VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI BẠN

 

 

 

Tôi muốn kể cho các bạn nghe về một người bạn của tôi, cô Nguyễn-Thị-Phụng, người Đà-lạt.  Cô học ở Lycée Yersin và bấy Bac Deux ở trường đó.  H́nh như Đà-lạt là sinh-quán và cũng là nơi cô trưởng-thành th́ phải, tôi không biết rơ, v́ tôi đă vô-t́nh không  hỏi.

 Tháng 1/1975, đơn-vị chúng tôi đang biệt-phái ở tiểu-khu An-Xuyên, Cà-Mau, với hai phi-hành-đoàn trực-thăng vơ-trang:  một phi-hành-đoàn tản thương, và một phi-hành-đoàn quan-sát L19.   Nhiệm-vụ của tôi là sỉ-quan không-trợ.  Lúc ấy áp-lực của địch-quân rất nặng, nên cắm trại 100%, không c̣n phép thường-niên nữa, nhưng cày cục xin xỏ măi, rốt cuộc ông tư-lệnh rồi cũng cho tôi bốn ngày phép đặc-biệt về Sài-g̣n thăm gia-đ́nh.  Ngày phép đầu tiên ở nhà, chờ ba tôi ngủ, tôi mới nói với mấy chú cận-vệ và tài-xế cho tôi mượn xe Jeep đi chơi một chút, tôi nhớ thành-phố quá đổi!  Sau một hồi chạy loanh quanh, từ Gia-Long, qua Lê-Lai, đến Pasteur, tôi ghé qua tiệm bánh với cái tên rất ngộ nghĩnh:  tiệm bánh Lạc.  Tiệm này nằm bên hông café Brodart, nơi có con đường nhỏ cắt ngang từ Tự-Do sang Nguyễn-Huệ.  Trong tiệm bánh, tôi mua một lúc 20 cái bánh kem đủ loại, v́ má tôi và các em tôi rất thích bánh kem, nên tôi mua nhiều.  Cùng lúc ấy, tôi nh́n thấy một cô bé, cô đi ṿng ṿng ngắm nghía rồi chỉ hai cái bánh, mỗi tay cầm một cái, vừa đi vừa ăn.  Nh́n cô má đỏ môi hồng, thật dễ thương, nên lúc trả tiền, tôi trả luôn cho cô ấy, xong tôi ra xe nổ máy, rồi ngồi chờ…  Tôi nhớ là từ khi rời ghế nhà trường, tôi không có cô bạn gái nào, tôi cũng không quen ai, và cũng không c̣n ai yêu tôi nữa.   Đời sống của tôi lúc ấy vô trật-tự:  khi th́ như thầy tu, khi lè phè, khi say sưa, phá phách, nhiều lúc bị quân-cảnh hốt  h́nh như có một chút bất-cần trong cách sống, nhưng hôm ấy khi gặp cô nhỏ, tôi cảm thấy có một ít nhiều điều thay đổi, hay trong ḷng tôi muốn có sự thay đổi?  Tôi thấy thích cô nhỏ này.  Lúc cô đến trả tiền, tôi thấy bà chủ chỉ tay ra ngoài và nói điều ǵ đó…  Cô nhỏ bước ra cửa nh́n tôi thoáng ngạc-nhiên, tôi bước xuống xe, và hỏi  "Cô bé má đỏ môi hồng, người Đà-lạt mới xuống phải không?"  Cô bật cười và hỏi  "Sao anh biết hay vậy?"  Tôi nói tiếp "Lên xe anh đưa về.  Nhà em ở đâu?"  Một thoáng ngập ngừng, nhưng cô cũng lên xe ngồi và nói  "Em ở đường Trần-Hưng-Đạo"  Nhà trọ cô ở với người anh, trong một con hẻm nhỏ trên đường Trần-Hưng-Đạo, hai anh em từ Đà-lạt xuống học, và cô bé đang ghi danh học ban Anh-văn ở đại-học văn-khoa Sài-g̣n.  Thả cô xuống, tôi hẹn năm giờ chiều sẽ trở lại đón cô đi uống café.  Và chiều hôm ấy tôi trở lại bằng xe Honda, tôi làm quen với anh của Phụng, và xin phép cho Phụng đi chơi với tôi đến tối mới về.  Tôi đưa Phụng đi ḷng ṿng, rồi đi  uống café, xem ciné, va cả ba ngày phép sau đó, chiều nào tôi cũng xuống đón Phụng đi chơi, tối mới về.  Phụng rất giỏi Pháp-văn, và một chút Anh-văn, cô ấy thích dịch những bài nhạc Pháp ra lời Việt cho tôi nghe, tính t́nh cô bé rất hồn nhiên, dễ gần gũi, và rất tự-nhiên (tôi nghĩ có lẽ tại cô học trường Tây nên cô mới vậy)  Có điểm đặc-biệt là Phụng rất thích ăn ḿ gơ (xe ḿ bán dạo của mấy người Tàu) nên tối nào đi chơi về, chúng tôi cũng đi bộ ra đầu ngơ, ăn ḿ gơ, rồi tôi mới về lại nhà ở Thủ-đức.  Đêm cuối cùng, tôi đưa Phụng địa-chỉ nơi tôi đóng quân, rồi hôm sau tôi trở về đơn-vị.  Miệt mài với những lệnh hành-quân không ngừng nghỉ, bổng một hôm tôi được thư của Phụng, với địa-chỉ nhà cô, số 10 đường Sương-Nguyệt-Ánh, khóm Cô Giang, Đà-lạt.  Kèm trong thư là một tấm h́nh bán-thân, Phụng mặc áo len đen, h́nh chụp lúc cô học ở Yersin.

Tháng 3/75, chiến-tranh bắt đầu leo thang dữ dội.  Là sỉ-quan không-trợ, nhiệm-vụ của tôi là liên-lạc với bộ-binh dưới đất, chỉ-dẫn cho họ cách thức sắp xếp thương-binh, cách thả khói màu để nhận-diện quân bạn, cách bố-trí bải đáp, rồi tôi sẽ xin họ hướng đáp để ra vô đều được an-toàn.  Chúng tôi phải xuống thật nhanh, bốc thương-binh,và tức khắc quay đầu tàu trở lại, càng mau càng tốt.   Lần đó, trong một phi-vụ tải thương trong chi-khu Hải-Yến, trực-thăng của chúng tôi với rất nhiều thương-binh vừa được bốc trên bải, bị địch-quân tấn-công, vừa bắn vừa pháo, và chúng tôi chống trả mănh liệt, nhưng tàu lên rất chậm v́ quá nặng.  Mặc dù hai chiếc vơ-trang bạn bay vần vũ bên cạnh chúng tôi, bắn phá dữ dội để làm giảm hỏa-lực của địch, nhưng tàu chúng tôi bị trúng đạn ở bên phải, chông chênh, nghiêng ngă như muốn rớt.  Ba phi-hành-đoàn bị thương, anh pilot ngồi bên ghế phải bị trúng đạn bể gót chân, một xạ-thủ bị bể một bên mông, và tôi bị trúng đạn nơi bắp chân, máu ra nhiều, nhưng tôi và anh xạ-thủ c̣n lại, lôi anh chàng bị bể mông vào giữa tàu, băng bó tạm.  Tôi gọi về bệnh-viện xin đáp khẩn-cấp, xin y-tá chuẩn-bị cáng sẵn sàng, và khi tàu đáp xuống bệnh-viện, tôi xin số ưu-tiên cho hai phi-hành-đoàn trước, để tàu đưa họ về bệnh-viện Phan-Thanh-Giản Cần-thơ, gần đơn-vị của họ.  Phần tôi, v́ chỉ bị trúng thương ở phần mềm của bắp chân, nên chỉ vài ngày là đi được, dù là đi khập khểnh, nghiêng ngă, cà nhắc…  Tôi lại được bốn ngày phép, nghỉ dưỡng thương. 

Tôi xuất-hiện ở cửa nhà Phụng vào buổi chiều.  Phụng đang ngồi học bài, cô nhỏ giật ḿnh, rồi lại bật cười  "Anh lại về phép hở?"  Tôi không trả lời thẳng, cứ ừ ừ, và rủ cô bé đi uống café.  Lúc thay áo xong, cô kéo tôi lại trước tấm gương, đổi giày sang dép, rồi dép mơng sang giày.  Tôi hỏi "Phụng làm ǵ vậy?"  Cô cười nói  "Cho xứng với anh"  Tôi quên nói là cô bé khá cao, khoảng 1m60 hay 1m61 ǵ đó, thứ dữ!   Đêm đó tôi đưa Phụng đi Queenbee nghe nhạc của Ngọc-Chánh, Nguyễn-Ánh 9.  Tôi say v́ uống quá nhiều rượu, Phụng cũng uống nhắm môi rượu của tôi đôi ba lần.  Tố dẫn Phụng ra sàn nhảy, nhạc chậm Rumba.  Lúc quay cô nhỏ, sao tôi thấy nặng quá, chừng nh́n xuống chân của Phụng:  Trời ơi, cô bé đi chân không!  Tôi mắc cở lôi Phụng trở lại bàn, tôi hỏi  "Sao Phụng đi chân không?"  Cô bé mới cười và nói  "Em thấy mấy cô kia nhảy nép đầu vào ngực bạn, em muốn thử xem nó ra làm sao…  "   Hai đứa tôi cùng cười lớn rồi quyết-định đi về.  Đêm cuối cùng của ba ngày phép, chúng tôi ngồi ở đầu ngơ, chờ xe ḿ gơ, bất-ngờ Phụng hỏi tôi  "Có khi nào anh nghĩ đến chuyện lập gia-đ́nh không?"  Tôi trả lời không, rồi kéo ống quần lên, chỉ bắp chân c̣n băng trắng, tôi nói  "Lính trận dễ gánh muối đi bán lắm"  Phụng không hiểu hỏi là sao, tôi phải nói lại "Gánh muối đi bán là đi bán muối, là ngũm củ từ"   Phụng bật cười khúc khích "Dân Sài-g̣n ăn nói lạ kỳ quá...  " và lúc đó Phụng mới biết là tôi đă bị thương.  

Sau 30 tháng 4, 1975, tôi không c̣n gặp lại Phụng nữa, tôi đi tù cải-tạo.  Gần một năm rưởi, tôi cũng quen dần với cảnh tù tội, tối bị cùm hai chân, sáng lại thả ra, đi cuốc đất trồng khoai.  Tôi lại bị chuyển trại, từ căn-cứ Trảng Lớn đến trại Dongpan dưới chân núi Bà Đen, Tây-ninh.  Trại do bộ đội chánh-qui quản-lư, cởi mở, nhẹ nhàng hơn, cho phép chúng tôi viết thư.  Tôi viết hai lá, một cho má tôi báo tin tôi vẫn c̣n sống và c̣n khỏe mạnh, lá thứ hai , tôi gửi cho Phụng, về địa-chỉ cũ, chỉ cầu may thôi, tôi không chắc là Phụng lúc bấy giờ ở đâu nữa.  May thay, mấy tháng sau, Phụng viết thư trả lời, và kể cho toi nghe, Phụng đă bỏ học một năm, trở về Đà-lạt sống với ba mẹ.  Phụng mới xuống Sài-g̣n xin đi học lại, và trong dịp trở về thăm nhà th́ nhận được thư của tôi.  Từ đó, chúng tôi lại viết thư cho nhau, mỗi khi được phép của trại.  Phụng có cái hay là mỗi lá thư của cô bé là một chuyện vui, chuyện học hành, bạn bè  chớ không bao giờ nhắc nhở ǵ đến chế-độ mới v́ cô ấy biết thư sẽ bị kiểm-duyệt, sợ bị xé bỏ.  Tôi có gửi cho Phụng một số địa-chỉ của gia-đ́nh các bạn cùng trại sắp được phép thăm nuôi, và v́ Phụng biết tôi đánh đàn rất hay nên cô ấy đến gặp gia-đ́nh các bạn tôi, xin gửi chút quà cho tôi.  Có lần Phụng gửi cho tôi những tập nhạc của ban Phượng-Hoàng (Lê-Hựu-Hà, Nguyễn-Trung-Cang…  ), 360 ca khúc hay nhất của The Beatles, ca khúc của Lobo, Beegee… thành ra tôi chơi đàn với nhạc lư đúng hơn là trí nhớ.  Trong trại, chúng tôi tổ-chức chơi nhạc vào cuối tuần cho các bạn cùng trại nghe.  Tôi hát không hay lắm, nhưng tôi có thể hát những bài tủ của tôi, như Cơn Mưa Phùn, Bay Đi Cánh Chim Biển của Đức-Huy, Chiều Nội-Trú Bâng Khuâng của Nguyễn-Trung-Cang, Unchained Melody, How Can I Tell Her của Lobo, How Deep in Your Love của Beegee, Mal, Capri C'est Fini, If You Go Away…  Tôi được anh em cùng trại biết nhiều và thương mến.

Tháng 4, 1980, Phụng gửi cho tôi một lá thư, nói rơ là cô mong tôi được thả trong dịp lễ ấy để về kịp dự lễ ra trường của Phụng, và đám cưới cô sau đó.  Đúng như Phụng mong ước, trại tôi có một đợt thả về, gần nửa trại viên được phóng-thích, nhưng điều đáng buồn là không có tên tôi, nhưng tôi nghĩ và cảm thấy buồn cười:  Phụng làm như tôi đang đi du-lịch, muốn về lúc nào th́ về, cô bé quên là tôi đang ở tù!  Nghĩa, một trong những người bạn tôi thân được về trong dịp ấy, hắn là thành-viên đánh bass trong ban nhạc tù của tôi (Nghĩa bây giờ đang định-cư tại Sacramento),  Nghĩa hát rất hay, giọng Bắc rơ và ấm.   Ra tù, anh chàng về mở quán café tại đầu cầu Phan-Thanh-Giản, phía bên Đa-kao.  Hắn chọn nhạc dĩa máy phono, bỏ từ bài cho khách nghe, nên quán hắn rất đông khách, phần đông là sinh-viên.  Phụng cũng đến mỗi buổi chiều để phụ với Nghĩa chọn nhạc.  Đến tháng tám, 1980, Phụng u sầu nói với Nghĩa là Phụng rất mong tôi về trong dịp lễ 2 tháng 9, nhưng cũng quá trễ, Phụng đă về Đà-lạt, nhận nhiệm-sở và lập gia-đ́nh.  Từ đó, tôi đă không gặp được Phụng.  Sau này tôi nghe Nghĩa kể là ngày cuối ở Sài-g̣n, Phụng muốn Nghĩa hát lại tất-cả những bài nhạc tôi thích, và hay hát, và Phụng đă khóc thật nhiều cho t́nh bạn của chúng tôi.

Sau ngày lễ 2/9, tôi có tên về, nhưng măi đến tháng 11/80 tôi mới có giấy ra trại về đoàn-tụ gia-đ́nh.  Về đến nhà, tôi buồn biết mấy khi thấy nhà tôi đă quá nghèo, má tôi quá cực khổ, tôi c̣n sáu người em, cả trai lẫn gái, tôi đă làm đủ thứ nghề để có gạo phụ với má tôi nuôi em.  Vài tháng sau đó, có lần Nghĩa đạp xe lên nhà tôi, bảo có Phụng từ Đà-lạt xuống, và muốn gặp tôi.  Tôi cứ chần chừ măi đến hôm sau tôi mới t́m Phụng.  Trở lại căn nhà trọ cũ, tôi gơ cửa và gọi tên Phụng, nhưng chỉ có anh của Phụng ra đón.  Anh nh́n tôi một hồi lâu mới nhận được, anh nói tôi gầy quá.  Anh bảo Phụng đi Vũng Tàu với bạn gái, mai mới về.  Nh́n thấy bàn học của Phụng vẫn c̣n ở chỗ cũ, tôi xin anh cho tôi được vào nh́n lại, và anh gật đầu.  Tôi bước vào, nh́n thấy mọi vật đều vẫn như ngày xưa, sách vở xếp gọn gàng. Tấm ảnh Phụng rọi lớn, c̣n lộng trong khung kính, y hệt như tấm ảnh ngày xưa Phụng gửi cho tôi những ngày tôi c̣n ở lính.  Nh́n xuống góc, tôi thấy h́nh tôi nhỏ ở một góc khung, tôi nói anh cho tôi xin lại tấm h́nh cũ, anh bối rối hồi lâu rồi nói  "Mai chiều Phụng về, Phương nói với Phụng dễ hơn"  Tôi ra về, và hôm sau đă không trở lại nữa.  Tôi biết tôi đă mang ơn Phụng quá nhiều rồi, những kỷ-niệm vui buồn chúng tôi đă có với nhau, niềm an-ủi chân t́nh của Phụng đă giúp tôi vượt qua được những cơ cực đau khổ của cảnh tù đày…  Tôi biết ơn Phụng nhiều biết mấy, nhưng tôi không muốn làm phiền cô ấy nữa, tôi chỉ mong thời-gian sẽ giúp Phụng quên được tôi…

Ai trong các bạn, có về qua Đà-lạt, xin ghé trường trung-hoc Phan-Đ́nh-Phùng, gặp cô giáo Nguyễn-Thị-Phụng dạy sinh-ngữ, nhắn dùm tôi một lời thăm hỏi rất ân-cần.  Tôi vẫn luôn hoài nhớ đến cô, đến một t́nh bạn chân-thành cô đă cho tôi.  Cho tôi gửi lời chúc sức khỏe đến cô, và lời tạ ơn đến người bạn cũ.

 

HUỲNH-ĐỨC-PHƯƠNG

Virginia, tháng tám 2005