bệnh của Thầy Ba th́ hai Chị Thục-Oanh và Bích-Lan quyết định cùng tôi đi LA sớm để mong kịp thăm Thầy.  Khi xe đ̣ Hoàng vừa tới bến, và Hằng cũng vội vă chạy đến, Măo sư huynh đă cấp tốc đưa chúng tôi tới bệnh viện ngay.  Khi bước vào pḥng bệnh, nh́n thần sắc của Thầy th́ tôi biết là ḿnh đă trễ một bước, tôi có thể thấy Thầy lần đầu tiên nhưng cũng là lần cuối và Thầy th́ vĩnh viễn không thể nào thấy tôi.  Khi báo có chúng tôi đến th́ đôi mắt Thầy mở to lên và hai hàng lệ chợt rơi xuống từ khoé mắt lạc thần của Thầy rồi sau đó khép lại và không mở ra nữa!  Đó là h́nh ảnh mà tôi không bao giờ quên…và không bút nào tả được cảm xúc của chúng tôi trong giây phút đó!

 

Buổi Họp mặt THTĐ tôi cảm thấy buồn v́ Thầy Cô Ba không đến dự được.  Bây giờ tôi lại ân hận là có dịp Reunion mà đă không t́m mọi cách để đến thăm Thầy như lời Chiêu SH đă nói “ Việc ǵ chớ để ngày mai...c̣n bao lâu nữa để mà thương nhau”. Chỉ v́ tôi quá lạc quan, và không biết rơ bệnh t́nh của Thầy bởi lẽ không ai dám nói rơ và tôi cũng không dám hỏi rơ ai nên tôi cứ nghĩ rằng Thầy không sao…Để rồi giờ đây, giọng của Thầy vẫn c̣n sang sảng bên tai tôi, mà không bao giờ tôi được nghe lại giọng nói đó nữa để có thể ghi lại trước khi bắt đầu quên v́ đối với tôi Thầy vừa là Thầy Ba, vừa là nhà thơ Nguyễn Tam, người thi sĩ có nhiều cảm thông tương đồng với tôi về thi ca, người mà tôi có thể hiểu rơ từng ư nghĩ qua những câu thơ ngâm (tôi đă ngâm hết tất cả những bài thơ của Thầy)…Nhưng một điều kỳ diệu là dù có tỷ tỷ người trên thế giới, mỗi người vẫn có một giọng nói khác nhau và giọng nói của Thầy là một giọng điệu đặc biệt chân thật quê hương và rất hiền lành, hoà nhă…nhưng rất tiếc không được giữ lại trong CD mà chỉ có giọng của Hương-Nam và lời thơ của Thầy!

Cha tôi mất sớm khi tôi chưa đầy 3 tuổi, tôi không biết ǵ về cha mà chỉ được nghe những lời giảng huấn từ rất nhiều Thầy chứ ít khi nào được chuyện tṛ, hàn huyên cùng Thầy nào như một người cha thân yêu. Thầy Ba là người Thầy đă cho tôi cảm giác như người thân trong nhà. Có lẽ một phần v́ chỉ nói chuyện trên phone nên cũng dễ dàng và tự nhiên. Đến giờ phút nầy, tôi mới thấy vô cùng trân trọng t́nh thầy tṛ khi biết rằng măi măi tôi đă mất một người thầy đáng quư như Thầy Ba. 

 

Thầy Ba đă đối với học tṛ thật thân t́nh, cũng như trong gia đ́nh Thầy là một người chồng tốt và một người cha hiền. V́ vậy xin chia sẻ với Cô Ba và Các em là: những người thân nếu mất đi hoặc đă vắng xa th́ sự linh cảm sẽ giúp người đó vẫn như bên cạnh ta để giúp ta cảm thấy măi được gần gủi, thương yêu, tạo cho ta sức mạnh để sống vươn lên… như bài thơ SIÊU CẢM mà Hồng-Nhung sắp ghi lại dưới đây (có kèm theo bản tiếng Anh để Các em được hiểu rơ hơn).  Nhưng điều quan trọng nhất là trong tâm khảm, chúng ta sẽ tưởng nhớ cho người đă xa, c̣n trên thực tế th́ nên dành cả t́nh thương cho người hiện tại, những người đang c̣n sống bên ta.  Mọi người chắc cũng cùng ư nghĩ như vậy v́ sau khi thăm Thầy Ba trở về, nh́n Thầy Đăng đón chờ chúng tôi trước cửa như một bà mẹ hiền làm cho tất cả phải lo lắng thốt lên “ Thầy ơi, Thầy ráng giữ ǵn sức khoẻ nha Thầy” Vâng! Xin tất cả Thầy Cô hăy bảo trọng sức khoẻ để chúng em c̣n được có Thầy, có Cô dưới mái gia-đ́nh THTĐ v́ giờ đây, mất đi một người Thầy, chúng em đă thấm thía biết chừng nào!

 

Đây! Bài thơ Siêu-Cảm (Over-Feeling) , xin được gởi đến cho những ai đă xa cách người thân:

 

 SIÊU CẢM

 

Tôi đă nghe

Những âm-thanh nhỏ vọng lên từ ḷng đất

Như tiếng chuyển ḿnh

       của dung-nham quặng sâu

Như điểm sương rơi trên mặt lá sầu

Như tiếng côn-trùng rung động trong đêm...

Phải! Tôi đă nghe thật lâu

Những âm-thanh bé như sợi tóc

Trong yên-lặng biển sâu,

       trong mênh-mông bóng tối,

       trong ḷng đất âm-u

       hay vũ-trụ mịt-mùng!...

Có ǵ nhẹ chạm lướt nhau, rồi cùng rời xa?...

Phải chăng đó là các vi sóng cao,

Hay những tư-tưởng dâng trào,

Vời vợi và trong veo...

Hoặc cảm-thức đổi trao,

Tinh khôi và sáng rực...

Của thần tiên, của hồn thiêng,

hay chính của con người trên mặt đất?

Thật nhẹ hơn tiếng thở,

Thật nhanh hơn nhịp tim...

Trong vô-h́nh chúng vẫn giao-thoa,

Dù chỉ một thoáng qua,

Nhưng giá-trị đậm-đà

Cho cảm-xúc cao xa,

Cho t́nh-yêu bao-la!...

 

OVER-FEELING

 

I heard

Very tiny sounds from the earth

As the turning of magma,

 

Or the noise of dew dropping on the leaves,

Or the voice of insects trembling in the dark yard…

Yes! For a long time I have listened

Sounds smaller than a strand of hair,

In the silence of deep oceans,

In the vast shadow of nights,

In the earth’s score or the unlimited sky…

 

Is there something  touching lighttly then leaving?

As ultra micro waves

Or extraordinary ideas delicated and very bright?

They seem like the pure quintessences…

 

Of angels, of elite spirits,of alliens,

Or are they merely humind minds?

Light than a soft breath!

Quicker than a heart beat…

Although invisible, meeting for just a little while,

But giving deeply: consciousness, emotion,

And precious loving…

 

                                          Hương-Nam

 

______________________________________________________________________________

 

Viết cho Thầy Ba

 

Buổi sáng thứ bảy , 9 giờ sáng tôi đến nhà Thầy Đăng , vừa kịp vẫy tay chào chị Danh và Hưng lên xe để đi thăm Thầy Ba , tôi vẫn thấy ḷng yên b́nh lắm bởi v́ cảm xúc của chuyến thăm Thầy Ba chiều thứ sáu cho chúng tôi nghĩ rằng Thầy là người của dương thế , dẫu rằng ai cũng biết Thầy Ba sẽ không qua khỏi.

10giờ 30 sáng , điện thoại reng , mọi người vẫn b́nh tĩnh , nhưng khi biết người gọi là chị Danh , báo tin bác sĩ cho biết là tất cả những máy móc hỗ trợ cho sự sống của Thầy sẽ được lấy ra vào lúc 11 gi để Thầy được ra đi , mọi người đều sửng sốt , thời gian như ngừng lại , bành hoàng và khó thở . Không ai biết phải làm ǵ vào lúc đó , Âm Dương chuyển biến nhanh đến như vậy sao , chỉ c̣n không đến 24 phút đồng hồ , Thầy Ba của chúng ta sẽ vượt qua biên giới của cơi ta bà nầy , mà không ai có thể cầm tay hay lau nước mắt cho Thầy nữa rồi .

10gi 28 phút , không khí trở nên khó thở hơn , 2 phút cuối cùng cho một đời người , Thầy Đăng thắp 3 nén hương trên bàn thờ Phật , mọi người chấp tay lại  và nghĩ về Thầy Ba trong tiếng cầu siêu. Thầy ơi , giờ phút nầy Thầy đă nhẹ nhàng ra khỏi thân xác đă hành hạ Thầy trong suốt hơn 4 tháng qua , Thầy đă có thể đứng bên Cô , bên các em , bên các cháu , Thầy không c̣n khó thở , Thầy không c̣n đau đớn , nhưng ngược lại mọi người đă mất Thầy… vĩnh viễn mất Thầy rồi Thầy ơi.

11gi 44 bác sĩ chính thức tuyên bố Thầy là người của cơi bên kia…

12gi30 chị Danh và Hưng trên đường về rất căng thẳng v́ đă chứng kiến một chuyện đi xa , mọi người đành phải từ chối buổi ăn trưa mà chị Danh trước khi đi đă ân cần dặn ḍ chờ chị trỡ về , thật sự là không ai có thể ăn vào giờ phút nầy , dẫu biết rằng chị Danh sẽ rất phiền muộn, v́ mất người Thầy , nhưng mọi người không thể nào làm khác hơn , v́ không thể nào ăn được trong phút đớn đau nầy. Mong rằng chị Danh sẽ thông cảm để không giận những người không nên giận

12gi 30 Thầy Tuấn gọi , Thầy khóc như mưa trên điện thoại , “ Hằng ơi , Thầy đă mất một người bạn rất thân , Thầy Ba , Thầy Tài và Thầy rất thân nhau …”, rất am hiểu nỗi đau đớn nầy , Hằng chỉ biết nói với Thầy , Thầy ơi Thầy đừng khóc … Thầy Tuấn căn dặn những điều mà Hằng và các Thầy Cô , bạn bè ở Cali nên làm để chia buồn với Cô Ba và tang quyến trong tiếng khóc v́ mất bạn hiền.

Sau 13 gi , Thầy Tài gọi cho biết chi tiết của tang lễ … tôi nghe h́nh như là Thầy Tài đang nói với ai chứ không phải với tôi , nào là tràng hoa , nào là đăng báo chia buồn … tôi thật sự không tin là điều đó xảy ra…Mới hôm qua c̣n là gia đ́nh Thầy Ba , chỉ trong một tích tắt đă trở thành tang quyến .

Thôi th́ đă đến lúc mọi người phải chấp nhận một sự thật không thể chối cải được “ Thầy Ba đă vĩnh viễn ra đi miền vĩnh cữu “ Đă đến lúc mọi người đă phải gọi Cô Ba là Bà quả phụ Nguyễn Văn Ba , một danh xưng mà Cô Ba phải chấp nhận với cỏi ḷng tan nát . Thứ sáu Cô đă nói với tôi là tại sao Thầy bỏ Cô đi sớm quá vậy.. tôi không thể trả lời Cô được ngày hôm qua , nhưng hôm nay tôi xin đuợc phép an ủi Cô bằng suy nghĩ thật trong long “ Cô ơi , nếu có duyên Cô và chúng em sẽ gặp lại Thầy “

Kính dâng lên Thầy Ba một vài  cảm nghĩ của giờ phút vĩnh biệt nầy

 

Trần Thị Hằng

 

 

Kính gửi Thầy .

Thầy ơi, em nh́n h́nh mới nhất của Thầy do Măo huynh chụp chiều qua. Một giọt rồi hai giọt ...em khóc thương Thầy từ nơi xa xôi. Trong phút này ... em nhớ đến bài thơ HOA ĐÀO NĂM NGOÁI có lồng nhạc thật hay, h́nh ảnh thật đẹp mà Thầy gửi cho em với ḍng chữ : " Thầy gởi tặng em Hoa Đào Năm Ngoái v́ thầy để ư thấy em thích thơ cổ ". Thầy ơi... em đau .

 Năm rồi mừng Xuân Kỷ Sửu thật vui vơi bài thơ " Xông đất đầu năm " của Thầy, em xướng hoạ " Xông đất một ḿnh " . Trong hai bài thơ đó, Thầy và em đều viết câu  .."....Chuột kêu chít chít ......"   thật vui tai. Thầy ơi..... em nhớ .

Năm nay là năm Trâu Vàng , khỏe như Trâu Mộng Trâu Cui ...mà Thầy sao vậy Thầy ơi ...?

 Chỉ c̣n vài tháng nữa là sang năm Canh Dần. Em mong được hoạ thơ với Thầy mừng xuân mới. Em làm trước vài đoạn của bài thơ  Ḍng sông quê cũ. Em mời Thầy nghe  ...và sửa chữa lại cho em với . Em cảm ơn Thầy lắm.

 

D̉NG SÔNG QUÊ CŨ

 

Năm Dần Hổ đến, mạnh hơn beo

Sức khỏe vạn năng, chẳng đói nghèo

Tiêu trừ bá bệnh bao năm cũ

Lại khỏe như xưa, hơn cả beo.

 

Long Xuyên quê gốc Thầy. Nam bộ.

Tôm cá đầy sông, lúa vượt bồ

Tiếng ḥ đêm vắng xuồng ghe đổ...

Về bến sông nào, ghé Cô Tô ?

 

Mấy mươi năm lẻ xa quê cũ

Mơ phút trở về... một cuối thu.

Tắm mát ! Ḍng sông thời thơ ấu...

Giũ bụi trần ai, hết mịt mù.

...................................

.......................................

Bài thơ nên tiếp theo như thế nào nữa... thưa Thầy ? Ḍng sông quê cũ th́ chắc mỗi người trong chúng ta đều có môt. Hy vọng một ngày chúng ta b́nh yên , thanh thản mà trở về đắm ḿnh buông thả trên ḍng sông quen thuộc thân thương đó.

 

Em kinh chúc Thầy tâm trí thanh thản, an b́nh.

 

Tṛ Bích Hợp kính Thầy.

 

 

 

Anh Tân ơi,

Suốt đêm qua em chập chờn không ngủ được. Bạn Quyết báo tin cho em lúc 10 giờ 30 (giờ Cali ) ...là c̣n nửa tiếng nữa  ( 11 giờ )  các máy trợ giúp sự sống cho Thầy Ba sẽ được tháo ra để Thầy được thanh thản linh hồn.

 ....trong 30 phút chờ đợi môt tin buồn chính thức...sao mà đau xót. Em cầu nguyện đên một phép lạ , là sau khi cac máy trơ giúp tháo ra rôi...biết đâu Thầy sẽ từ từ trở về sự sống.

 ....em ngồi trước computer ḷng thâp thỏm. Cho tới khi nh́n thấy TIN BUỒN của Thầy Đăng gưi lên D Đ ... Thôi niềm hy vọng đă vỡ tan. Thây Ba ...thôi không c̣n làm thơ chào đón năm Canh Dần va xông đất vơi diễn đàn THTĐ thân thương. Bài thơ Ḍng sông Quê cũ ...em c̣n chờ Thây ...Thôi đành dở dang.

 ....trong thoáng giây, em nghĩ đến nguyên quán của Thầy  miền Nam trù phú , quê hương Long Xuyên con người hào sảng vơi sông nước miệt vườn, tôm cá , cây trái quanh năm. Nghĩ tơi mà thương mà nhớ h́nh ảnh môt câu bé trai tung tăng nhưng buổi đi học vê nắng gắt , những trưa hè tắm sông đánh đáo.....rồi những năm xa quê lên tỉnh thành ăn học ở đất Saigon .....

 ...Và bây giờ ... môt h́nh hài cô đơn nơi trời xa xứ lạ. Nắm xương tàn măi măi ở lại đây.

 

Anh Tân ơi,

sau khi tháo máy ra rồi, Thầy đă có vài phút tĩnh tâm trước lúc đi xa. Chỉ có Thầy mới hiểu được Thầy nghĩ ǵ lúc đó.

 Anh và em cùng tất cả D Đ THTĐ xin nghiêng ḿnh kính chào Thầy . Một lần cuối . Xin vĩnh biệt Thầy Ba. Nhà Thơ  mộc mạc đồng quê thân yêu của chúng ta, của Diễn Đàn Trường Xưa.

 Thầy tuy đă đi xa nhưng Thầy vẫn c̣n ơ lại trong tim của mỗi người.

 

Kính tiễn Thầy.

 

Em Bích Hợp

 

 

NHỮNG NĂM XƯA

 

Trên bục giảng bụi bay trắng xóa

Thầy khúc khắc ho...

Những đôi mắt mở to của học tṛ

Là niềm vui mỗi ngày Thầy tới lớp.

 

Lớp lớp trôi theo từng niên học

Thầy c̣m cơi từng năm...

Học tṛ xưa mấy đứa hỏi thăm

Nghề bạc bẽo trách ai chi lắm.

 

Thời gian qua cuộc đời không hề chậm

Lăo chưa tṛn mà Bệnh vội mang đi

Đă biết vậy nên thôi th́...

Về bến trước. Vẫy tay chào tất cả.

 

Tất cả rồi phôi pha

Khi ngày tháng dần qua

Vui buồn đều thế cả

Trở về cơi bao la.

 

Bích Hợp.

 

ĐẤT LẠNH                                                      

 

Đất lạnh trọn ôm xác thân Thầy                         

Quê xa gửi gắm nỗi chua cay                                                                                              

Đất Việt trời Nam oe oe khóc                                                                                                                         

Đất Mỹ xương tàn, ở lại đây !

Từ nay nằm ngắm trăng sao đấy

Bạt gió mây ngàn thổi tới đây

Long Xuyên quê cũ ngày thơ ấy

Hương đồng cỏ nội thỏang qua đây

Lúa chín đong đưa vàng hạt mẩy

Cá tép ghe chài búng mỏi tay

Tiếng ḥ ḥa nhịp ḍng sông chảy

Cố hương Nguyên quán vẫn t́nh đầy

Thân xác từ đây vùi đất lạnh

Hồn biến lên mây thóat kiếp này./.

 

Tṛ Thái và tṛ Bích Hợp kính tiễn Thầy. 

 

 

______________________________________________________________________________

 

 

Thày ơi xin ráng chờ

 

Đêm qua tắt một v́ sao

Ḷng em như thể ai bào ai nung

&

Thày ơi xin ráng chờ em nhé

Dù đường xa em sẽ thăm Thày

Cơ hội chỉ mỗi lần này

Ngày mai ai biết, chia tay lúc nào!

 

Thày ơi xin ráng chờ em nhé

Xe đ̣ Hoàng châm quá Thày ơi

Em tin Thày sẽ giữ lời

Gặp em lần cuối đă rồi mới đi

 

Thày ơi xin ráng chờ em nhé

Thày có nghe con trẻ van nài

Làm sao biết được ngày mai

Âm dương đôi ngă biết ai mà nài !

 

Xin mượn tâm sự  của  một cựu học sinh THTĐ

 để khấp tặng hương hồn

Thày Nguyễn Tam

 

Vô Chiêu

Tháng 8 ngày 29 năm 2009

 

 

 

Các bài họa bài "Mong Ước" của Thầy Ba, nhà thơ Nguyễn Tam của chúng ta.

 

Mong ước

 

Ḷng ước mong sao có được ngày

Lui về thôn dă lánh trần ai.

Công danh phú quí đâu c̣n nữa ?

Phù phiếm xa hoa cũng hết rồi !

Mấy chục năm qua đà hết sức

Bảy mươi tuổi đến sắp ṃn hơi.

Hởi người vui hưởng cùng hoa bướm

Ta vẫn mong người măi được vui.

 

Nguyễn Tam

 

THÔI VỀ ẨN  DẬT

 

Những muốn mai danh, mặc tháng ngày

Khỏi cần đời biết tớ là ai ?

Vinh hoa, phú qúi nào mong nữa ?

Sự nghiệp công danh cũng muộn rồi !

Sân khấu múa men đà kiệt sức

Đấu trường vật lộn sắp tàn hơi .

Thôi về ẩn dật nơi sơn dă

Đừng hỏi ǵ ta có khổ vui ?

  

Quang Tuấn

 

 

ƯỚC MONG

Thơ phú cho qua những tháng ngày

Mong rằng khỏa lấp chuyện bi ai .

Xa hoa phù phiếm mong ǵ  nữa ?

Nhà cửa tiêu tan hết cả rồi! 

Gắng gượng đến đây là quá sức,

Mày ṃ cho lắm cũng tàn hơi .

Vườn Xuân hoa nở đầy ong  bướm,

Bướm lạc hoa tàn đâu có vui !

 

Kim Duyên

 

 

Ẩn Dật  Mong

 

Thôi th́ đến đó, ấy là ngày

Thầy sẽ tĩnh như  bất cứ ai.

Phù phiếm, công danh, cười cợt nữa,

Xa hoa, phú quí, chán chê rồi.

Thị phi nh́n thấy c̣n lắm sức,

Hơn thiệt, tai nghe vẫn đầy hơi.

Dù biết vui cùng hoa với bướm,

Thầy c̣n tính chuyện, học tṛ vui.

 

PSQ

 

 

THƯƠNG KHÓC THẦY BA

 

 

 Thầy ơi đau xót qúa Thầy ơi !

                                                      Tất cả từ đây  mất hết rồi .

  Một thuở thi thơ đầy cảm xúc ,

  Ngàn năm vương vấn cơi hồn tôi .

  Ngậm ngùi ...ôi nghĩa t́nh sư đệ,

  Kẻ ở người đi  trời hỡi trời !

                                                       Trên nẻo đường đời c̣n dấn bước .

  Tiếc thương người  biết thuở nào nguôi

  Kim Duyên

              

 THƯƠNG TIẾC THẦY NGUYỄN TAM .

          

  SỐNG MĂI TRONG TÔI THẦY NGUYỄN TAM

  DẪU LÀ CÁCH BIỆT CƠI XA NGÀN  .

  THẦY TÔI ĐỜI SỐNG LUÔN THANH BẠCH ,

  PHÚ QUƯ  HƠN THUA CŨNG CHẲNG MÀNG

  HỌA  VẬN THƠ THẦY TÔI VẪN GIỮ ,

  TỪNG TRANG  NƯỚC MẮT ƯỚT TỪNG TRANG !

  ƯỚC G̀  GẶP LẠI THẦY  LẦN NỮA .

  LẦN NỮA DÙ CHO Ở SUỐI VÀNG .

 Kim Duyên

 

 

 

Tiễn Biệt

 

Ra đi ngủ giấc ngh́n thu

Cuộc đời mây khói phù du tiếc ǵ

Giă từ cơi tạm Thầy đi

Hồng trần rủ sạch c̣n ǵ nữa đâu

Trăi bao thế sự âu sầu

Rong chơi mơi cánh mộng đầu cũng xa

Hàng cây yên lặng trổ hoa

Thầy về ḷng đất hiền hoà ngủ yên

Nguyện cầu Thầy đủ phước duyên

Về miền Tịnh độ tiên thiên Di Đà

Hợp tan ở chốn Ta Bà

Cũng không ngăn được xót xa đôi ḍng

Trời thu mây xám mênh mông

Tâm từ ảnh hiện sắc không vô cùng

Thầy ơi giờ phút lâm chung

Vần thơ tiễn biệt cuối cùng kính dâng.

 

Ánh Nga

 

 

KHÓC ANH BA

 

           

Anh Ba ! Trời hỡi anh Ba ơi !

Đôi ngả âm dương vĩnh biệt rồi

Bài họa thơ Đương c̣n vẳng tiếng

Mà người bạn ngọc biết đâu nơi ?

Nghe tin đột tử, mi trào lệ

Muốn nói phân ưu, cổ nghẹn lời .

Trong lúc hồn anh siêu tịnh độ

Mọi người thương tiếc măi không thôi !

 

QT

 

CƠI VÔ THƯỜNG

 

Tâm không là gió sao thoảng qua rồi biến mất

Đời không là mây sao măi măi họp tan ?

Chúng ta đi trong miên viễn cơi vô thường

Ngoảnh mặt lại chỉ là không không, sắc sắc !

 

Ta thương tiếc người ra đi không trở lại

Và than khóc người trở về cơi Thiên Thu  

Trời đất hỡi ! h́nh tướng nào mà không hoại ?

Đường trần gian, ôi cát bụi quá mịt mù !

 

 L.Gatoc 31/8/09

 QT

 

 

 

Tiễn Thầy Phú

 

Trời cao,

Đất thẳm.

 

Ḷng đừng thảm,

Dạ chớ sầu.

 

Sanh ly toàn cơi thế,

Tử biệt một nhịp cầu.

 

Đă xem rằng sanh ra trong đời là khởi thủy,

Rồi đến với măn phần tục lụy lúc lâm chung.

 

Thầy ra đi, giấc ngh́n thu yên nghỉ,

Hồn giă từ, đời một cơi mông lung.

 

Không c̣n nữa bao gian nan thế sự,

Chẳng biết ǵ những nạn ách kiết hung.

 

Ước về nơi gịng sông đất mẹ,

Mong đến với cánh đồng quê hương.

 

Nguyện cầu thân xác được về miền tịnh độ,

Thành chúc vong linh mau đến cơi vĩnh hằng.

 

Hồng trần rồi rũ sạch,

Cơi tạm đă đến cùng.

 

Một lời lúc kết chung,

Ngàn thu xin tiễn biệt.

 

Kính tiễn,

 

Tṛ Quyết

 

____________________________________________________________________________

 

Hồng Hoang Thành Kính

Chia Buồn với gia đ́nh thầy Ba

 

Đời người rồi cũng quạnh hiu,

Mới trong một sáng, một chiều đă xa.

Bao nhiêu áo gấm, lụa là,

Giờ đây c̣n lại một tà áo quan.

 

Ra đi, nến thắp đôi hàng,

Sổ đời đă mở đến trang cuối cùng.

 

Hồng Hoang

 

 

KÍNH VIẾNG THẦY BA

 

Nắng vẫn dịu dàng cơi trời mây

Gío vẫn ŕ rào khắp ngàn cây

Trần gian Thầy đă vừa từ bỏ

Nhắm mắt an lành cưỡi hạc bay

 

"Mong ước" di thơ đă rơ rành

Thầy dặn đàn em tuổi đương xanh:

hăy vui hoa bướm đời tận hưởng

tàn hơi sức kiệt Thầy ..riêng đành!

 

Mong muốn gặp Thầy thôi tan tành

động viên ,han hỏi lá ĺa cành

quê nhà rộn ră mùa trường tựu

bạn cũ, học tṛ..giọt lệ nhanh

 

Nén hương hướng về cơi xa xăm

khấn nguyện xin Thầy hăy yên tâm

Diễn Đàn Thủ Đức luôn đ̣an tựu

trước sau cũng vậy..ḷng nguyện thầy

 

N.T.Trước Trong

 

 

Thương tiếc

 

Tưởng nhớ Thày Nguyễn Tam vừa an nghỉ ngày 30-08-09

 

Thổn thức sầu lo hướng diễn đàn

Nguyện cầu Thượng đế xót dương gian

Ban hồng phước xuống Thày yêu dấu

Giải thóat cho người hết gian nan

 

Mộng ước Thày mong nếu có ngày

Mong đời vui vẻ măi đẹp thay

Bảy mươi tuổi sớm đầy công đức

Hưởng phước bồng lai sắp tới Thày

 

Như một v́ sao chợt tắt nhanh

Khí trời u uất đến lạnh tanh

Mới hay Thày đă qua bể khổ

Vui cảnh Niết Bàn chốn cao xanh

 

Cung kính thành tâm thắp nén nhang

Khóc buồn mi ướt, lệ hai hàng

Diễn đàn Thủ đức bao t́nh thắm 

Thương nhớ Thày xưa dưới suối vàng

 

Thương kiếp phù sinh lăo bịnh vong

Cuộc đời kết cuộc với sắc không

Thênh thang từng bước đi dần dến

Tâm đức yêu đời sống đợi trông

 

Tháng tám trời Thu tiễn Thầy đi

Nghe buồn trĩu nặng cảnh biệt ly

Trường xưa vừa mất Thày thi sĩ

Hương khói từ nay xin khắc ghi

 

Hoạt cảnh t́nh quê những diệu kỳ

Long xuyên ruộng lúa mới đương th́

Kênh đào đ̣ chợ khuya trăng nước

Thương nhớ đong đầy khúc chia ly

 

Thươngtiếc Thày  yêu mấy cho vừa                                        

Đau ḷng se thắt mọi người đưa

Vườn thơ lệ đẫm tràn muôn lối

Nhung nhớ về nhau khối t́nh xưa

 

 

Cung kính Thày xưa, xin vĩnh biệt

Thương tiếc lần theo tháng năm dài

Khấn vái hương hồn Thày siêu thoát

Sớm hưởng đời tiên cảnh bồng lai

 

Lương Minh

 

_________________________________________________________________________________

 

Sư đồ chung kiến thiên thu biệt

Hà lệ khả quán sầu  tử ly....

 

Măo sư huynh ai

Perris, 8-31-09

 

__________________________________________________________________________________

                                                    

                                                     Hương trầm con thắp cho ba

Một vần kinh kệ, cơm trà một khay

Hoa c̣n mà bướm đă bay

Vi vu gió tiển gót giày Long Xuyên.

 

kln  9/4/09

 

____________________________________________________________________________

 

 

 NGH̀N THU VĨNH BIỆT...

 

Kính tặng hương hồn Thầy Nguyễn Tam

 

Ngày 30 tháng 8

03 giờ 45 sáng

Linh cảm bảo em

Có điều ǵ bất an đang tới.

Lồng ngực em bồi hồi bối rối

Con tim nhói đau như mách bảo điều ǵ

Và rồi

Nhận được tin buồn

 

Thầy Nguyễn Văn Ba đă từ trần

vào lúc 11giờ sáng ngày thứ bảy 29-8-2009

tại Nam California ( Hoa Kỳ)

Thành thật chia buồn cùng Cô Nguyễn Văn Ba

và toàn thể tang quyến

 Nguyện cầu linh hồn Thầy sớm tiêu diêu miền cực lạc

Diễn Đàn Trung Học Thủ Đức

 

Thương Thầy

Em khóc không thành tiếng.

Ôi đau xót ! Nay Thầy không c̣n nữa...

Khóc Thầy,

Ḷng em đau.

Em viết bài thơ khóc Thầy măi măi

Nguyễn Tam-Thầy ơi !

Ngh́n trùng xa ...Không thể viếng Thầy

Kính mong Thầy rộng ḷng tha thứ

Ngh́n thu vĩnh biệt...

Cầu nguyện Hương hồn Thầy sớm về cơi b́nh yên .

 

Học tṛ

Nguyễn quốc Tuyến

 

____________________________________________________________________________

 

Tiếc bạn đồng nghiệp ,

 

Dù vẫn biết sinh ly tử biệt là lẻ thường t́nh của đời  người. Nhưng sự ra đi vĩnh viễn của Thầy Nguyễn Văn Ba đă làm xúc động và đau buồn không ít đến bạn đồng nghiệp  và các em cựu học sinh . Đó có lẻ v́ cách sống hiền ḥa giản dị lúc sinh tiền của Thầy.

Anh Ba ơi ! Khi mấy em học sinh miền Bắc Cali : Bích Lan , Hồng Nhung và Thục Oanh cho tôi biết là các em sẽ xuống Nam Cali để thăm Thầy Ba , tôi không đi cùng các em được nên chỉ nhờ các em chuyển lời chúc sức khoẻ đến anh và  nói với anh là TÔI RẤT YÊU THÍCH MẤY CÂU THƠ anh đă tặng vợ chồng tôi ngày sinh nhật 24-3-2009 vừa qua :

Cùng chọn nghề dạy học

Hai người mái trường chung

T́nh nồng hoa duyên thắm

Như Quách Tỉnh Hoàng Dung

Bây giờ Anh đă bỏ tất cả người thân để đi về miền cực lạc . Thế là những buổi họp bạn bỏ túi hay những dịp họp mặt THTĐ-HĐ-NHH , chúng tôi đă mất một người bạn thơ và sẽ không bao giờ nữa c̣n được có thêm những bài thơ trữ t́nh của Anh Ba

 

Ngô Ngọc Khanh

 

 

Văn tế Nguyễn  Văn Ba (1939 – 2009)

 

Nhớ linh xưa, chốn bạch ốc xuất thân thơ sanh bạch diện.

Chân đi đất, tuổi hồng mao đă sớm vào cỏi hồng trần,

Cũng theo đ̣i sách vở, tuổi đời c̣n trẻ  đă ra dạy học,

Vào biển thánh rừng nho, một lèo hái lấy học vị cử nhân.

Rồi từ đó, chớm nở phong vân,

Làm nhà mô phạm, khi dạy học, khi làm thơ - một ḷng tài bồi cho thế hệ mai sau,

Dẫu lương ba cọc ba đồng cũng ráng trọn câu hiếu để.

Vào trong phong nhả, dưới mái gia đ́nh hoa quỳ một dạ hướng dương,

Ra ngoài hào hoa, trong đám bằng hữu một ḷng vui t́nh bầu bạn.

Ta hồ,

Trong gia đ́nh, ngoài xă hội, cũng suốt mấy năm  một bề vuông tṛn nhiệm vụ.

Thế cuộc đổi thay,

Rời chốn quê hương, sang Mỹ quốc, ưu tư  viết  mấy ḍng thơ

Bạn cũ tṛ xưa, nơi xứ lạ , tâm t́nh nhấp vài ly rượu,

Một tay dựng nổi cơ đồ, bốn con đều thành đạt, chí đà phỉ chí,

Một tay xây nên sự nghiệp, thơ ca cùng xướng họa, vinh lại thêm vinh.

Buồn thay,

Vẫn biết cỏi đời là vô thường, cổ lai chưa trăm tuổi mà sao dương trần sớm biệt,

Dù cho thê nhi hết ḷng chạy chữa, bóng tùng quân há nở gảy đổ giữa ngày trưa.

Ôi thương thay,

Hỡi bạn Nguyễn Văn Ba,

Một người con xứng đáng nên con, luôn nặng ḷng trắc dĩ mà sao phải để hai đấng song thân luống ngậm ngùi nơi chín suối,

Một người chồng xứng đáng nên chồng, luôn dành chữ ái chập chùng mà sao phải để máu lệ người sương phụ tuôn nhỏ thương chồng,

Một người cha xứng đáng nên cha, luôn một ḷng từ dào dạt mà sao nỡ để bầy con luôn buồn nhớ,

Một con người xứng đáng nên người, hoà nhă cười vui sao để tiếc để thương cho thân bằng quyến thuộc.

Tôi nay cùng bạn,

Thân t́nh là bởi thâm giao, những tưởng ngày nào bạn đọc điếu văn cho tớ, nào ngờ tớ phải ngỏ lời từ biệt bạn hôm nay.

Bạn Nguyễn Văn Ba,

Hơn nửa đời nhọc nhằn bôn ba cùng thế sự, vĩnh hằng từ nay thênh thang bước tới cỏi hư không.

Than ôi,

Mây gió thảm sầu, anh linh có vân du trời rộng, hăy biết rằng chúng tôi thương tiếc măi măi,

Hoa cỏ ngậm ngùi, hồn thiêng có c̣n phảng phất, hăy nhớ rằng chúng tôi măi măi tiếc thương.

Nơi đây, h́nh hài bạn trở về với cát bụi ngàn sau,

Vậy nên nhang một nén, rượu một chung xin hăy chứng giám để rồi thiên thu yên nghỉ.

Thượng hưởng

 

 Lê Tấn Tài

 

___________________________________________________________________________

 

 

Vài h́nh ảnh

 

thay Ba 8-8-09

Trước ngày họp mặt

 

Mao+Oanh+Lan+Nhung+co Ba+Hang, tham thay Ba ngay cuoi

Măo-Oanh-Lan-Nhung-Cô Ba-Hằng trước ngày cuối

 

truocgiolamchung

Trước giờ lâm chung

                                                                           

vuotmat

Vuốt mắt

 

 

                                          

Chup chung voi gia dinh Co Ba

Phái đoàn Nam Cali phúng viếng

 

 

Tien  dua thay Ba

Tiễn đưa Thầy Ba

 

 

Bài đăng trên báo NGƯỜI VIỆT thứ năm 24-12-2009