Cái Duyên

 

Vơ Thi L.

(Khóa 4)

 

 

Chuyện ǵ xảy ra trong đời ḿnh đều có một cái duyên. Tôi tin như thế.

            Cái duyên giữa tôi với trường Trung Học Thủ Đức là cái duyên chưa bao giờ hẹn. Tôi sinh tại Saigon. Học Tiểu học tại Saigon. Thủ Đức là một nơi tôi chỉ được đi ngang qua trong những lúc ngồi trên xe đ̣ về quê ngoại ở Dĩ An. Tôi có rất nhiều kỷ niệm nơi Dĩ An như những buổi chiều thả diều cùng đám em bà con, tập lái xe đạp té sướt đầu gối, thả rong vào các xóm hái ổi, xoài, gói theo đường cát trắng vào vườn dưa gang mua ăn tại chỗ… Thủ Đức vẫn là một nơi xa lạ với tôi, ngoài bến xe đậu chỗ Cầu Ngang và bến xe đậu ở dốc Con Gà Quay.

            Sau khi thi đậu Tiểu Học, tôi thi vào trường Gia Long: rớt!! Tôi học lớp Tiếp Liên, năm sau thi trường Trung Vương: rớt luôn!! Tôi học khá giỏi, nhưng những đứa thi đậu vào các trường này c̣n giỏi hơn tôi đến hai, ba lần. Buồn t́nh, không thèm cố gắng nữa. Ba tôi ghi tên cho tôi vào trường Lê Quư Đôn. Má tôi cằn nhằn hoài: con gái học chi nhiều? Biết đọc, biết viết là đủ rồi. Lại buồn t́nh, tôi đi học thêu áo dài. Mấy bà D́ ở Dĩ An la má và “ra lịnh” cho tôi phải lên Dĩ An ở nhà D́ để đi học tiếp. Do đó, tôi vào lớp đệ Thất trường Bán Công Dĩ An. Thỉnh thoảng chị tôi và mấy người bạn hay rủ nhau xuống chợ Thủ Đức mua vải may quần áo, ăn nem nướng.. có tôi đeo theo ăn và biết thêm một chút về (chợ) Thủ Đức.

            Ba tôi chuyển chỗ làm về B́nh Triệu, nên bán nhà ở Saigon, mua căn khác nằm trên Quốc Lộ 1, gần cầu G̣ Dưa và bến đ̣ B́nh Quới. Xong đệ Thất, tôi muốn trở về sống với ba má. Từ đó, tôi bắt đầu làm dân Thủ Đức nhưng ghi tên học đệ Lục trường trung học Hưng Đạo II ở Saigon. Mỗi ngày, tôi đón xe đ̣ đi học, chiều lên xe đ̣ ngồi trở về nhà. Vẫn không biết chuyện ǵ đang xảy ra tại Thủ Đức.

            Một hôm, đứa bạn thân học chung lớp trường Bán công Dĩ An, đùng đùng chạy vào nhà, la lên:

                                 - Ê! Mày có nộp đơn xin thi chưa?

   -Thi cái ǵ?

   -Thi vào lớp Đệ Lục. Mầy không biết ǵ sao?

   -Không. Tao đang học đệ Lục, c̣n thi thơ ǵ nữa?

Nó lôi ra hai cái đơn, ch́a cho tôi:

   -Đây nè, Trường Trung Học Công LậpThủ Đức đang tuyển học sinh vào lớp Đệ Lục và Đệ Ngủ, tao ở Dĩ An c̣n nghe tin này, mầy ở đây bộ điếc hă?

Tôi nh́n vào cái đơn bằng hai con mắt mở lớn. Con bạn nói thật chứ đâu có giỡn? Nó đưa tôi một cái:

   -Tao sợ điền sai nên xin hai cái, thôi mày lấy một cái đi. Ráng thi để hai đứa ḿnh đi học chung.

Tôi điền vào cái đơn nhưng ḷng chẳng hề hy vọng. Dễ ǵ lọt vào được trường công? Hai lần thi rớt, nỗi đau chỉ vơi được nửa. 

Đến ngày thi, môn nào tôi cũng làm xong, chỉ trừ môn Anh Văn. Khi nộp đơn, tôi không để ư, thông báo tuyển học sinh với môn sinh ngữ là Anh Văn. Sinh ngữ tôi học trong Đệ Thất là Pháp Văn. Dù đứng hạng nhất, nh́ môn này, tôi cũng ngồi như thằng ngáo một lúc lâu, xoay qua một anh học tṛ bên cạnh, hỏi nhỏ:

     -Anh ơi, câu số năm hỏi ǵ vậy?

     -Đổi ra số nhiều, thêm “s” vào.

Tôi mừng quá, nhắm mắt thêm “s” đủ mọi chỗ. Câu số bảy, tôi đoán là đổi th́ hiện tại sang quá khứ. Tôi nhắm mắt thêm “ed” (nhờ có học được một chút Anh văn trong 2 tháng hè vừa qua). Không hy vọng nên không có tuyệt vọng. Tôi đi học tiếp ở Saigon, không cần biết ngày nào đăng kết quả.

            Buổi sáng chủ nhật, con bạn lại đến nhà, nhưng nó không vào “đùng đùng” như lần trước. Mặt mủi nó tiu ngỉu, chảy xệ như cái bánh bao chiều. Tôi chợt nhớ lại chuyện thi cữ tháng trước. Chắc nó đi coi kết quả, thấy rớt nên buồn t́nh. Tự nhiên mặt mủi tôi cũng bí xị như nó. Không đứa nào nói tiếng nào. Măi lúc sau, con bạn mới phát biểu thành lời:

    -Buồn quá, phải chi tao cũng đậu như mày, ḿnh sẽ được học chung lớp nữa.

    -Cái ǵ? Mày nói tao “đậu” hả? Đậu ngọn cây hay ngọn cỏ vậy?

    -Mày chưa đi coi kết quả sao? Làm bộ hoài.

    -Thiệt chứ! Tao nghĩ ḿnh sẽ không đậu nên không thèm hỏi xem ngày nào đăng kết quả. Đi coi mất th́ giờ.

    -Trời ơi! Mày đi coi bây giờ đi, tên mày có trong danh sách đó.

Nỗi vui nhảy bổ vào tôi như một cú đấm khiến mặt mủi nóng hừng lên, nhịp tim trở nên dồn dập, liên hồi. Tôi kéo tay con bạn chạy ào ra đường.

Trong sân trường Nữ Tiểu Học, trước mắt tôi, bảng danh sách thí sinh trúng tuyển vào lớp đệ Lục. Tất cả có 22 tên, tên tôi nằm ở hàng thứ 19. Ḿnh c̣n “giỏi” hơn ba đứa ḱa! Bài Anh Văn, có lẽ tôi cũng trúng được 2 câu? Chắc nhờ những môn khác được điểm cao . Năm trước, thi mản khóa lớp đệ Thất, tôi được lănh thưởng hạng Nh́, con bạn đứng tới hạng năm.

Tôi như người đi trên mây, nhẹ hững. Trước kia, tôi đă cố gắng học ngày học đêm, mong đậu vào trường công, nhưng hai năm chỉ “đậu” ngoài sân trường. Bây giờ, tôi lơ đăng, không thèm để ư, không rành Anh Văn, vẫn “đậu” ngay… cuối lớp! Không sao cả, lọt vào trong lớp là “ngon” lắm rồi.

Tôi bắt đầu làm cô nữ sinh trường Trung Học Thủ Đức, nhưng đi học ở trường Nữ Tiểu Học. Mỗi ngày đi ra, đi vào lẩn lộn với mấy cô học tṛ bé tí xíu trông cũng vui vui. Đến năm sau, Trung Học Thủ Đức hoàn thành thêm mấy dăy pḥng học mới, nhờ đó chúng tôi chấm dứt thân phận chùm gửi.

Vài đứa “mượn cầu bắc ngang sông”, lên Thủ Đức thi vào trường công, một năm sau xin chuyển về mấy trường khác như Lê Văn Duyệt, Trưng Vương.. trong đó có nhỏ bạn thân tên Nghiêm thị Anh Thư.

Nhắc đến Anh Thư, tôi phải nhắc đến bước đầu tiên viết văn của tôi!. Năm đệ Ngũ, trong một tờ nhật báo có trang Mầm Non, nhỏ Thư h́ hục, chăm chút viết những đoản văn gởi đi, hy vọng được đăng lên trang báo đó. Mặt nó buồn buồn khi chỉ một bài được đăng trong cả năm, sáu bài gởi đi. Thấy vậy, tôi lấy báo xem rồi bảo nó: mấy bài đăng trong này tao thấy đâu khó ǵ đâu, chừng hai trang viết tay thôi mà. Để tao thử.  Bài đầu tiên tôi gởi đi, họ đăng liền. Những bài kế tiếp đều được đăng hết. Lật trang báo thấy bút hiệu (bắt đầu là Hoa Tiên Tử, sau đổi thành Vương Thùy Linh) và bài ḿnh viết, tôi hănh diện vô cùng “tới luôn bác tài, đừng sang số de!”. Tôi vẫn là một học sinh giỏi môn Văn mà (các môn khác nữa, trừ Anh văn)!

Lên đệ Tứ, cô Uyển Dung khuyết khích tôi làm thơ đăng bích báo. Bài thơ đầu tiên với bút hiệu mới, Huyền Thoại Diễm Linh, được chọn đăng. Cô Dung khen và các bạn phục dữ lắm.

Lúc này, trong sân trường đă có nhiều cây điệp và phượng vĩ do bọn tôi đào đất, vun phân, tưới nước năm ngoái. Hàng rào kẻm gai cũng xong. Tôi là một trong vài cô học sinh có tính bướng bĩnh như con trai, hay kéo kẻm gai lên, gom hai tà áo dài vắt lên vai rồi chun ra ngoài, không thèm đi cổng trước chi cho xa!

Những ngày có một hoặc hai giờ trống, chúng tôi rủ nhau đi dạo trên những con đường, hai hàng cây hai bên cho đầy bóng mát trong Làng Đại Học. Nhất là chỗ “Hồ Than Thở”, cài hoa phượng lên tóc, ngồi bên bờ hồ chụp h́nh. Đó là hai cái hố khá lớn do người ta đào lấy đất, nước mưa đọng lại thành hồ. Bọn học sinh từ gái đến trai đều thích ra đó đi loanh quanh.

Khi trường chưa có hàng rào, mấy ông lính Thủy Quân Lục Chiến hai trại Chương Dương và Yết Kiêu thường kéo đến tập trận chung quanh trường. Họ chạy rầm rầm , trốn núp, ŕnh rập và bắn súng bằng đạn mă tử, nổ chan chát. Bọn tôi bốn đứa: Anh Thư, Cẩm Hồng, Ánh Trang, Thùy Linh (tôi thích dùng tên này) làm quen với mấy ông lính, nói chuyện vui lắm. Đại Úy Đạt lấy tên cả bốn đứa đặt thành câu: “Thư Hồng, tôi viết gởi cô Trang Linh”

Xeo xéo bên kia đường là trường Kỷ thuật Việt Đức. Mấy anh sinh viên mặc đồng phục xanh dương, thỉnh thoảng đi lang thang sang bên này t́m cách làm quen với mấy cô học sinh áo trắng. Ngoài xa lộ, hướng về Biên Hoà có trường Trung Học Kiểu Mẫu. Rất nhiều lần, nhiều người hỏi tôi học ở đâu, tôi trả lời trường Trung Học Thủ Đức. Họ ngẩm nghĩ rồi hỏi lại: phải trường Kiểu Mẫu hông? Hổng phải đâu, tôi đính chính, Kiểu Mẫu nằm ngoài xa lộ Biên Ḥa, c̣n Thủ Đức nằm trong Làng Đại Học. Nhiều lần như thế làm tôi đâm ra bực tức. Tại sao người ta không biết Trung Học Thủ Đức ở đâu? Hỏi ra, ai cũng nghĩ ngay đến Kiểu Mẫu.

Kiểu Mẫu! Kiểu Mẫu là thứ ǵ to lớn đến thế? Tức ḿnh, tôi nhất định t́m đến trường Kiểu Mẫu để xem “mặt mủi nó” ra sao mà nhiều người biết đến thế. Trong khi trường tôi lại là một ngôi trường dường như hoàn toàn xa lạ với họ. Đứng trước trường Kiểu Mẫu, tôi thầm khen: đúng là một trường kiểu mẫu! Vừa mới, vừa đẹp. Sang trọng, chắc chắn, nếu đem so sánh với trường tôi sẽ là một thành thị với một thôn quê. Nghĩ đi phải suy lại. Kiểu Mẫu có nét đẹp cao sang, hào nhoáng nhưng nó không có những con đường đất đỏ với hai hàng phượng đầy bóng mát và những cánh hoa rực rỡ, kiêu sa. Nó cũng không có Hồ Than Thở với băi cát mịn, mặt nước yên lặng, nên thơ. Tôi vẫn thích và hănh diện về trường tôi lắm.

Thầy Huân là người rất nghiêm khắc, nghiêm nhất trong tất cả các thầy cô. Chẳng bao giờ thấy thầy cười với học sinh. Tới giờ thầy dạy, cả lớp phải đứng ngay ngắn sắp hàng ngoài cửa. Đến khi nào không c̣n nghe một tiếng ồn nào nữa, thầy mới ra dấu cho bọn tôi tuần tự đi vào lớp. Đi phải ngay hàng, hơi xéo một chút thầy cũng mắng. Ngồi trong lớp, những cái miệng bọn tôi cứ ngậm im như hến. Một tiếng nói nào lọt vào tai thầy là sẽ có đứa bị thầy gọi lên bảng đứng.

Lúc này, Ánh Trang phải ngồi bàn cuối v́ tôi và Cẩm Hồng không thích chơi với nó nữa nên không cho nó ngồi chung bàn. Nó tức tôi nên xúi nhỏ Minh (ngồi sau lưng tôi), thỉnh thoảng xô bàn một lần. Cạnh bàn va vào lưng tôi đau lắm. Tôi trừng mắt với nó đôi lần, nó vẫn không ngưng. Một hôm, tôi quyết định phải làm cho nó ngưng. Chuông tan học, cô Dung vừa ra khỏi cửa, tôi xoay lại tay xô cái bàn, tay kia tát mạnh vào mặt nhỏ Minh. Minh đưa tay định đánh lại, nhưng tôi đă túm lấy đuôi tóc dài của nó kéo ngược ra phía sau. Nhỏ Trang đứng sau lưng dang hai tay ôm tôi lại. Tôi vẫn không buông tóc nhỏ Minh ra. Mấy đứa chạy kêu cô Dung vào. Tôi vẫn chưa chịu buông. Cô gỡ tay tôi: Con gái con gung ǵ mà hung vậy. Tôi phân trần: Minh cứ xô bàn vào lưng em hoài, nó phải hứa sẽ không làm nữa, nếu không, em sẽ không cho nó ra về đó! Cô xoay qua Minh: em không được làm như vậy nữa nghen. Nhỏ Minh mếu máo: dạ. Tôi buông tóc nó ra. Trên g̣ má nó c̣n in rơ năm ngón tay. Đă bảo là tính tôi ngang bướng như con trai mà! Nhờ đó nó không dám xô bàn vào lưng tôi thêm lần nào nữa.

Cũng năm đệ Tứ, tôi bắt đầu làm thơ và viết truyện ngắn cho… người lớn, giữ bút hiệu Huyền Thoại Diễm Linh. Tôi gởi bài về báo Tia Sáng, mục Viết Cho Nhau, Đọc Bên Nhau do bà Song Hương phụ trách. Bài nào tôi gởi cũng được chọn đăng và trả tiền nhuận bút.

Năm đệ Tam, thầy Đào văn Kim cố công tập dược cho bọn tôi hợp ca ba bài Ḥn Vọng Phu I, II, III để tŕnh diễn trong buổi lễ mản khóa cuối năm. Chiều nào bọn tôi cũng ở lại tập hát khan cả cổ. Hát bè, hát solo, lên giọng, xuống giọng… Thầy tṛ đều hy vọng, lễ mản khóa năm nay sẽ long trọng hơn và bọn tôi sẽ được tŕnh diễn trên sân khấu...cho oai! Cuối cùng, chương tŕnh bị hủy bỏ. Tiếc sao là tiếc (không được khoe giọng oanh vàng với mọi người trong trường).

Năm đệ Nhị, tôi nhận được thư của nhà xuất bản Nhạn Trắng ở Gia Định, cho biết, họ đọc bài tôi viết cho mục Viết Cho Nhau Đọc Bên Nhau, họ thích nên mời tôi viết truyện dài hơn để họ in thành sách có trả tiền bản quyền. Lúc đầu tôi từ chối. Một, tôi chưa chuẩn bị tinh thần cho việc đi xa hơn mấy truyện ngắn viết tùy hứng. Tôi chưa tự tin khả năng chính ḿnh. Hai, tôi phải cố gắng học để cuối năm thi Tú Tài I (năm đó nhà nước chưa cho miễn). Tuy nhiên, nhà xuất bản này không “bỏ qua” cho tôi. Họ gởi thư mời tôi xuống thăm nhà in của họ. Ông Giám Đốc nói chuyện vừa lịch sự, vừa khéo léo. Chuyến đi này đă thay đổi quyết định của tôi.

Mỗi đêm, tôi vẫn ngồi với đống sách vỡ giống như mọi ngày, nhưng việc chính của cô nữ sinh là chăm chú viết truyện dài, thỉnh thoảng mới bỏ ra vài phút cho bài học. Cuối cùng, truyện dài được hoàn thành. Tôi gởi tập bản thảo tới nhà xuất bản. Sau đó, tôi nhận được thư trả lời: Truyện viết mạch lạc, trôi chảy, nhưng cần phải sửa chữa cho thêm gay cấn, diễm t́nh mới thu hút độc giả.

Truyện dài của tôi bị đánh rớt, đồng thời cái bằng Tú Tài I cũng vuột khỏi bàn tay (có học đâu mà thi đậu?). Buồn th́ thôi! Ông Giám đốc nhắc nhỡ tôi sửa truyện, tôi trả lời: “một truyện hay không cần phải gay cấn diễm t́nh, ông thích th́ in , không thích th́ thôi, tôi sẽ không sửa”. Và ông ta đă không thích. Và tôi đă quăng tập bản thảo vào giỏ rác, không tiếc nuối. Tại nó, tôi rớt Tú Tài.

Năm sau, tôi có thể học lại đệ Nhị để thi lại, nhưng một người bạn giới thiệu tôi làm thư kư cho công ty SeaLand Transportation. Tôi rời Thủ Đức và Trung Học Thủ Đức từ đó. Năm sau, tôi vừa đi làm vừa ôn bài vỡ. Cái bằng Tú Tài cuối cùng tôi cũng nắm được. Ba má tôi vẫn c̣n ở căn nhà trên Quốc lộ 1, tôi chỉ về thăm mỗi cuối tuần.

Cái tên Hoàng Đạo, tự nó không có ǵ xấu hết, nhưng khi người ta đem nó thay thế tên trường tôi, tự nhiên tôi cảm thấy ghét cay, ghét đắng. Với tôi, Trung Học Thủ Đức phải là Trung Học Thủ Đức, là nơi cất giữ những kỷ niệm thời mới lớn. Gần 40 năm sau, những người bạn chung lớp, liên lạc, gặp gỡ, sinh hoạt… và cả những thầy, cô đều dùng chữ “Trung Học thủ Đức” khi nhắc đến chuyện ngày xưa. Không hiểu tại quen miệng hay tận đáy ḷng, mọi người vẫn c̣n lưu lại h́nh ảnh quá khứ? Hiện tại, những người đă sống hơn nửa thế kỷ như chúng ḿnh, làm ǵ c̣n tương lai để nói đến? Nếu không nói về quá khứ, biết nói ǵ bây giờ, phải không?

 

 

Xem tiếp

Mục lục