HOÀNG HẠC LẦU
Hà xứ Thần Tiên kinh kỷ thì
Do lưu Tiên tích thử giang mi?
Kim lai cổ vãng Lư Sinh mộng
Hạc khứ lâu không Thôi Hạo thi.
Hạm ngoại yên ba chung diểu diểu
Nhản trung thảo thụ thượng y y.
Trung tình vô hạn bằng thùy tố
Minh nguyệt thanh phong dã bất tri.
Nguyễn Du
CHÚ THÍCH
KINH : Qua, trải qua
DO : Còn
LƯU : Ðể lại
GIANG MI : Bờ sông , ven sông
Câu 1+2 : Tù bấy đến nay, Thần Tiên đã đi biệt đến xứ nào rồi , chỉ còn vết tích lưu
lại ở bên sông nầy.
LƯ SINH MỘNG : Chuyện kể đời DÐường có anh chàng họ Lư thi hỏng, trên đường
về nghỉ trọ trong quán, gặp Ðạo Sĩ cho mượn cái gối để ngủ .Chàng nằm mộng thấy
mình thi đỗ, làm quan đến chức Tể Tướng , hưởng mọi vinh hoa phú quí. Trong khi đó
thì chủ quán đang nấu một nồi kê vàng (hoàng lương) Ðến khi Lư Sinh tỉnh mộng
thì nồi kê vẫn chưa chín! Giấc mơ nầy còn có tên là giấc Hoàng Lương, Giấc Nam Kha .
THÔI HẠO THI : Thơ Thôi Hạo đề ở lầu Hoàng Hạc .
CÂU 3 : Có thể hiểu hai cách .
1/ Xưa qua nay lại, thời gian qua mau thấm thoát như là giấc mộg của thư sinh .
2/ Từ xưa đến nay, đời người như giấc mộng ,khi tỉnh mộng rồi tay trắng vẫn trắng tay.
HẠM NGOẠI : Ngoài hiên, ngoài cửa sổ
DIỂU DIỂU : Rất nhỏ, rất xa.
YÊN BA : Khói sóng .
NHẢN TRUNG : Trong mắt, trong tầm nhìn .
THƯỢNG : Con .
Y Y : Như củ.
CÂU 3+4 : Từ xưa đến nay, giấc mộng của chàng Lư đều như thế .Làu vàng, hạc đã
bay, chỉ còn bài thơ đề của Thôi Hạo mà thôi.
CÂU 5+6 :Nhìn qua cửa sổ, thấy nơi xứ xa có khói sóng phủ trên sông. Nhìn chung
quanh thì thấy cây cỏ cũng như trước,không có gì thay đổi.
TRUNG TÌNH : Tình cảm trong lòng .
BẰNG : Nương vào,tựa vào.
THÙY TỐ : Tỏ cùng ai?
DÃ : Cũng vậy.
CÂU 7+8 : Trước cảnh sinh tình, tình cảm chan chứa biết tỏ cùng ai đây ?
Trong khi đó trăng thanh gió mát cũng chẳng hay biết gì!
BÀI DỊCH:
1. Thầy NGUYỄN TAM
LẦU HOÀNG HẠC
Biền biệt thần tiên tự bấy nay
Còn lưu vết tích bến sông này.
Lư Sinh mộng tỉnh, xưa nay thế
Thôi Hạo thơ còn, hạc đã bay.
Ngoài cửa sông xa hơi khói phủ
Chung quanh cảnh cũ cỏ cây bày.
Sự lòng biết tỏ cùng ai nhỉ ?
Gió mát trăng thanh đã chẳng hay !
2. NGUYỄN MÃO:
Thánh thần biệt tích đã bao lâu
Sao tại sông này còn dấu Tiên?
Thấm thoát xưa nay Sinh vẫn mộng
Hạc xa lầu vắng với Thôi thơ
Ngoài hiên khói sóng cũng xa thẳm
Trước mắt cỏ cây vẫn giống xưa
Vơi hết nỗi lòng ai biết tỏ
Dạ còn chẳng thiết gió cùng trăng
3. NGUYỄN THỊ ÁNH NGA:
Thần tiên mất hút đã lâu rồi
Bến sông dấu vết vẫn còn thôi
Xưa nay cõi mộng Lư Sinh vẫn
Thơ Thôi còn đấy hạc xa xôi
Thăm thẳm ngoài sông đầy sương khói
Nhìn quanh cây cỏ chẳng đổi thay
Tơ lòng này biết cùng ai nói
Trăng thanh gió mát cũng chẳng hay
4. Thầy VŨ ÔN ĐÌNH:
Thần tiên đi mất ngàn xưa !
Còn lưu dấu vết bên bờ sông đây
Cuộc đời như giấc mộng dài,
Hạc đi, lầu vắng, thơ Ai lưu truyền
Xa xa khói sóng triền miên,
Chung quanh cây cỏ im lìm sớm trưa
Cùng ai tâm sự cho vừa ?
Trăng trong gió mát từ xưa vô tình !
NGUYỄN TAM:
Cám ơn Anh Ðình đã đóng góp một bài thơ dịch Lục Bát rất hay.
Trong tiếng Việt ta,chữ AI được dùng khá linh hoạt :
- AI công hầu, AI khanh tướng.
Chốn trần AI, AI dễ biết AI.
- Hỏi rằng lòng đã nhớ AI ?
Thì lòng nhẹ đáp: còn AI nữa mình !
Chữ AI trong câu 4 chắc mỗi người đều hiểu là AI, mặc dầu Anh Ðình không nói đó là AI?
NGUYỄN MÃO:
Người ta nói tiếng Hán nhất tự lục nghì, tiếng Việt trong tay thầy Ðình lại phong phú đến cả mười
lần chữ Nho...đệ tử này không bao giờ có thể hiểu hết ý của Thầy nói?
Nếu thầy hỏi :
- Này...có biết "ai" thương nhớ ai không thì đệ tử cũng đành ú ớ thôi.....hhhhe
thầy mà thương nhớ ai thì chỉ có trời mới biết nổi.....
VŨ ÔN ĐÌNH:
Ðại Sư Huynh Lệnh Hồ & Ðông Phương Mão ơi! "Chữ dùng "của một "thâm Nho "như Mão còn bí-ẩn và sâu-sắc hơn tôi nhiều mà.
Tuy nhiên khi Ai mà thương Ai thì ngoài Trời còn Ai cũng phải biết chứ ?
|