VN Lịch sử trường thi – Phần 7

VIỆT NAM LỊCH SỬ TRƯỜNG THI – PHẦN 7

Các bạn thân mến,

Ba đời Ngô, Đinh và Tiền Lê rất ngắn.
– Nhà Ngô chỉ được 3 đời vua, kể luôn cả Dương Tam Kha, tổng cộng 26 năm,
– Nhà Đinh chỉ được 2 đời vua với 14 năm,
– Nhà Tiền Lê với 3 đời vua được cả thảy 29 năm.
Cả 3 đời nầy đều giống nhau ở chỗ khời đầu với một vị anh hùng có tài nhưng người kề vị thì hèn kém để bị mất ngôi một cách nhanh chóng. Vậy lý do nào khiến lịch sử đã diễn ra như thế?
Theo tôi, có 3 nguyên nhân chính yếu:

1/ Qua hơn một ngàn năm bị lệ thuộc, nhân dân ta đã mất ý thức tự chủ của thời Hồng Bàng và Thục. Những cuộc nổi dậy rải rác chỉ là phản ứng tự nhiên do sự bóc lột và tàn ác thái quá của quan lại Tàu, chứ không phải do một ý thức thục sự về nền tự chủ quốc gia.

2/ Người Tàu không cho chúng ta cơ hội đào tạo nhân tài mà chỉ dạy chúng ta lễ nghĩa của Trung hoa để tạo sự sùng bái thiên triều, cam tâm làm nô lệ. Thỉnh thoảng cũng có một vị anh hùng xuất hiện, do thiên tư bẩm sinh (hay do hồn thiêng đất nước?), chứ không do đào tạo mà ra. Khi vị anh hùng đó qua đời, người nối nghiệp quá tầm thường, nên cơ nghiệp không được trường tồn.

3/ Ý thức quốc gia chưa phát triển, vì vậy ý thức về quyền lợi của dân tộc chưa có; con người chưa biết đoàn kết và nhân nhượng lẫn nhau mà luôn luôn hành động vì quyền lợi của riêng mình. Do đo, sự tranh giành ngôi báu luôn luôn xảy ra, làm cho một triều đại khó kéo dài được lâu.

Tóm lại, cả 3 nguyên nhân kể trên là do sự ấu trĩ về chính trị của dân mình vào thời đó. Qua 3 triều đại “lót đường” kể trên, từ đời Lý trở đi, bệnh ấu trĩ chính trị đã không còn nữa, tinh thần quốc gia và tôn quân được xác lập, chế đô quân chủ thực sự phát huy tác dụng, nhà vua được nhân dân trọng nễ và tín nhiệm, do đó nhà Lý và các triều đại sau được kéo dài với nhiều đời vua, ý thức tự chủ của nhân dân được vững chắc.
Ngoài ra, với sự đào tạo nhân tài qua giáo dục và thi cử, xã hôi Việt Nam trở nên văn minh, biết đoàn kết, nhờ đó chống lại được âm mưu sát nhập và đồng hóa của Trung quốc.

Trên đây là ý kiến của riêng tôi, nếu được các bạn vui lòng góp ý thì hay vô cùng.
Đọc lịch sử để hiểu biết các giai đoạn trong quá trình tiến hóa của dân tộc, để biết ông cha của chúng ta phải đổ biết bao công sức, để hãnh diện về tinh thần bất khuất của những vị tiền bối anh hùng. Chính nhờ vậy, chúng ta mới cảm thấy lòng yêu nước dào dạt trong lòng mình. Trong tất cả tình yêu mà con người có thể có, lòng yêu nước là cao quý hơn cả!

Tống binh Nam tiến hai đàng,
Một đàng đường bộ băng ngang núi rừng.
Đến Lạng Sơn chúng dừng ngơi nghỉ,
Đợi lệnh thì trực chỉ đồng bằng.
Đàng kia thuyền cứ băng băng,
Tiến vào dòng nước Bạch Đằng tấn công.
Toán quân nầy vừa đông vừa mạnh,

Nên quân ta phải tránh giao tranh.
Cầm quân phải tính toán nhanh,
Nếu không chắc thắng thì đành lánh xa.(880)
Tránh mũi nầy quân ta dồn sức,
Phía Lạng Sơn lập tức hành quân.
Dụ quân Tàu tiến dần dần.
Đại quân chúng đã đến gần Chi Lăng.
Chúng ỷ đông hung hăng khinh địch
Bên quân ta phục kích sẵn rồi.
Vạn quân núp dưới chân đồi, 

Lặng im chờ đón con mồi đến kia.
Tiếng pháo lệnh như tia sấm chớp,
Quân Nam ta lớp lớp hiện ra (890)
Vung gươm chém giết không tha,
Núi rừng vang dội tiếng la rền trời.
Nửa quân Tàu lìa đời nằm xuống,
Còn nửa kia luống cuống kêu vang.
Tướng Hầu Nhân Bảo đứt ngang,
Còn hai bộ tướng đầu hàng quân ta.
Nghe bộ binh mình đà tan vỡ, 

Thủy binh Tàu hoảng sợ vô cùng.
Toàn quân đều thấy hãi hùng,
Nên cùng một lúc rùng rùng rút lui.(900)
Địch đi rồi mình vui chiến thắng,
Vua Đại Hành cũng chẳng huênh hoang.
Sắm ngay lễ vật đàng hoàng,
Chọn người làm sứ để sang cống Tàu.
Hai bộ tướng cũng mau được trả,
Nên Tống triều cũng khá hài lòng
Nước mình đỡ phải đề phòng 

Bắc phương xâm lược trong vòng nhiều năm.
Tan giặc rồi thì chăm việc nước,
Dân an cư cũng được lâu dài.(910)
Xuất thân là một tướng tài,
Đại Hành tiếp tục lập vài chiến công.
Đánh Chiêm Thành quân xông lướt tới,
Chiếm xóm làng cho tới kinh đô.
Trở về rừng núi tiến vô,
Dẹp tan các động phản đồ mới thôi.
Hăm bốn năm ở ngôi cao cả, 

Nợ nước vua đã trả xong đời.
Bây giờ đến lúc về trời.
Định người kế nghiệp rồi rời cõi dương.(920)
Lê Long Việt đường đường thái tử,
Tiếp ngôi vua để giữ Lê triều.
Ai dè Long Đỉnh, tên liều,
Giết anh để thực hiện điều soán ngôi.
Được ngôi báu thì rồi tác quái,
Vô lương tâm, tính lại hung tàn.
Thú vui thì thực dã man, 

Đốt người, trấn nước, moi gan, chặt đầu.
Lại thèm thuồng nhu cầu sinh dục,
Lòng hoang dâm chẳng lúc nào vơi.(930)
Cũng vì quá độ chơi bời,
Bịnh kia mãn tính chẳng rời tấm thân.
Buổi thiết triều, quần thần tập họp,
Bịnh nên đành nằm mọp trên ngai.
Đời sau mới gọi chẳng sai,
Ngọa Triều, hậu thế chê bai muôn đời.
Sau bốn năm thì rời trần thế,

Lòng ác kia đâu dễ ai quên.
Cho nên từ dưới lên trên,
Mọi người nhất quyết xóa tên Lê triều.(940)
Tìm một quan được nhiều người quý
Đưa lên ngôi cho phỉ lòng dân.
Xem ra trong đám triều thần.
Chỉ ông họ Lý có phần đế vương
Lý Công Uẩn người đương nỗ lực,
Để đảm đương một chức đại quan.
Khi xưa đệ tử rất ngoan. 

Thiền sư Vạn Hạnh hoàn toàn tin yêu.

Nên đại thần trong triều đề ghị
Quan điện tiền họ Lý lên ngôi.(950)

 

(Xem tiếp Phần 8)

You may also like...

Leave a Reply