TÙY
BÚT.
MÓN
QUÀ VÔ GIÁ
Ngô Ngọc Khanh
Không thể phủ nhận, người ta
đều có số mệnh. Tôi là người may mắn và
hạnh phúc đă có được những món quà tinh thần
vô giá, đối với tôi không có ǵ giá trị và cao quư
hơn.
Khi viết bài này, những
người mà tôi nghĩ tới là chú tôi, giáo sư Ngô Thúc
Cơ, nguyên Hiệu Trưởng trường THTĐ, ông
xă tôi Đoàn Trọng Bào cựu
giáo sư Toán THTĐ và một số cựu HS THTĐ
thân yêu của tôi, Bích Lan, Măo, Nghĩa, Đông, Mỹ Vân,
Xuân Mai, Hoài, Phương, Minh Phượng và đặc biệt
là 2 em học sinh kỳ cựu từ lớp Ba trường
Nam Thủ Đức là Nguyễn Hưng và Lương Tấn
Tài….
Năm 1961 thi rớt tú tài,
tôi rất buồn và theo đám bạn 9 đứa, rủ
nhau thi vào trường Sư Phạm Cấp Tốc để
dạy cấp Tiểu Học. Hồi đó thi vào trường
Sư Phạm rất khó, một ngàn người chỉ tuyển
chọn một trăm người. Trời xui đất
khiến và cũng do số mệnh, 8 người bạn
đi thi chung bị rớt, ḿnh tôi trúng tuyển thành ra tôi mất
hứng thú sẽ được làm cô giáo. Trong khi đó Ba
Mẹ tôi cũng cản ngăn không muốn tôi bỏ học
sớm, muốn tôi tiếp tục để lên Đại
Học. Vấn đề tôi học Sư phạm hay không
trở thành đề tài tranh luận trong đại gia
đ́nh tôi. Sau một buổi phân tích, th́ ư kiến của
chú Ngô Thúc Cơ tôi đă thắng: Cháu cứ giữ học
Sư phạm và cũng vẫn tiếp tục học, nếu
cháu có quyết tâm th́ cũng sẽ có thành đạt,
như ư nguyện của ba mẹ. Chú cũng từ Giáo viên
Tiểu học vừa đi dậy vừa đi học
chú đă lấy được bằng cử nhân Văn
Khoa…
Thế rồi sau đó tôi
trở thành giáo viên Tiểu Học dậy tại trường
Nam Nha Trang rồi Nam Thủ Đức. Giữ lời hứa
với ba mẹ, tôi vừa đi dạy học vừa học
lên, lại may mắn được ông xă dạy kèm toán lư
hoá nên tôi đă lấy được bằng Tú tài và rồi
tiếp tục Đại Học Văn Khoa Sài G̣n…
Thiên thời điạ lợi
nhân ḥa, năm 1963 chú tôi được bổ nhiệm
đầu tiên hiệu trưởng THTĐ. Với sự
phát triển của trường lớp, Bộ Giáo Dục
chưa kịp đào tạo giáo sư nên đă cho phép các
trường nhận tư nhân vào dạy giờ, do đó 2
cô cháu gái của ông Hiệu Trưởng được tuyển dạy giờ
tại trường THTĐ, cô Ngô Hải Liên lúc đó
đang học trường Dược đuợc xếp
dạy môn Vạn Vật và tôi lúc đó tôi đang dậy
trường Nam Thủ Đức, đựơc xếp
dạy môn nhiệm ư Nữ công Gia chánh.
Thời cuộc đổi
thay, gia đ́nh tôi di tản trôi dạt đến đất
Mỹ cũng như một số gia đ́nh các thày cô và các
học sinh Thủ Đức khác.
Vũ trụ bao la, xứ
lạ quê người, phải lo đời sống kinh tế,
tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ có một
gia đ́nh THTĐ ngày nay….
Đúng là quả đất
tṛn thật! Dần dần vợ chồng tôi đă gặp
lại rất nhiều đồng nghiệp và các cựu học
sinh của THTĐ, nhất là qua hai lần họp mặt
tháng 8/2007 ở San José và tháng 12/2007 ở Nam Cali, chúng tôi
đă được hội ngộ với nhiều thày cô
và học sinh THTĐ từ nhiều nơi trên thế giới,
đặc biệt là 3 cựu Hiệu trưởng Nguyễn
văn Tâm, Nguyễn văn Hanh, Trần quang Tuấn và cũng
do đó đă có website THTĐ do thày Lê tấn Tài phụ
trách và ban hợp ca THTĐ bốn phương ra đời do thày Trần ngọc
Giới làm trưởng ban văn nghệ.
Vấn đề tôi muốn
nói ở đây là t́nh nghĩa gắn bó giữa thầy cô với
thầy cô, tṛ với tṛ và thày cô với tṛ.
Sự vui mừng và thân thiện
giữa các đồng nghiệp gặp lại nhau sau 20,
30, 40 năm đă là điều rất trân quư, rồi những
t́nh cảm yêu trường, tôn trọng, quư mến thày cô cũ
của các em cựu học sinh THTĐ rất đáng ngợi
khen.
Các em đều đă thành
danh và thành nhân trong xă hội làm cho gia đ́nh và thày cô
được hănh diện. Cảm nghĩ của riêng tôi
đă nhận được từ các em những món quà vô
giá, không phải là những món quà vật chất: thỏi
son môi, chai nước hoa, chiếc khăn quàng cổ, chiếc
bánh sinh nhật, bánh mứt ngày Tết hay những bữa
ăn thân mật đậm t́nh thày tṛ…, mà những món quà
tôi nhận được từ các em đă làm cho tôi vui và
xúc động đó là thái độ và hành động, những
cái ṿng tay chào kính thày cô như thuở c̣n học tṛ lớp
Ba lớp Bốn, những cái ôm xiết chặt nồng ấm
lần đầu gặp lại như những người
thân lâu ngày xa cách.
Những cách cư xử
và lối sống của các em đă thể hiện t́nh cảm
thân thương nồng nàn tôn kính của học tṛ đối
với thày cô đă làm tăng thêm sinh lực cho nguồn sống
vui. Đó chính là những món quà vô giá.