BỆNH GOUT
Bệnh gout là ǵ?
Bệnh gout là 1 dạng
viêm khớp thể hiện qua những cơn đau,
sưng khớp. điểm đặc
thù là đau nhức, sưng, đỏ, và nóng cũng
như cứng (khó cử động) trong 1 hay nhiều khớp.
Không điều trị, các cơn đau cứ
tái đi tái lại và có thể gây ra thương tổn khớp,
gân, và các mô khác. Bệnh gout phổ biến
nhất trong nam giới (trên 40).
Nguyên nhân?
Bệnh gout bị gây
ra do quá nhiều axit uric trong máu (c̣n gọi là đa axit uric):
trên 420 μmol/L (ở nam) hay 380 μmol/L (ở nữ).
Đa axit uric thường th́ vô hại, và
đa số người có độ axit uric trong máu cao
không phát triển thành bệnh gout. Nguyên
nhân chính của chứng đa axit uric đôi khi không phát hiện
được, mặc dù các yếu tố di truyền
dường như cũng có ảnh hưởng. Khi mức
axit uric trong máu quá cao, axit uric có thể kết tủa thành
các tinh thể (dài h́nh kim, đầu nhọn)
tích tụ trong khớp xương. Bệnh gout h́nh như bộc
phát không có nguyên nhân cụ thể, hoặc gây ra do:
- những
điều kiện liên quan đến chế độ
ăn và trọng lượng cơ thể như:
* béo ph́ (14kg trên
mức cân lư tưởng)
* uống rượu,
nhất là bia, từ mức trung b́nh đến rất nhiều
(trên 2 ly/ngày đối với nam, 1 ly đối với nữ)
* chế độ
ăn nhiều thịt và đồ biển (chứa nhiều
purine)
* chế độ
ăn kiêng rất ít ca-lô-ri
- trị
liệu có thể làm tăng mức tập trung axit uric
như:
* thường
dùng aspirin hay niacin (1-2 viên/ngày)
* thuốc làm giảm
lượng muối và nước trong cơ thể
(như thuốc xổ tiểu làm giảm huyết áp)
* trị liệu
làm tế bào chết nhanh chóng (ví dụ, xạ trị
điều trị ung thư)
* thuốc khống
chế hệ miễn nhiễm như cyclosporine, dùng để
ngăn cơ thể không phản ứng với 1 bộ phận
ghép
- bệnh
nặng hay các t́nh trạng sức khỏe như:
* sút
cân nhanh, như ở các bệnh nhân trong bệnh viện
thay đổi chế độ ăn hay thuốc uống.
* bệnh thận
măn tính
* cao huyết áp
* những điều
kiện gây ra mức sản sinh tế bào bất thường
như: psoriasis, multiple myeloma, hemolytic anemia, hay ung bướu
* nhiễm độc
ch́
* thiểu
năng tuyến giáp
- giải
phẫu
- sinh
ra với t́nh trạng hiếm có gây cao axit uric trong máu. Những
người bị hội chứng Kelley-Seegmiller hay
Lesch-Nyhan bị thiểu năng 1 phần hay toàn phần
trong 1 phân hóa tố giúp kiểm soát mức axit uric.
Những
tinh thể kết tủa c̣n có thể gây ra 1 chứng khác,
gọi là gout giả. Nhưng thay v́ gồm có
axit uric, tinh thể gout giả lại được tạo
thành từ dihydrat pyrophosphat calci. Và trong khi gout giả
có thể tấn công ngón chân cái, nó thường tấn công
những khớp to như đầu gối, cổ tay, và khớp bàn chân (ở mắt cá).
Triệu chứng?
Bệnh
gout thường phát ra sau 1 số năm tích tụ tinh thể
axit uric trong khớp và các mô bao quanh. Triệu chứng bao
gồm: nóng, đau, sưng, và rất mềm ở 1 khớp,
thường là 1 ngón chân cái. Triệu chứng
này gọi là podagra.
Cơn đau bắt đầu trong đêm và nhiều đến mức chỉ cần tấm drap trải giường chạm nhẹ vào cũng đau không chịu nổi.
Sự khó chịu tăng nhanh, kéo dài mấy giờ trong đêm rồi giảm trong 2-7 ngày sau đó.
Khi cơn gout giảm, lớp da quanh khớp bị đau có thể tróc ra hay ngứa.
Các triệu chứng
khác có thể gồm:
- da
rất đỏ hay hơi tím quanh khớp bị đau, có
vẻ bị nhiễm trùng.
- sốt
- cử
động khớp hạn chế
Triệu
chứng gout thay đổi.
- triệu
chứng có thể có sau 1 cơn bệnh hay giải phẫu
- một
số người có thể không bị gout với những
cơn đau mà là gout măn tính. Gout măn tính ở
những người lớn tuổi có thể ít đau
hơn và có thể bị nhầm với các loại viêm khớp
khác.
- bệnh
gout có thể xuất hiện như những cục trên bàn
tay, khuỷu tay, hay tai. Có thể không có những
triệu chứng thông thường.
Đến
lúc bạn thấy những triệu chứng của gout,
th́ axit uric đă tích tụ trong máu, và kết tủa axit uric
đă có trong 1 hay nhiều khớp rồi.
Ngón chân cái thường
bị nhất; tuy nhiên, khớp bàn chân, mắt cá, đầu
gối, cổ tay, ngón tay, và khuỷu tay
cũng có thể bị. Sưng túi dịch đệm các
cơ có thể thấy, nhất là ở khuỷu tay và đầu gối.
Chuyện ǵ xảy ra?
Những cơn
đau nhẹ có thể ngưng sau vài giờ hay kéo dài 1-2
ngày. Những cơn đau này thường bị chẩn
đoán sai là “bong gân” dù rằng không bị tổn
thương nặng hay vận động quá nhiều.
Cơn đau nặng
có thể kéo dài đến nhiều tuần, đau có thể
đến cả tháng.
Đa số
những người bị cơn đau thứ nh́ trong
ṿng 6 tháng đến 2 năm sau lần thứ nhất,
nhưng khoảng cách giữa những cơn đau có thể
là nhiều năm. Nếu không chữa trị, khoảng cách sẽ giảm
theo thời gian. Tuy nhiên, một
số người không bao giờ bị đau lần 2.
Bệnh
gout có 4 giai đoạn.
- Giai đoạn
1: độ uric trong máu cao (không triệu chứng)
- Giai đoạn
2: viêm khớp cấp tính
Các tinh thể axit uric
bắt đầu tích tụ trong chất dịch ở khớp,
thường là 1 khớp (phổ biến nhất là ngón chân
cái) và cơ thể phản ứng sưng đột ngột:
đó là cơn đau gout.
Khoảng
10-25% người bị gout sẽ bị sỏi thận.
Khoảng 10-40% người
bị gout có sỏi thận trước khi bị cơn
đau khớp.
Sau cơn đau, khớp
bị đau và các mô xung quanh cảm thấy b́nh thường
trong ṿng vài ngày cho đến khi bị lần tiếp theo, thường xảy ra trong ṿng 2 năm.
- Giai đoạn
3: đau cách khoảng
Nếu bạn đă
từng bị cơn đau gout, bạn rất có thể bị
1 cơn nữa.
Ở bệnh
này, bạn không thấy triệu chứng trong thời gian
giữa 2 lần đau.
Ở
nhiều người, giai đoạn này tiến triển
chậm khi các cơn đau xảy ra thường hơn. Những cơn sau có
thể đau hơn, lâu hơn, và ở nhiều khớp
hơn.
- Giai đoạn
4: gout măn tính
Nếu triệu chứng
gout tái đi tái lại mà không điều trị trong 10
năm hay lâu hơn, chúng có thể trở thành măn tính và
thường tấn công nhiều khớp hơn. Có thể
không c̣n khoảng cách giữa các cơn đau. Giai đoạn này thường bị nhầm với
các dạng viêm khớp khác, nhất là viêm xương khớp.
Đến
lúc này, đă đủ tinh thể axit uric tích tụ trong
cơ thể để tạo thành những cục trông giống
phấn bảng gọi là tophi. Khi ở dưới
da, những cục này thường cứng và chạy tới
chạy lui. Lớp da trên đó có thể
mỏng và đỏ. Những cục tophi sát da có thể
có màu kem hay vàng.
Ban đầu, các cục
tophi thường thấy ở hay gần khuỷu tay, trên ngón tay, ngón chân, hay trên vành ngoài của
tai.
Nếu t́nh trạng cứ
tiến triển mà không chữa trị, cục tophi có thể
xuất hiện ở lớp sụn của tai
hay các mô quanh khớp (túi dịch, dây chằng và gân), gây
đau đớn, sưng, đỏ, nóng (viêm). Có thể tàn tật, cũng như sụn và
xương bị hủy hoại.
May thay, những tấn
công trong cách điều trị sớm đă làm cho giai
đoạn này ít xảy ra.
Những ǵ làm tăng
nguy cơ bị bệnh?
Những yếu tố
dưới đây (ngoài những ǵ đă nêu ở phần
“nguyên nhân”) có thể hoặc là gây ra đa axit uric hoặc
làm khớp dễ bị đóng axit uric :
- nam
(40-50 tuổi); nữ sau măn kinh
- tiền
sử gia đ́nh bị bệnh gout (nguy cơ 20%)
- thường
bị mất nước
- tổn
thương khớp
- xơ
vữa động mạch
- bệnh
tim
- tiểu
đường
- cao
cholesterol (mỡ trong máu)
- hẹp
động mạch
Chẩn đoán bệnh gout
Kiểm tra & xét
nghiệm
Cách duy
nhất để chẩn đoán bệnh gout là xét nghiệm
chất dịch ở khớp để xem có các tinh thể
axit uric không. Tuy nhiên, ở những người bị ngón chân cái
sưng cấp tính, đỏ và đau, th́ thường khó
lấy được dịch khớp.
Những kiểm tra
và xét nghiệm sau đây có thể giúp chẩn đoán và
điều trị bệnh gout:
- tiền
sử y lư & thể lực
- xét
nghiệm đo mức axit uric trong máu
- xét
nghiệm đo mức axit uric trong nước tiểu
Trong khi chiếu
X-quang các đầu chi (bàn tay, bàn chân)
đôi khi giúp chẩn đoán ở các giai đoạn cuối,
thường th́ X-quang không giúp chẩn đoán bệnh gout ở
thời kỳ đầu. Ở giai đoạn cuối,
các cục tophi hay cả các chỗ xương thoái hóa gần
khớp có thể trông thấy. cơn
đau gout thường khiến người bệnh đi
bác sĩ trước khi những thay đổi lâu dài có thể
phát hiện được bằng X-quang. Tuy
thế, X-quang có thể giúp loại bỏ các nguyên nhân gây
viêm khớp khác.
Cách điều trị
Mục tiêu điều
trị gout là giảm đau nhanh và pḥng những cơn
đau sau này cùng những tiến triển lâu dài, như hỏng
khớp và hư thận. Điều trị gồm có thuốc
và các bước thực hiện ở nhà để
ngăn chặn những cơn đau sau này.
Trị
liệu bệnh gout với thuốc nhằm giảm các triệu
chứng và các biện pháp lọai bỏ nguyên nhân gây bệnh. Liệu pháp cụ thể
c̣n tùy bạn đang bị cơn đau cấp tính hay
đang ngăn ngừa các cơn đau sau.
Để giảm
đau, sưng, đỏ, và nóng ở khớp bị
đau trong cơn tấn công cấp tính:
- cho
khớp bị đau được nghỉ
- uống
1 hay nhiều loại thuốc sau đây ngay khi có dấu hiệu
đầu tiên của cơn đau, theo toa bác sĩ:
* các loại thuốc
chống viêm không có steroid như ibuprofen (như thuốc cảm
Advil, Motrin…), naproxen (như Aleve, …) hay indomethacin. Hăy lưu ư rằng những loại thuốc này có
thể gây ra tác dụng phụ, gồm cả đau bao tử,
xuất huyết và loét bao tử. Hơn
nữa, các thuốc này có tác dụng nóc – giới hạn của
tác dụng giảm đau. Điều
này có nghĩa là trên liều lượng tối đa, th́
thuốc cũng không có thêm tác dụng giảm đau. Ngoài ra, nên tránh uống aspirin v́ nó có thể gây ra
thay đổi đột ngột về mức axit uric
trong máu và làm bệnh tệ hơn.
* colchixin
* corticosteroid
(ví dụ như Prednisone)
Mặc dù các loại steroid có thể làm giảm đau rơ rệt, chúng cũng có thể gây ra tác dụng phụ, kể cả loăng xương, chậm lành vết thương và suy giảm hệ miễn dịch. Đôi khi bác sĩ tiêm cortison vào khớp đau. Nhưng cách này vẫn có thể gây ra tác dụng phụ, và tiêm th́ không quá 3 mũi một năm.
* probenecid,
sulfinpyrazone
* kích thích tố
adrenocorticotropic
Một khi cơn
đau cấp tính đă qua, bác sĩ có thể đề nghị
trị liệu pḥng ngừa để làm chậm lại
hay tăng lên tốc độ cơ thể sản sinh ra
axit uric.
V́ béo ph́ có thể liên
quan đếnmức axit uric cao, bác sĩ thường chỉ
định chế độ ăn uống
đặc biệt để giúp giảm / kiểm soát trọng
lượng cơ thể. Nhưng kiêng cữ hay áp dụng
chế độ ăn uống quá nghiêm
nhặt có thể nâng mức axit uric và làm bệnh gout tệ
thêm.
Đa số bệnh nhân gout có thể ăn những ǵ ḿnh thích, trong giới hạn. Những người bị sỏi thận do axit uric có thể cần tránh hay giới hạn những thực phẩm (có nhiều purin) làm tăng mức axit uric như: cá ṃi, cá cơm, cá trích, ṣ ốc (như: paua, pipi, hến, trai), trứng cá, ṣ điệp, nước hầm xương, nước sốt (lấy từ ḷ nướng), óc, cật, gan, tim, lưỡi, bao tử, phèo/lá lách, và thịt đỏ (như thịt ḅ/cừu; nhất là thịt quay/ nướng); măng tây, nấm, đậu Ḥa lan, đậu lentil, và đậu ve. Hầu hết mọi người mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 150-200g thịt nạc heo/ḅ, thịt gà, hay cá. Những bệnh nhân gout có thể uống cà phê và trà, nhưng cần phải giới hạn mức cồn (nhất là bia và rượu). Để tống các tinh thể axit uric ra khỏi cơ thể, bệnh nhân gout nên uống mỗi ngày ít nhất 10-12 ly nước lă hay nước giải khát không cồn (loại ly thấp ¼ lít).
Thay đổi loại
thuốc trị cao huyết áp, nếu có uống.
Để ngăn ngừa
cơn đau tái phát:
Uống những loại
thuốc làm giảm mức axit uric trong máu:
- thuốc
giúp thận tăng sự ức chế axit uric: như
benzbromarone, probenecid (Benemid), sulfinpyrazone
- allopurinol
làm giảm mức cơ thể sản sinh axit uric
- colchicines
thường được chỉ định để
ngừa cơn đau bộc phát trong những tháng đầu
bạn dùng thuốc hạ axit uric.
Theo các bước
để giảm nguy cơ tái phát:
- Thừa cân là 1 yếu tố dễ mắc bệnh
gout. Nếu bạn thừa cân, 1 chế độ ăn ít
dầu mỡ có thể giúp bạn giảm cân. Tuy nhiên, các
chế độ ăn kiêng quá ít ca-lô-ri
lại làm cơ thể tăng lượng axit uric và có thể
gây ra cơn đau gout.
- Chất cồn có thể
làm thận giảm bài tiết axit uric ra nước tiểu,
làm tăng mức axit uric trong cơ thể. Bia,
rất giàu chất purin, h́nh như có hại hơn một
số thức uống có cồn khác.
- Các chế độ
ăn nhiều thịt và đồ biển
(là những thực phẩm giàu purin) có thể làm tăng mức
axit uric.
- Một số thuốc
có thể được chỉ định cho các bệnh
khác lại làm giảm mức thải axit uric của thận.
Gồm có các loại thuốc viên giảm muối
và nước trong cơ thể, niacin, hoặc thường
xuyên dùng aspirin. Trao đổi với bác sĩ về
các loại thuốc khác có cùng hiệu quả nhưng an toàn hơn đối với bệnh gout.
- Theo 1 chương
tŕnh thể dục vừa phải.
Đa số
bệnh nhân gout sẽ phải uống thuốc giảm axit
uric suốt đời. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp,
một số người có thể giảm mức axit uric
đến b́nh thường bằng cách kiểm soát trọng
lượng của ḿnh, không uống rượu, và tránh
dùng 1 số thuốc cho các bệnh khác.
Khi mức
axit uric trong máu cao nhưng không có triệu chứng đau,
th́ trị liệu là không cần thiết ở những
người khỏe mạnh. Tuy nhiên, những
người có mức axit uric quá cao có thể phải
thường xuyên xét nghiệm để xem dấu hiệu
tổn thương thận, và cần trị liệu lâu
dài để giảm mức axit uric cho đến mức
b́nh thường.
Nếu
bạn đă bị 1 cơn đau gout, bạn có nhiều
khả năng bị lại, nhất là nếu bạn không
dùng thuốc hay các trị liệu khác. Mục tiêu trị liệu
là ngăn ngừa các cơn tái phát sau này, giảm mức
axit uric, và phát hiện cũng như
điều trị các nguyên nhân gây cao axit uric.
Khi nào
phải đến bác sĩ?
Gọi hay đến
bác sĩ ngay nếu bạn có những triệu chứng
sau:
- đau
dữ dội ở 1 khớp, bộc phát rất nhanh
- sưng, mềm khớp
với lớp da bên trên nóng, đỏ.
Trong 1 cơn đau
gout, bạn có thể làm giảm nhẹ bằng cách uống
thuốc chống viêm không có steroid (NSAID), và để khớp
đau được nghỉ ngơi, cho
đến khi cơn đau chấm dứt. Khăn chườm nóng và nâng bộ phận có khớp
đau lên cao có thể giúp bạn cảm thấy đỡ
hơn.
Mặc
dù aspirin cũng là 1 NSAID, đừng dùng nó khi bị gout.
Bạn nhất thiết
phải đến bác sĩ cho dù cơn đau đă qua.
Axit uric tích tụ đă gây ra cơn gout có thể vẫn c̣n
tấn công khớp của bạn và cuối cùng có thể
làm tổn thương khớp. Bác sĩ có thể cho toa
để ngăn ngừa hay đảo ngược mức
tích tụ axit uric.
Ngăn ngừa
Không có cách nào đảm
bảo ngăn ngừa các cơn gout đầu tiên hay sau
đó, nhưng nếu bạn đă bị gout, bác sĩ có
thể chỉ định thuốc giảm nguy cơ hoặc
mức độ trầm trọng của những cơn
tái phát. Thuốc bao gồm allopurinol (như
Zyloprim, Aloprim) và probenecid. Uống hàng
ngày, chúng có thể làm chậm lại mức sản sinh và
tăng mức thải axit uric. Nói chung,
giữ cho mức axit uric trong giới hạn trung b́nh là then
chốt về lâu về dài trong việc ngăn chặn
gout.
Trần Thị Thái dịch từ
Website tiếng Anh
Ăn
uống đẩy lùi bệnh gút
Có thể nói nguyên nhân
trực tiếp gây bệnh gút (thống phong) là acid uric. Một trong những
biện pháp pḥng chống acid uric trong máu tăng cao là dùng các
thực phẩm không hoặc ít có nhân purin và có công dụng
tăng cường đào thải acid uric qua
đường tiết niệu.
Có thể dẫn ra một số
thực phẩm thông dụng như sau:
Rau
cần: cần trồng
dưới nước tính mát, vị ngọt, có công
dụng thanh nhiệt lợi thủy. Cần
trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có
công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Có thể dùng cả hai loại, đặc
biệt tốt trong giai đoạn gút cấp tính. Rau cần giàu các sinh tố, khoáng chất và
hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống
hoặc nấu canh ăn hằng ngày.
Súp lơ: là một trong những loại rau giàu
sinh tố C và chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có
dưới 75mg). Theo dinh dưỡng học
cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, công
dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là
thực phẩm thích hợp cho người có acid uric máu
cao.
Dưa
chuột: là loại rau
kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali và nhiều
nước. Muối kali có tác dụng lợi niệu nên
người bị gút cần ăn
nhiều dưa chuột. Theo dinh dưỡng
học cổ truyền, dưa chuột tính mát, vị
ngọt, công dụng thanh nhiệt lợi thủy, sinh tân
chỉ khát và giải độc nên có khả năng bài
tiết tích cực acid uric qua đường tiết
niệu.
Cải
xanh: cũng là loại rau
kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali và hầu như
không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng
giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị.
Sách Trấn nam bản thảo cho rằng
cải xanh c̣n có tác dụng lợi tiểu, rất thích
hợp với người bị bệnh gút.
Cà: cà pháo, cà bát, cà tím... đều có tác
dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông
lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây
cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu
như không chứa nhân purin. Nghiên cứu
hiện đại cho thấy cà c̣n có tác dụng lợi
niệu ở một mức độ nhất
định.
Cải
bắp: là loại rau
hầu như không có nhân purin, rất giàu sinh tố C và có
tác dụng lợi niệu. Sách Bản thảo cương
mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng "bổ
tinh tủy, lợi ngũ tạng
lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông
kinh hoạt lạc" nên là thực phẩm rất
tốt cho người có acid uric trong máu cao.
Củ
cải: tính mát, vị
ngọt, có công dụng lợi quan tiết, hành phong khí,
trừ tà nhiệt (Thực tính bản thảo), trừ
phong thấp (Tùy tức cư ẩm thực phổ),
rất thích hợp với người bị phong thấp
nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh
tố, nhiều nước và hầu như không có nhân
purin.
Khoai tây: là một thực phẩm kiềm tính,
giàu sinh tố C và muối kali. Trong thành
phần hóa học hầu như không có nhân purin.
Bí
đỏ: tính ấm,
vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, giảm
mỡ máu và hạ đường huyết, là loại
thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa
nhân purin, lư tưởng cho người bị cao huyết
áp, rối loạn lipid máu, béo ph́ và tăng acid uric trong máu.
Bí xanh: tính mát, vị ngọt đạm, có tác
dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện,
giải độc, giảm béo. Là loại
thực phẩm kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh
tố (đặc biệt là sinh tố C) và chứa rất
ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua
đường tiết niệu khá tốt.
Dưa
hấu: tính lạnh, vị
ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử,
trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali,
nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt
tốt cho những người bị gút giai đoạn
cấp tính.
Đậu
đỏ: c̣n gọi là xích
tiểu đậu, tính b́nh, vị ngọt chua, có công
dụng kiện tỳ chỉ tả, lợi niệu tiêu
thũng. Trong thành phần hóa học của
đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là
thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị
bệnh gút.
Lê và táo: hai loại quả tính mát, vị
ngọt, công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát
trừ phiền. Trong thành phần có chứa
nhiều nước, sinh tố, muối kali và hầu
như không có nhân purin. Là loại quả
kiềm tính, dùng rất tốt cho bệnh nhân bị
bệnh gút cấp tính và măn tính.
Nho: tính b́nh, vị ngọt, công dụng
bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi
tiểu tiện. Đây cũng là loại
quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và
hầu như không có nhân purin.
Sữa ḅ: là loại thực phẩm bổ
dưỡng giàu chất đạm, nhiều nước và
chứa rất ít nhân purin. Là thứ
nước uống lư tưởng cho bệnh nhân bị
bệnh gút cả cấp tính và măn tính.
Đậu
tương: có thể là
đậu tương và các chế phẩm từ
đậu tương, là các thực phẩm kiềm tính,
chứa ít nhân purin, giàu chất đạm, nhiều sinh
tố và khoáng chất, có khả năng tăng
cường bài xuất acid uric qua đường tiết
niệu.
Ngoài ra, người có acid uric máu cao
cũng nên trọng dụng các thực phẩm khác như cà
rốt, cà chua, măng, mướp, dưa gang, cải
trắng, mă thầy, hành tây, mía, chuối, cam, quít, đào,
anh đào, mơ, hạt dẻ... Tăng lượng
nước uống để kích thích thải acid uric ra
ngoài.
Kiêng
rượu thịt
Trong cơ thể, acid uric
được tạo thành từ ba nguồn: thoái giáng
từ các chất có nhân purin do thức ăn
đưa vào, thoái giáng các chất có nhân purin từ trong
cơ thể và tổng hợp các purin từ con
đường nội sinh.
Do đó, người có acid uric máu cao nên
kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm chứa
nhiều nhân purin như phủ tạng động vật
(gan, thận, năo, tụy...), thịt (lợn, dê, ḅ, cừu,
gà, vịt, ngan, ngỗng), thịt hun khói, chim cút, cá chép, cá
chạch, cá thờn bơn, cá hồi, lươn, nghêu, ṣ,
cua, rau chân vịt, rau câu, đậu Hà Lan, nấm, biển
đậu... Không dùng các đồ ăn
thức uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê,
rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt...
Người bị gút nặng, acid uric
máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ như ngày ăn
táo, ngày ăn dưa chuột, ngày ăn rau xanh để
hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu ăn táo hoặc dưa chuột mỗi ngày
dùng 1,5kg, chia thành 3-4 bữa. Nếu ăn
rau xanh mỗi ngày 1,5kg chia thành nhiều bữa dưới
các dạng nấu, xào hoặc làm nộm.
TS.BS HOÀNG KHÁNH TOÀN (Viện 108)