Gió
nhẹ lung lay cành hoa dại
Thoang
thoảng hương thơm ngát tỏa
xa
Lác
đác bên hiên dăm chiếc lá
Lạc
loài như con trẻ mất cha.
Quê
nhà ở măi tận phương xa
Đếm
những chiều mưa mắt lệ nḥa
H́nh dáng mẹ hiền như ẩn hiện.
Cho ḷng dào dạt nỗi niềm riêng.
Đây là một
phần trong những kỷ niệm nho nhỏ về cuộc
đời ấu thơ thật hồn nhiên của tôi, vào
lúc chung quanh đă xẩy ra bao tang
thương v́ chiến tranh và những sôi động của
chính trường miền Nam, Việt Nam.
Tôi là con gái
út trong gia đ́nh có mười anh chị em. Người
chị cả bị kẹt lại ngoài Bắc khi gia
đ́nh cậu mợ tôi di cư vào Nam. Gia
đ́nh tôi đă đi sớm hơn ngày hiệp định
Geneve được kư kết. Tôi nhớ
không lầm đó là năm 1949, năm mà người chị
kế tôi ra đời. Mặc dù cùng cha
mẹ, tôi và người chi này đă rất khác biệt.
Tôi may mắn (?) có làn da trắng trẻo bao nhiêu th́ chị
tôi người lại thấp bé và ngâm đen bấy nhiêu, đến
độ một huyền thoại được kể
trong nhà, khi di cư vào Nam, v́ đă ăn
bột do những người Tây đen trên tầu nấu.
Tôi không biết gia đ́nh đă ở đâu, làm ǵ
để sinh sống cho đến năm tôi được
khoảng 3, 4 tuổi. Thời gian này
gia đ́nh tôi ở đường Nguyễn Trăi, khá gần
với trường Sư phạm thực hành mà sau này tôi
đă học và tốt nghiệp làm cô giáo năm 1972.
Ngay ngoài đầu hẻm là hăng làm gạch bông. Tôi luôn luôn thấy những đống sỏi,
đá và cát để rồi sẽ được đúc
thành những viên gạch bông mà hầu như nhà nào ở VN
đều dùng để lót sàn nhà. Thuở
đó, viên gạch h́nh vuông, mỗi cạnh vào khoảng 7, 8
inches, có những ô hay màu h́nh rất đẹp.
Tôi c̣n nhớ bác Hai Tịnh, người bạn rất
thân của mẹ tôi từ ngày ở Hà Nội. Bác thường đến chơi ở nhà tôi cả
tuần lễ. Điểm đặc biệt đă
làm cho tôi nhớ đến bác v́ mỗi lần đến
chơi với mẹ tôi, bà hay cho chị em chúng tôi tiền ăn quà. Năm mà tôi bắt đầu biết
vừa chạy từ nhà đến chỗ bán hàng quà, vừa
xé đôi đồng tiền để chia cho người
chị tôi cũng đang hấp tấp đi ở gần
bên, đồng tiền đă bị xé không phải thành
đôi ngay ngắn, mà phải nói là thành h́nh thang không đều,
trông thật mất thẩm mỹ, có lẽ là năm
1954-55.
Khi bắt dầu đi học lớp mẫu giáo, hay lớp
năm ở trường tiểu học Chợ Quán. Tôi thích nhất được mua mấy cây kẹo
bán ở cổng trường. Đó là
những cành cây tươi có lá và trái ớt đủ mầu,
xanh, đỏ, vàng. Nghĩ lại chẳng
có ǵ ngoài bột, đường và mầu. Thế mà lúc đó tôi cảm thấy ngon chi lạ.
Ở đây tôi đă học cùng với những
người chị lớn hơn tôi từ 2 đến 5
tuổi dĩ nhiên là khác lớp. Trong một lần
tan học, chúng tôi cùng đi bộ về nhà, lúc đó là gần
buổi trưa. Trời Sàigon nắng chói chan và đường
phố không mấy đông đúc xe cộ
như bây giờ. Vào khoảng gần nửa đường,
tôi nh́n thấy một người Tây da đen nằm
đu đưa trên vơng, có lẽ ông ta đang thiu thiu ngủ,
hay đang mơ về Château de Versailles, cung điện nguy
nga của các đời vua Louise XIII-XVI. Th́nh
ĺnh hai người chị của tôi len lén đến gần,
rồi mỗi người nắm một bên đầu của
vơng và đưa thật cao, thật mạnh, bằng hết
sức lực của các cô gái lúc đó có lẽ vào khoảng
8-10 tuổi. Chẳng nghe ai bàn về chuyện
nghịch ngợm này, tôi giật thót ḿnh, nhưng mắt
nh́n với đầy thích thú. Đột nhiên, một
trong hai người la to: “chạy, chạy, tụi bay
ơi…”, thế là tất cả chúng tôi
co gị để chạy. Thật tội nghiệp cho tôi, lúc
đó mới 4 hay 5 tuổi thôi, làm sao có thể chạy theo
kip mọi người, nên vừa chạy vừa kêu, vừa
khóc… đợi Hoài với… hu hu... đợi Hoài với… hu
hu. Phải nói là lúc đó tôi rất sợ, v́
đă từng nghe người lớn dọa nạt bằng
nhiều huyền thoại về những người Tây
đen cao lớn, không làm ǵ họ, tôi cũng đă sợ,
huống hồ chúng tôi đă nghịch như vừa kể.
May mắn thay, không ai trong bọn bị bắt, tôi đoán
là anh Tây đen bị chóng mặt sau khi nhảy xuống khỏi
vơng nên không đuổi kịp chúng tôi, thật là hú vía!
Sở dĩ tôi đề cập đến xưởng
đúc gạch bông v́ nó cũng có đôi chút dự phần
trong cuộc đời thơ trẻ cuả tôi. Số là, mỗi
ngày lúc cậu (ở một vài địa phương miền
Bắc gọi cha là Cậu) tôi đi làm về, ông thường
mua kẹo ḅn bon (một loại kẹo dài khoảng gần
một inch, h́nh bầu dục bên trong có đậu phụng,
hay hạnh nhân, kẹo có đủ mầu, tôi và các anh chị
ḿnh thường chờ ở nhà, đến lúc ông bước
vào cửa là kéo ùa ra, ông giơ cao gói kẹo, ai cướp
đuợc th́ sẽ có ăn… trong gói kẹo có lẫn những
viên sỏi h́nh dáng và mầu sắc tương tự
được trộn chung mà ông đă dừng lại ở
ngoài đầu ngơ để nhặt. Chỉ thương
cho ai tham ăn giống như tôi, đă
suưt bị găy răng mấy lần. Khi ấy cảnh nhà
tôi thật ồn ào, cậu tôi cũng đang cười
lên ha hả v́ đă lừa được các con ḿnh dù chỉ
là vui đùa.
Có lẽ do
di truyền từ bố, nên anh lớn của tôi cũng
nghịch không kém, anh hơn tôi mười bốn tuổi. Anh nói chuyện rất có duyên, nhất là khi kể
chuyện tiếu lâm. Chẳng hạn, v́ mẹ tôi thích
ăn thịt vịt, nên thường nấu những món như vịt
tiềm, vịt chênh khoai môn, bún măng vịt... anh nói: “tại
bà cụ rất căm thù vịt”. Mẹ tôi
không biết chữ. Anh bảo: “ồ, tuy vậy bà cụ
lại rất giỏi chữ Hán lắm à", tất cả
chúng tôi im lặng chờ đợi, anh tôi tiếp: "không
thấy bà đọc vanh vách: tam văn, thất sách, cửu
vạn*… sao?" Thế là
chúng tôi lại có dịp cười ầm lên v́ câu nói dí dỏm
này.
Sát bên cạnh
nhà là một chung cư của người
Tàu, người xưa có câu: “Ăn cơm Tầu, ở nhà
Tây” cũng có phần đúng. Lúc nào tôi cũng nghe thấy ồn
ào không biết họ nói chuyện hay căi cọ nhau. Rồi họ không ngần ngại khạc nhổ
hay vứt rác ra ngoài cửa sổ, thậm chí bế con nhỏ
đưa ra ngoài cho nó pi pi xuống… và xuống sân nhà của
chúng tôi. Gác nhà tôi có balcon nh́n xéo sang chung cư, vào buổi
sáng lúc cả nhà đi vắng, hay vào buổi trưa nắng
oi ả, giữa không gian thật tĩnh lặng đó, tôi
nh́n thấy anh tôi xếp những viên đạn bằng giấy,
rồi nằm núp sẵn, khi phe địch bắt đầu
đưa những cái mông nho nhỏ ra ngoài cửa sổ,
là bên này anh nhả đạn, tôi là chuyên viên nhặt những
viên đạn nào bị trở ngại không đi
được xa, anh tôi dùng dây thun làm súng… Ở cửa sổ
lầu bên kia, đứa bé bị đau
khóc la ầm ĩ, lúc đầu các bố mẹ chúng không
biết tại sao, sau rồi h́nh như họ cũng t́m ra
nguyên nhân nên đă khiến đôi bên chúng tôi căi nhau kịch
liệt, thiếu điều đánh nhau nữa.
Lúc nhỏ
tôi là đứa bé thật tinh nghịch và lắm điều,
tôi chơi với người chị lớn hơn hai tuổi,
suốt ngày chúng tôi chí choé căi nhau. Một buổi sáng, có lẽ
là ngày Chủ Nhật, mẹ tôi đi chợ, bố tôi
đang ngồi làm việc, hai chúng tôi chơi đùa ở gần
bên, bố tôi la mắng vài lần, vẫn không ngừng căi
cọ hay xô đẩy nhau, sau đó ông bảo hai đứa
nằm xuống rồi lấy cây chổi lông gà ra, lúc
đó cả hai cô bé này mới bắt đầu biết sợ,
(thật đúng với câu: "chưa thấy quan tài th́
chưa đổ lệ") hai chị em răm rắp làm
theo. Tôi đă tưởng tượng là ḿnh sẽ
bị một trận đ̣n thật đau. Nhưng
không, ông chỉ đặt cái roi lên người hai chị
em đang nằm sát bên nhau, im thin thít đến độ
có thể nghe được tiếng muỗi vo ve ở bên tai, rồi chúng tôi đă ngủ
quên cho đến khi mẹ tôi về.
Cũng có lần
v́ đùa hay căi cọ, tôi đă xô người chị này ngă
vào một chậu bằng thủy tinh để nuôi cá, hiện
bắp chân chị vẫn c̣n cái thẹo khá lớn, bây giờ
nghĩ lại tôi ân hận vô cùng.
Một thời
gian ngắn sau đó, tôi nhận thấy có sự khác biệt,
tôi bây giờ đổi đối tượng là thằng
em trai ḿnh để chí choé, người chị của tôi
bây giờ đă biết đọc, chị ham mê đọc
sách, nên không chơi với tôi nữa.
Em tôi nhỏ
hơn tôi ba tuổi, vài người quen gọi đùa là "cậu con gái", v́ tính hay
mắc cở, và hơi thỏ đế. Tôi hay giả vờ
khóc to lên mỗi khi tranh giành nhau thứ ǵ, để rồi
phần thắng sẽ về tôi v́ nó sợ bị bố
hay mẹ mắng, nên vội vàng đưa ngay cho tôi rồi
tránh đi chỗ khác.
Ở Sài G̣n
có rất nhiều muỗi, bố tôi lại thường
làm việc rất
khuya, nên ông đă sáng kiến cho mẹ tôi may một
cái màn thật rộng, trùm ra ngoài bàn làm việc cũng khá lớn.
Có lần v́ chơi nghịch, tôi đă nằm ngủ quên
dưới gậm bàn cho đến sáng. May quá không bị
muỗi tha đi mất!
Sau đó nhà tôi đă dọn về làng B́nh Thái ở Thủ
Đức, khi bố tôi mua một miếng đất
để làm nhà. Theo lời người bạn thân cuả
ông, bác Dương Thái Ban, một nhà địa lư nổi tiếng
thời ấy, cho biết nơi đây là chỗ có
dương cơ tốt, lại khí hậu mát mẻ, sẽ
giúp mẹ tôi sống lâu.
Lúc bấy giờ
nơi này chỉ là đồng không mông quạnh, chúng tôi phải
dùng đèn dầu hay đèn măng xông để thắp
sáng ban đêm. Vào những đêm mưa, tôi đă được nghe những
tiếng kêu ồm ộp cuả
cóc, nhái, hay ễnh ương và nh́n thấy những ánh
đèn khi mờ khi tỏ cuả vài người dân quê,
đang lội b́ bơm trong ruộng nước mênh mông để
bắt cá hay ếch rồi sẽ đem bán đi vào ngày hôm
sau hay dùng làm thực phẩm cho gia đ́nh.
Bây giờ bố
mẹ tôi đă qua đời, khu đất này là nơi mà
tất cả các con cháu quây quần, xây cất nhà san sát, có đến 15 hộ khẩu và nhân số gần
100. Tôi không tin ở bói toán hay tướng số bao giờ,
tuy nhiên khi kiểm chứng lại lời bác Ban nói, khu
đất của chúng tôi quả là một nơi có vượng
khí tốt.
Thế là tôi
bắt đầu đi học ở trường nữ
tiểu học Thủ Đức. Khi trường THTD mở kỳ
thi vào đệ thất, tôi đă có tên và vào trường,
đó là năm 1962. Trường THTĐ lúc mới
thành lập chỉ có hai lớp đệ thất, một
cho nam sinh và một cho nữ sinh. V́ số nam sinh khá
đông nên có khoảng 5 nam sinh sang học bên lớp nữ
sinh. Vị hiệu trưởng đầu tiên là ông Lư
Ngọc Kiệt, số giáo sư dậy hai lớp chỉ
có ba người: thầy Ngô Thúc Cơ, thầy Trần Ngọc
Dưỡng và thầy Trương văn Minh. Sau đó trường đă được phát triển
dần dần khi mỗi năm tuyển thêm học sinh vào
lớp đệ thất.
Trong số
những bạn “mày râu”cùng lớp này, tôi không nhớ
được tên, họ ra sao nữa. Tuy nhiên, có một người duy nhất
không những tôi nhớ tên mà đến bây giờ vẫn
c̣n h́nh dung được, đó là bạn Đỗ Hữu
Đỗ. V́ Đỗ là một “nạn nhân” cuả tính
nóng nảy như Trương Phi cuả tôi.
Năm
Đệ lục, lúc đó là giờ ra chơi, lớp học
kẻ đứng, người ngồi, kẻ ra người
vào, ồn ào v́ tiếng cười, tiếng nói. Đang ngồi tại bàn học,
đột nhiên tôi bị một vật ǵ ném vào sau lưng
khá mạnh, tôi quay phắt lại, khi nh́n thấy một cục
nước đá vào khoảng hai centimeter c̣n đang nằm
trơ vơ trên mặt bàn ở phía sau.
Tôi chụp nhanh lấy rồi lia thật mạnh không cần
biết phương
hướng
nào, đến khi tôi kịp nh́n ra th́ ... ôi thôi!...
bạn Đỗ đang ôm miệng mếu máo (chẳng biết
có bị găy răng?), tôi lính quính lẫn sợ hăi, vội
bước đến gần để xin lỗi. Bạn
Đỗ ơi, nếu bạn đọc được
những ḍng chữ này, một lần nữa cho tôi có lời
xin lỗi nhé! C̣n người bạn nào mà ngày
xưa “vô t́nh” ném cục nước đá vào lưng tôi, xin
hăy tự cảnh giác để chúng ta c̣n “xí xóa hận thù”.
Tôi rất sợ bố tôi, không biết tại sao, dù rằng
chưa bao giờ tôi bị ông đánh đ̣n. Có lẽ v́ truyền thống của gia đ́nh Việt
Nam, mọi sự quyết định đều ở
nơi người bố. Ông một ḿnh
đi làm để nuôi tất cả các anh chị em chúng
tôi, quả là một gánh nặng mà sau này khi lập gia
đ́nh tôi mới nghĩ đến.
Bố tôi
người dong dỏng cao, chăm chỉ, cẩn thận
và chu đáo. Ông thường làm việc
thật khuya, rồi mỗi buổi sáng, khi trời c̣n
sương lạnh, bố mẹ tôi ngồi nhâm nhi bên chén trà tầu thật nóng, được
pha vào bộ ấm và chén uống trà thật bé. Có bộ truyện kiếm hiệp nào mới xuất
bản, ông khệ nệ mua về cho cả nhà đọc.
Lúc c̣n bé v́ sợ bố, tôi không nghĩ hay nhận xét
được t́nh cảm thương yêu bao la mà ông đă
dành cho các con.
Trên đời này, khi nghe mọi người ca tụng
"ḷng mẹ thương con như biển Thái B́nh"
th́ tôi cũng muốn nói lên t́nh bố thương con quả
cũng không thua chút nào.
Lúc nhỏ
các chị tôi và tôi rất ham đọc truyện, những
truyện tầu như Ngũ Hổ B́nh Tây, Chinh Đông,
Chinh Tây, Tam Quốc Chí... rồi đến truyện kiếm
hiệp như Anh Hùng Xạ Điêu, Thái A Kiếm, Lộc
Đỉnh Kư... chúng tôi đă đọc đến thật
khuya nên hay ngủ dậy trễ. Mẹ tôi
thường "đá thúng, đụng nia" để
khua chúng tôi dậy, hay quèn quẹt đôi guốc mộc
trên sàn xi măng, cố ư gây ra tiếng động hầu
đánh thức chúng tôi. Có lần bà không chịu
được nên đă than thở:
- Con gái nằm
ngủ dài thây như thế này, đến khi đi lấy
chồng, người ta sẽ đào mồ cuốc mả
lên đấy.
Bố tôi nửa
đùa nửa thật nói:
- Đào mồ cuốc mả th́ ông đánh cho bỏ xừ. (bênh con đến thế là cùng!)
Khi tôi định
cư ở Hoa Kỳ 1975, bố tôi và cả nhà đều
chịu chung một số phận như bao nhiêu gia đ́nh
VN c̣n lại trong nước và đă sống rất cực
khổ v́ em trai tôi bị đi học tập, những
người chị tôi, trước kia làm ở các công sở
bây giờ đi kinh tế mới... Lần đầu về
thăm nhà là năm 1992, tôi được kể, khi mẹ
tôi mất, những người có chức vị trong làng,
lúc bấy giờ mới biết họ là
những người tin theo một chủ nghiă khác,
đến viếng và làm một buổi tế cho mẹ
tôi, v́ với bản tính hiền thục, thương
người bà đă tận t́nh giúp đỡ họ và gia
đ́nh lúc chiến tranh đang hồi khốc liệt. Vào
thời điểm sau Tết Mậu Thân,
phía sâu bên trong nơi chúng tôi ở, bị Mỹ thả bom
hàng ngày. Những người này không có chỗ
ở, nên đă đến xin làm những cḥi nhỏ trên
đất của nhà tôi. Có khoảng 5
đến 6 gia đ́nh cả thảy. Và
bây giờ họ đến để tỏ ḷng biết
ơn. Mẹ tôi mất tháng Bẩy năm 1975, khi nền
Đệ nhị Cộng Hoà sụp đổ, quả là một
điều may mắn v́ mẹ tôi không phải nh́n thấy
hay chịu đựng những vất vả khi tuổi
đă ngoài sáu mươi. Đôi lúc tôi cũng hơi mâu thuẫn
với chính ḿnh, ước ǵ mẹ tôi c̣n sống, khi tôi ở
nơi xứ người có đủ điều kiện
để mua biếu những món quà, chẳng hạn
như chiếc khăn nhung đen, mà tôi nhớ bà rất
thích, để rồi chỉ dùng vào dịp tết, dịp
đám cưới hay lễ lộc ǵ.
Ở đây
tôi nhận được thư bố tôi gửi rất
thường xuyên, kể chuyện gia đ́nh, ai c̣n ai mất,
kể chi tiết về đám cưới em trai tôi, hay
tường thuật những sự việc xảy ra trong
nhà, để tôi mặc dù ở xa xôi nhưng vẫn có thể
mường tượng được những sinh hoạt
hằng ngày trong gia đ́nh. Những lá thư
này tôi vẫn c̣n giữ, với một tấm ḷng trân trọng
và biết ơn cuả ḿnh.
Giang san cuả bố tôi
là một pḥng khách khá lớn, bộ ghế sa lông bốn
chiếc, một bàn ăn dài, pḥng làm việc ngay sát bên, ông
đă chỉ cho tôi xem quyển lịch của ông, đó là
một quyển lịch bóc Tam Tông Miếu tầm thường,
nhưng phía bên trên xấp lịch được dán một
tấm h́nh chụp các chị em chúng tôi. Ông bảo để
được nh́n thấy tất cả các con mỗi ngày khi bóc một
tờ lịch. Chỉ một hành động nhỏ này của
ông đă khiến cho tôi rưng rưng
nước mắt.
Sau đây là nguyên văn bài điếu văn, ông viết
cho người chị lớn. Chị tôi
mất năm 1986. Nhờ
được đọc bài điếu văn này, tôi mới
biết một phần nào
về người chị của ḿnh,
mà cũng v́
chiến tranh, chị và tôi đă
không một
lần gặp mặt.
Lan con ơi!
Bây giờ
th́ hẳn là con đă gặp mẹ với em gái và em rể
của con. Bây giờ con hăy về đây để thấy
tất cả các chị các em, các cháu đang thút thít khóc than
phải măi măi xa con, có gặp nhau chăng, chỉ c̣n trong giấc
chiêm bao thôi. Con cũng thấy một số bạn bè cuả
con, tiếc không có mặt để đưa con đến
nơi an nghỉ cuối cùng, cũng nhân dịp này đến
để tỏ ḷng tiếc thương con đó.
Con là người
chị lớn nhất trong gia đ́nh mười chị
em, nhưng là người chịu thiệt tḥi nhất, gian
lao vất vả nhất, cũng như đă có công lớn
nhất trong việc thuốc men cứu chữa bệnh hoạn
cho cả gia đ́nh ta khi sơ tản lên Tuyên Quang năm
1947. Nhiều gia đ́nh sốt rét ngă nước
đă không c̣n ai sống sót mà về. Đến khi chiến
tranh lan rộng lên thượng du, gia đ́nh ta đông người không
thể chạy sâu vào rừng núi để có cách ǵ sinh sống
được, nên phải rút về miền xuôi. Ngặt
v́ con là nhân viên ban y tế rất cần để săn
sóc và điều trị cho các chiến sĩ thương bệnh
binh và các đồng bào di tản, cậu mợ đành
để con ở lại. Năm ấy con 16 tuổi xa quê
hương, xa cả cha mẹ và các em, một ḿnh thui thủi
giữa rừng xanh núi đỏ, với ty y tế tỉnh,
dưới sự đe dọa thường xuyên của bom
đạn và giặc lan tràn với bao tai họa khủng
khiếp. Tuy nói là có cô ở tỉnh, nhưng cô thường
vắng nhà đi Hà Giang làm ăn sinh sống, th́ thực sự
là con đă trơ vơ một ḿnh trong hăi hùng lo sợ ngày
đêm, không biết than thở cùng ai, đành lấy sự
tận tụy công tác để làm vui, chính là để
đánh lừa nỗi cô quạnh trong ḷng ḿnh.
Ba năm trời
như thế, cơ duyên mới run rủi cho con gặp
được người bạn đời ĐVT, để
xin cô thay mặt cậu mợ đứng ra thành toàn việc
hôn nhân cho. Từ đó vui duyên mới, con ch́a vai gánh vác thêm
việc nhà chồng, trông nom săn sóc cửa nhà, nuôi dạy
con cái, đặc biệt là ngoài công tác mệt nhọc trong
ty, con vẫn để th́ giờ cố gắng miệt
mài học thêm, để cuối cùng, thi được cấp
bằng bác sĩ và ngoi lên địa vị bệnh viện
phó giám đốc tỉnh. Đúng là con đă
thân lập thân. Tấm gương tự lập kiên
cường xây dựng sự nghiệp ấy, đến
như con trai có đủ điều kiện ăn học cũng chưa chắc đă b́
được.
Con chỉ những
mong chóng hết chiến tranh để về Hà Nội gặp
lại gia đ́nh. Th́ 7 năm sau, 1954 về đến Hà Nội,
cả nhà đă vô Nam từ lâu rồi. Nỗi buồn tủi
ấy, ai thấu cho con đuợc! Rồi lại phải
21 năm sau, 1975, cùng chồng và con, con mới thực gặp
lại gia đ́nh ở Sài G̣n, th́ mẹ con đă mất. Thật là ai oán. Nhưng vớt vát lại, miễn
con gặp cậu sau 30 năm xa cách và gặp các em các cháu
trong nhà cũng đă quí lắm rồi.
Nỗi mừng
vui xum họp đă làm quên đi những buồn tủi cô
đơn 30 năm qua. Con đă không nói một lời phiền
trách cậu sao nỡ để con trơ vơ
một ḿnh trong rừng như thế. Con cũng không một
lời tị nạnh với các em được may mắn
có đủ điều kiện ăn học
hơn hay được cưới xin linh đ́nh hơn,
c̣n con bị thiệt tḥi thế này hay thế nọ. Con thực
đă sống xứng đáng tư cách người con chí
hiếu, người chị lớn chí t́nh. Và chồng con
đă nh́n nhận là một người vợ hiền dâu
thảo, một từ mẫu khéo nuôi dạy các con.
Con mất
đi, thật là một xót xa cho cả gia đ́nh bên nội
và bên ngoại vậy.
Con thường
nói trong những dịp vào
đây và thường có thư cho các em, than rằng chị
lấy chồng ở xa, không có dịp sống gần cậu
và hầu hạ bên giường
đề đáp lại ân sâu nghĩa nặng cho thoả
ḷng mong ước, nhưng chị nhờ các em thay chị
săn sóc cho cậu đừng gây buồn phiền trong những
năm tháng về già này của cậu. Những lời chí
t́nh như thế, thật đáng cảm động, cậu
phải nói to lời cám ơn con.
Những thắc
mắc băn khoăn ấy chắc đă không ngớt ám ảnh
cho con bồn chồn, khi có lẽ linh cảm thấy ḿnh chẳng
c̣n sống được bao lâu, nên cuối năm ngoái con
đă cố gạt bỏ công việc bộn bề để
vào dự lễ cưới em út và nhân dịp gần
gũi thủ thỉ chuyện tṛ với cậu được
gần một tháng.
Mà dường
như chuyện đă được tiền định,
nên có sự trùng hợp ngẫu nhiên, là năm ngoái con lên tầu
ra Bắc ngày 27 tháng 12 tây, th́ năm nay cũng ngày 27 tháng 12 ấy,
con (cũng lên tầu nào?) để ra đi vĩnh viễn!
Thảm lắm con ơi!
Tuy con chết
57 tuổi, cũng chẳng đến nỗi non yểu ǵ,
và hai trai ba gái của con đă được gây dựng có
dâu có rể đầy đủ, với các cháu nội ngoại
đông vui, tuy có thương khi dứt ḿnh ra đi,
nhưng cũng không đến nỗi nào không nhắm
được mắt. Có thương là thương cho chồng
con, đă nghỉ hưu, mà từ nay cưả nhà vắng
vẻ, vất vơ vất vưởng
một ḿnh cùi cũi "gật gù tay đũa tay chén lấy
ai người kể lể chuyện hôm mai".
C̣n phần cậu,
khi em con ra Bắc thăm bệnh tháng trước trở về,
con nằm chờ chết mà cũng chỉ thố lộ nỗi
buồn trong gan ruột về sức khoẻ cuả cậu
thôi. Con khá yên tâm. Nhà ta chẳng giàu có ǵ hơn
ai nhưng không phải đă có nhiều người có cảnh
nhà vườn tược vưà đủ rộng răi
như nhà ta để dưỡng nhàn trong những năm
cuối cuả cuộc đời. Cũng không phải
đă có nhiều người có cảnh gia đ́nh êm ấm
như nhà ta, chị em anh em thuận thảo và thương
yêu nhau mặn nồng trong lễ nghĩa. Cảnh ấy
t́nh ấy có t́nh quyến rũ lắm, cho
cậu thấy cũng bơ sống thêm ít năm nữa. Đừng
lo con ạ, đó là phúc ấm của Tổ tiên.
Cậu nguyện
cầu cho các con các cháu nội ngoại cũng được
ơn nhờ phúc ấm ấy.
Bây giờ
con hăy ngồi đây nghe kinh rồi hoan hỉ về nơi
Tịnh độ.
Hôm nay, có dịp viết về những kỷ niệm
khi tôi c̣n nhỏ, tôi muốn chia sẻ với mọi
người về người cha, đă để lại
nơi các con ông một ḷng kính yêu và biết ơn vô bờ. T́nh yêu
thương con của người, là tấm gương sáng
ở với tôi bây giờ và măi măi.
Viết xong
ngày 17 tháng 7, 2008
Hoài Lê
(Khóa 1)
Chú thích:
* Trong bài đánh "Chắn"
hay "Tổ tôm", gồm 120 cây bài, được chia
làm 3 Hàng: Vạn, Sách, Văn.Mỗi hàng có 9 cây theo thứ tự:
nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu.
Mỗi cây có 4 quân.Tổng cộng là: 3(9x4)=108.
Ngoài ra c̣n có thêm 3 loại cây khác thuộc hàng nhất là:
thang thang, chi chi, ông cụ (3x4=12)108+12=120