Điếc và Trợ Thính Cụ

Bác sĩ Nguyễn Ư Đức, Texas-Hoa Kỳ

 

 

Ngoài khả năng thu nhận âm thanh, thính giác c̣n có vai tṛ quan trọng trong việc trao đổi liên lạc thông tin giữa người với người cũng như giúp tâm hồn thư giăn khi nghe những lời nói dịu hiền hoặc những nhạc điệu nhẹ nhàng, thoải mái.

Thính giác hoạt động thường xuyên, khi ngủ cũng như thức. Một tiếng động nhẹ ban đêm cũng làm ta thức giấc. Một âm thanh xa vời cũng lọt vào tai dù ta có tập trung vào công việc đang làm.

Nhiều người thường không để ư tới giá trị của thính giác cho tới khi không nghe được nữa th́ mới ư thức điếc là một tai họa. Nạn nhân rơi vào t́nh trạng cô đơn, ngơ ngác không biết diễn tiến sự việc xảy ra ở chung quanh. Có người bị trầm cảm, buồn phiền thấy ḿnh như bị đặt ra ngoài sinh hoạt của gia đ́nh, xă hội.

Nhưng cũng có người, bịt tai chẳng thèm nghe những điều thị phi gossip, cho đỡ bận tâm. Hoặc  “điếc không sợ súng”, tỉnh bơ việc ḿnh ḿnh làm, chẳng cần để ư tới công luận.

 

Trước khi nói tới điếc và máy trợ thính, xin nhắc qua về cơ quan thính giác và nguyên nhân gây ra điếc.

 

Cơ quan thính giác

Cơ quan thính giác hoặc tai có ba phần chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

1-Tai ngoài

Tai ngoài giống như một ống loa, mở rộng để đón nhận âm thanh, tiếng động, đưa vào trong tai.

Màng nhĩ phân cách tai ngoài với tai trong. Khi được kích thích, màng nhĩ rung động và chuyển âm thanh vào tai trong.

Một âm thanh hoặc áp suất mạnh có thể làm màng nhĩ rách và đưa đến mất thính giác. Màng nhĩ rách, nước hoặc vi khuẩn ở tai ngoài có thể làm tai giữa bị bệnh nhiễm. V́ thế khi bơi lội nên pḥng tránh nước vào tai với cục bông g̣n có tẩm sáp không thấm nước.

            Ống tai ngoài cũng có chất dầu nhờn gọi là ráy tai, mà khi nhiều, có thể cản trở sự dẫn truyền âm thanh. Thường th́ ráy tai tự nhiên tiêu tan. Nếu ráy tai lấp kín, nên nhờ bác sĩ lấy ra để tránh tổn thương màng nhĩ. Nhiều người có thói quen dùng tăm quấn bông g̣n để ngoáy ngoáy, chùi chùi lỗ tai, lấy làm thích thú lắm. Nhưng làm như vậy nhiều khi lại đẩy ráy sâu vào trong tai. Chỉ cần lau ống tai hàng ngày bằng khăn mặt cũng đủ sạch rồi.

 

2-Tai giữa

Tai giữa thông với cuống họng qua ống Eustache. V́ thế khi cuống họng nhiễm độc th́ tai giữa cũng bị lây và thính giác có thể tạm thời gián đoạn.

Tai giữa có ba miếng xương nhỏ nối tiếp với nhau để chuyển âm thanh vào các giây thần kinh. Các xương này rất dễ bị hư gẫy khi sọ bị chấn thương hoặc nhiễm trùng, gây ra mất thính giác. Xương bị chấn thương có thể điều trị bằng giải phẫu.

 

3-Tai trong

Tai trong chứa bộ phận quan trọng nhất của thính giác là các sợi tóc với các dây thần kinh tiếp nhận âm thanh và điều ḥa sự thăng bằng của cơ thể.

Tai trong được bao che bởi một hệ thống xương rất kiên cố, chỉ hư hao khi xương sọ bị chấn thương nặng.

Tuy nhiên, với các tiếng động liên tục và mạnh, như tiếng động cơ máy bay, tiếng súng lớn, tiếng nhạc khí rock, các giây thần kinh thính giác có thể bị suy yếu dần và đưa tới mất thính giác. Sự mất này không chữa được, dù bằng giải phẫu hay dược liệu tân tiến.

Sự nghe xẩy ra khi những làn sóng của âm thanh tiếp cận với các cấu trúc ở trong tai. Tai sẽ chuyển sóng này ra các tín hiệu thần kinh, nhờ đó năo bộ có thể nhận biết là âm thanh.

Sóng âm thanh vào tai ngoài, gây rung động màng nhĩ. Màng nhĩ và ba xương nhỏ ở tai trong khuếch đại rung động đó rồi chuyển vào tai trong. Nơi đây, sóng âm thanh được cả ngàn sợi tóc nhỏ và dung dịch chất lỏng phiên dịch thành các tín hiệu điện năng trước khi lên năo bộ để được nhận diện là tiếng nói, tiếng cười, tiếng ta hoặc tiếng tây.

 

Thính giác có thể yếu hoặc điếc hoàn toàn.

Có ba loại điếc chính:

-Điếc dẫn truyền gây ra do bệnh tật, tắc nghẽn tai ngoài hoặc tai trong. Bệnh có thể chữa được bằng dược phẩm, giải phẫu hoặc mang trợ thính cụ.

-Điếc do tổn thương dây thần kinh và sợi tóc ở tai trong. Máy trợ nghe có thể giúp người điếc nghe được, nhưng âm thanh thường hay bị biến đổi, nên khó nghe.

-Điếc v́ tổn thương tế bào thần kinh năo phụ trách sự nghe.

 

Nguyên nhân Điếc

 Sau đây là một số nguyên nhân:

1-Điếc có thể do thừa kế: Nếu cha hoặc mẹ bị điếc th́ con có nhiều rủi ro cũng bị điếc.

2-Suy yếu thính giác trước hoặc sau khi em bé sinh ra v́ sanh thiếu tháng, bé thiếu dưỡng khí, mẹ bị các bệnh giang mai, bệnh ban đào (rubella) trong khi có thai hoặc do mẹ dùng thuốc độc hại cho tai trong thời kỳ mang thai...

3-Bệnh nhiễm như viêm màng năo, sởi, quai bị, viêm tai trong măn tính, nước vào tai trong

4-Do tác dụng độc của dược phẩm (kháng sinh streptomycin, thuốc trị sốt định kỳ)...vào bộ phận nghe ở tai trong

5-Chấn thương năo sọ hoặc tai

6-Xơ cứng xương tai là một rối loạn di truyền đưa tới mất thính giác: Xương ở tai trong tăng sinh khiến cho xương bàn đạp dính vào cửa sổ bầu dục và gây trở lại cho việc dẫn truyền âm thanh vào tai trong. Trường hợp này có thể giải phẫu chữa được.

7-Ngồi trên phi cơ cũng có thể bị giảm thính giác tạm thời. Đó là khi áp suất không khí ở tai giữa mất cân bằng, nhất là lúc máy bay đáp xuống. Để tránh khó khăn này, nên mở rộng miệng và nuốt mạnh để mở ống Eustache.

8-Người cao tuổi thường hay bị mất thính giác nhiều hơn so với các tuổi khác. Trên 60 tuổi, cứ ba vị th́ một vị nghễnh ngăng. Trên 75 tuổi th́ quá nửa các cụ bị kém nghe.

Trong đại hội hàng năm họp ngày 17 tháng 2 năm 2007 vừa qua của Hội American Association for the Advancement of Science tại San Francisco, chuyên gia Streven Greenburg báo động rằng vào năm 2050 sẽ có khoảng 50 triệu người cao tuổi ở Hoa Kỳ bị suy yếu thính giác. Lư do là tuổi thọ ngày càng cao dẫn tới  suy yếu dây thần kinh thính giác, tiếng động cơ khí trong môi trường cũng gia tăng. Hơn nữa người cao tuổi cũng dùng nhiều thuốc hơn, và một số thuốc cũng gây tác dụng xấu lên thính giác.

9-Nguyên nhân trầm trọng nhất là khi tai phải liên tục nghe các âm thanh quá mạnh như tiếng súng lớn, nhạc quá ồn ào, làm việc trong cơ xưởng nhiều máy móc phát âm.

10-Bít ống tai như khi ráy tai quá nhiều hoặc có dị vật lọt vào tai.

 

Ngay từ khi mới sinh ra, trẻ em có thể đă bị điếc. Do đó các em cần được xét nghiệm, đo khả năng nghe để t́m ra bệnh và điều trị. Trẻ em bị điếc thường chậm biết nói, học hiểu, tiếp nhận kiến thức và gặp nhiều khó khăn tại trường học, với bạn bè.

 

Trắc nghiệm thính giác

Sau đây là một số câu hỏi trắc nghiệm khả năng nghe:

            -Bác có phải cố gắng nghe lắm mới hiểu được người khác đang nói ǵ?

            -Bác có khó khăn khi nghe điện thoại?

            -Bác có gặp khó khăn theo dơi khi hai, ba người cùng nói một lúc?

            -Bác có khó khăn nghe khi có những âm thanh vọng lại từ phía sau?

            -Có ai than phiền bác mở TV quá lớn không?

            -Có bao giờ bác phải yêu cầu người khác nhắc lại điều họ vừa nói không?

            -Có bao giờ bác thấy người khác nói quá nhỏ và không rơ ràng?

            -Có bao giờ bác hiểu nhầm lời nói của người khác và trả lời không đúng?

            -Bác có cảm thấy bối rối v́ hiểu nhầm ư nghĩa lời nói của người khác?

Nếu trả lời CÓ cho hơn ba câu hỏi vừa kể, th́ nên đi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên gia thính lực (audiologist) để kiểm tra khả năng nghe.

 

Trợ thính cụ

Máy nghe hay trợ thính cụ (hearing aids) đă được sử dụng từ nhiều ngàn năm.

 Cách giản dị nhất là ta cụm bàn tay lại trước vành tai để đón- đưa âm thanh vào ống tai khi ta muốn nghe tiếng nói từ đằng xa vọng tới hoặc khi muốn nghe âm thanh trong đám đông người. Đây là khi tai không bị tổn thương, chứ mà tai bị hư hao th́ cách này không công hiệu.

Dụng cụ trợ nghe đầu tiên được sáng chế vào thế kỷ thứ 17, h́nh dạng giống như một bông hoa kèn gọi là ống loa. Đầu nhỏ của ống để gần lỗ tai người nghe, đầu to nơi miệng người nói, như vậy âm thanh sẽ được tập trung vào tai.

Phải đợi tới thế kỷ thứ 20 trợ thính cụ điện tử mới được thành h́nh  và mới thực sự giúp cho người bị khiếm khuyết thính giác nghe được, đặc biệt là khi những sợi tóc ở  hoặc dây thần kinh thính giác ở tai trong bị tổn thương.

Nguyên tắc của trợ thính cụ là khuếch đại âm thanh. Máy giúp hầu hết trường hợp mất nghe v́ bệnh ở tai ngoài và tai giữa và một số trường hợp do dây thần kinh hư hao, nhưng máy không giúp được ǵ nếu bị mất thính giác hoàn toàn.

Có nhiều loại máy khác nhau nhưng có cùng nguyên tắc: một microphone thu âm thanh, chuyển ra luồng điện, được khuếch thanh để có thể nghe được. Ngoài microphone, máy gồm có một bộ phận khuếch đại, một loa, một bộ phận gắn vào tai và nút điều chỉnh âm thanh cao thấp.

Các máy đều dùng điện năng của một cục pin nhỏ. Máy có thể mang ở ngoài tai hay đặt trong lỗ tai.

Máy đeo ngoài tai (Postauricular aid) giá tương đối rẻ hơn, rất đáng tin cậy và khi hư, sửa chữa dễ dàng. Nhược điểm là người ngoài nh́n thấy máy, cho nên nhiều người không thích.

Máy đặt trong tai nhỏ hơn, thông dụng hơn và bắt được đủ loại âm thanh cao thấp nhưng đắt hơn. Nói chung, giá tiền mỗi máy xê xích từ 800 mỹ kim tới 4000 mỹ kim. Thường thường, phải thay trợ thính cụ mỗi năm năm.

Trong khi mang máy trợ nghe, không nên xịt keo ép tóc để tránh hư hại máy. Đừng để máy nơi quá nóng và thay cục pin theo chỉ dẫn của nhà sản xuất máy.

 

Nếu dùng trợ thính cụ lần đầu th́ cần hợp tác với chuyên viên đo thính giác để điều chỉnh máy cho tới khi nghe không trở ngại rồi hăy mua. Có khi thời gian thử máy kéo dài cả hai, ba tháng. Chuyên viên sẽ giúp ta lựa máy thích hợp với loại khiếm khuyết thính giác của ḿnh.

 

Người vẫn bị điếc nặng mặc dù đă mang trợ thính cụ có thể được giải phẫu đặt cấy một dụng cụ điện tử nhỏ xíu vào cơ quan xoắn ốc (Cochlear). Đây là bộ phận tham dự vào việc nhận và phân tích âm thanh. Với dụng cụ này, người điếc có thể nghe và phân biệt âm thanh ở chung quanh, thay đổi giọng nói để tiếng nói rơ ràng hơn. Chi phí giải phẫu tốn từ 5000 tới 30,000 mỹ kim, nhưng nhiều bệnh nhân cho là “rất đáng đồng tiền bát gạo”. V́ họ nghe tốt hơn rất nhiều.

 

Pḥng ngừa suy yếu thính giác

Để pḥng tránh mất thính giác:

1-Khi tai bị nhiễm trùng, cần được điều trị tới nơi tới chốn để tổn thương tai rồi bị điếc.

2-Đừng cố lau chùi lỗ tai với vật sắc hoặc tăm quấn bông g̣n, để tránh tổn thương cho ống tai và đẩy ráy sâu vào tai.

3-Tránh nơi có tiếng động quá to, che lỗ tai với nút bịt tai (ear plug).

4-Khi màng nhĩ bị thủng, tránh để nước vào tai trong. Khi bơi lội cần có nút bịt tai.

5-Khám bác sĩ ngay khi nghi là tai bị nghễnh ngăng, nhiễm trùng tai hoặc ù tai.

6-Khi làm việc trong môi trường nhiều tiếng động, nên đo thị giác theo định kỳ để sớm phát hiện khó nghe và áp dụng phương thức pḥng tránh điếc.

           

Đối thoại với người suy yếu thính giác

-Khi nói với người suy yếu thính giác mang trợ thính cụ, không nên hét to vào tai họ. Hét như vậy càng làm cho họ mất b́nh tĩnh mà không giúp ǵ thêm cho việc nghe.

-Bắt đầu nói chuyện bằng cách gợi sự chú ư của họ để họ biết là ḿnh đang nói với họ.

-Đối diện với người điếc v́ họ có thể đoán ra âm thanh khi nh́n môi cử động và sắc mặt người nói.

-Nói hết sức chậm răi, rơ ràng từng chữ. Đừng hạ giọng ở cuối câu nói. Ra dấu hiệu thêm bằng tay để họ dễ hiểu hơn.

-Đi thẳng vào vấn đề: nói về việc ǵ, ai là chủ động, xảy ra khi nào và ở đâu rồi đi vào chi tiết sự việc.

-Nếu họ yêu cầu nhắc lại điều ǵ th́ dùng chữ khác cho rơ nghĩa hơn.

-Khi cảm thấy là họ chưa hiểu th́ nhẹ nhàng nhắc lại v́ nhiều khi họ ngần ngại không dám hỏi.

 

Với người có khó khăn nghe:

-Đối diện với người ḿnh nói chuyện để có thể đoán lời nói qua cử chỉ của tay và qua môi mấp máy

-Dẹp bỏ các âm thanh ở gần như từ radio, TV

-Yêu cầu người đối thoại nói chậm và rơ ràng

-Chọn nơi im lặng để nói chuyện

-Mang trợ thính cụ

 

Kết luận

Điếc không chỉ là vấn đề của cá nhân người điếc, mà đă được các nhà y tế quốc gia cũng như quốc tế quan tâm như một vấn nạn xă hội.

Số người bị điếc ngày càng nhiều v́ dân số gia tăng và tuổi thọ cao hơn. Theo ước lượng vào năm 2005 của Y tế Thế Giới (WHO), hiện nay có khoảng 276 triệu người ở khắp nơi bị suy yếu hoặc mất thính giác hoàn toàn. 80% những người này nằm trong giai tầng có lơi tức thấp của quốc gia. 1/4  các trường hợp điếc này xẩy ra ở tuổi thiếu thời. Đời sống của họ bị ảnh hưởng trầm trọng v́ khả năng sàn xuất kém.

Hơn nữa, tại nhiều quốc gia đang phát triển, chỉ có 1 trong số 40 người điếc có thể có máy trợ nghe, v́ máy quá đắt và số máy sản xuất cũng chỉ đáp ứng được cho 10% người điếc.

            Ngày 18 tháng 10 năm 2006, WHO đă liên kết với nhiều tổ chức từ thiện trên thế giới để khích lệ sản xuất và cung cấp máy trợ nghe với giá phải chăng cho người điếc, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển cũng như tại các cộng đồng c̣n gặp khó khăn kinh tế.

Ngoài ra, WHO cũng có những chương tŕnh pḥng chống điếc, tập trung vào ba nguyên nhân thường thấy. Đó là giảm thiểu sử dụng các dược phẩm có tác dụng độc hại tới thính lực, pḥng ngừa và chữa trị bệnh viêm tai trong, giảm thiểu tiếng động quá mạnh.

Theo cơ quan này, 50% điếc có thể pḥng tránh được qua chủng ngừa các bệnh gây điếc, sớm phát hiện nguyên nhân gây điếc và điều trị bệnh.

Đây là điều đáng mừng. Để bớt đi những “hoạt cảnh” vui vui như:

“Điếc hay ngóng, ngọng hay nói” hoặc:

“Ông nói gà, bà nói vịt”.